Những cây anh đào ra hoa lần cuối ở thủ đô nước Mỹ

Quang Minh

Well-known member
Du khách đổ về ven hồ Tidal Basin, "thủ phủ" anh đào ở Mỹ để ngắm những cây hoa bung nở lần cuối trước khi hàng trăm gốc anh đào cổ thụ sẽ bị đốn hạ vào tháng 5.
10

Tháng 3 hằng năm, khu vực ven hồ Tidal Basin, tấp nập người đến ngắm hàng hoa anh đào khoe sắc. Đây là một trong những điểm ngắm hoa anh đào mang tính biểu tượng của thủ đô Washington, Mỹ.
Tidal Basin là hồ chứa nhân tạo nằm giữa sông Potomac và kênh Washington. Lưu vực hồ là một phần của công viên Tây Potomac. Lễ hội hoa anh đào thường diễn ra tại đây vào tháng 3.
Trong ảnh, một người dân chèo thuyền trên hồ Tidal Basin tràn ngập hoa anh đào vào giữa tháng 3. Ảnh: Tyrone Turner/WAMU

Người dân và du khách đổ về hồ Tidal Basin hôm 24/3 ngắm hoa anh đào.
Đây là mùa hoa cuối cùng người dân và du khách có thể ngắm hoa bên những gốc hoa anh đào ven hồ nước. Cơ quan công viên Quốc gia Mỹ đã quyết định chặt bỏ khoảng 150 gốc anh đào trăm tuổi dọc hồ để nhường chỗ cho dự án xây đê ngăn mực nước hồ dâng cao.
Quanh hồ hiện có khoảng 3.800 cây hoa anh đào thuộc giống Yoshino được thị trưởng Tokyo Yukio Ozaki gửi tặng thủ đô Washington vào năm 1912, nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đến năm 1935, lễ hội hoa anh đào đầu tiên của nước Mỹ được tổ chức. Ảnh: Tyrone Turner/WAMU

Du khách chụp hình bên gốc cây anh đào tên Stumpy, ven hồ Tidal Basin.
Đây là một gốc cây đặc biệt, nằm trong danh sách các cây bị chặt bỏ. Thông tin này thu hút người dân và du khách đến chiêm ngưỡng Stumpy khoe sắc lần cuối. Cây hoa anh đào Stumpy nổi tiếng vì sức sống mãnh liệt. Thân cây mục rỗng nhưng hoa vẫn nở đều hằng năm, bất chấp ngập lụt, triều cường, mưa bão. Ảnh: Carol Guzy

Nữ du khách chụp ảnh dưới tán hoa anh đào trong trang phục tốt nghiệp.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến chính quyền địa phương phải đốn hạ hơn 100 gốc anh đào dọc hồ Tidal Basin. Theo Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia, trong thế kỷ qua, mực nước biển ở khu vực Washington đã tăng hơn 0,3 m. Mực nước biển dâng cao theo thời gian gây thiệt hại cho các bức tường chắn sóng đổ nát xung quanh hồ Tidal Basin. Năm 2029, Ủy ban bảo tồn lịch sử quốc gia Mỹ cảnh báo Tidal Basin là một trong những địa điểm có nguy cơ bị xóa sổ cao nhất ở Mỹ khi nước biển dâng.
Để bảo vệ địa điểm này, các nhà chức trách buộc phải hành động bằng việc đốn hạ các gốc hoa anh đào quanh hồ, nhường chỗ cho dự án xây dựng đê chắn sóng. Ảnh: Tyrone Turner/WAMU

Đông đảo du khách check in bên vườn hoa anh đào nổi tiếng nhất thủ đô nước Mỹ.
Cơ quan công viên quốc gia cho biết dự án xây dựng sẽ kéo dài 3 năm. Cuối tháng 5, các gốc anh đào ven hồ sẽ bị đốn hạ. Số lượng cây bị đốn hạ đã được giảm ở mức tối đa, là một phần trong tổng số 3.800 cây quanh khu vực hồ và đài tưởng niệm Jefferson. Ảnh: Zayrha Rodriguez/NPR

Cây anh đào Stumpy nằm sát bức tường chắn sóng đổ nát. Năm nay, cây vẫn ra hoa kín cành. Ảnh: Zayrha Rodriguez/NPR

Nhiều du khách đổ xô đến Tidal Basin để ghi lại khoảnh khắc cây Stumpy ra hoa lần cuối. Một nghệ sĩ chọn cách lưu giữ hình ảnh cuối của cây hoa bằng bức tranh màu nước. Ảnh: Carol Guzy

Du khách trong trang phục hóa trang, check in bên cây hoa anh đào nổi tiếng lần cuối.
Mike Litterst, người phát ngôn của Cơ quan công viên quốc gia, cho biết giới chức địa phương sẽ lấy những mảnh cắt từ Stumpy gửi đến Vườn ươm quốc gia để nhân giống cây mới. Ảnh: Washington Nationals

Hàng hoa anh đào ven hồ Tidal Basin nở rộ.
Ông Litterst cho biết Cơ quan công viên quốc gia không thể di chuyển Stumpy vì cây khó sống sót nếu gây tác động mạnh tới phần rễ vốn đã yếu. Những cây anh đào khác buộc phải chặt bỏ vì việc di dời rất tốn kém. Ảnh: Carol Guzy


Bích Phương (Theo NPR, ABC News)
 
Bên trên