Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nếu để ý, bạn sẽ thấy điều đặc biệt trong cách đặt tên đường của cư xá Bắc Hải (P.15, Q.10), khi đường ngang được đặt theo tên những ngọn núi, đường dọc được đặt theo tên những dòng sông ở khắp 3 miền của đất nước Việt Nam.
Cư xá Bắc Hải ngày xưa là nơi ở dành cho sĩ quan VNCH, nên có tên gọi cư xá sĩ quan Chí Hòa. Bắc Hải ngày nay đã lột xác trở thành "phố cà phê", "thiên đường" ăn uống, vui chơi nổi tiếng của người dân Q.10 nói riêng và TP.HCM nói chung.
Ký ức
Trong căn nhà cũ nằm ngay mặt tiền đắc địa trên đường Cửu Long, trong cư xá Bắc Hải, vợ chồng bà Phạm Thị Minh Châu (67 tuổi) ngày ngày buôn bán đồ ăn, sống cuộc đời bình đạm ở tuổi xế chiều cùng con cháu.
Cư xá Bắc Hải gắn với tên đường Bắc Hải từ trước 1975
CAO AN BIÊN
Ngày nay, cư xá Bắc Hải (hay khu Bắc Hải) nằm trên địa bàn P.15, Q.10
Nhắc tới cư xá Bắc Hải, bà Châu dường như không còn xa lạ gì bởi bà sinh ra và lớn lên ở sát vùng nghĩa trang Đô Thành xưa (hay nghĩa địa Chí Hòa), nay là công viên Lê Thị Riêng, nằm sát bên cư xá. Chồng bà, ông Lực (71 tuổi) thì sống ở khu Chí Hòa, nơi có trại giam Chí Hòa, cũng sát bên cư xá Bắc Hải.
Theo ông Lực, giai đoạn trước 1975 cư xá này là một khu biệt lập có lính gác nghiêm ngặt, có rào dây thép gai bởi đây là nơi ở của sĩ quan VNCH nên tên gọi cư xá sĩ quan Chí Hòa cũng có nguồn gốc từ đó. Về sau, cư xá được đổi tên thành cư xá Bắc Hải, sau khi tên gọi đường Quân Sự ở khu cư xá được đổi tên thành đường Bắc Hải năm 1969 và tên gọi này được giữ tới ngày nay.
"Bắc Hải là tên đường và cũng là tên cư xá. Ở đây đoạn nào cũng có tên đường, địa chỉ, nhưng nhiều khi tìm không ra, không ai biết. Nhưng chỉ cần nói cư xá Bắc Hải là người ta nhận ra ở đâu liền", ông Lực kể.
Cả cuộc đời bà Châu có nhiều kỷ niệm với cư xá Bắc Hải
CAO AN BIÊN
Cư xá nổi bật với những khu chung cư cũ
NHẬT THỊNH
Nhịp sống bình yên ở cư xá Bắc Hải ngày nay
CAO AN BIÊN
Bà Châu, vợ ông Lực nhớ lại ký ức về cư xá Bắc Hải trước 1975, gắn với tuổi thơ và tuổi trẻ của bà. Bà mô tả cư xá có 2 cổng ra vào, cổng trước ở đường Bắc Hải, cổng sau của cư xá nằm ở đường Tô Hiến Thành. Theo đó, cổng thường chỉ được mở trong vài giờ buổi sáng và buổi chiều khi người bên trong ra ngoài đi làm. Cổng cư xá là 2 cánh cổng sắt cao, lớn, có trạm gác, trong trí nhớ của bà Châu
Cư xá Bắc Hải ngày xưa là nơi ở dành cho sĩ quan VNCH, nên có tên gọi cư xá sĩ quan Chí Hòa. Bắc Hải ngày nay đã lột xác trở thành "phố cà phê", "thiên đường" ăn uống, vui chơi nổi tiếng của người dân Q.10 nói riêng và TP.HCM nói chung.
Ký ức
Trong căn nhà cũ nằm ngay mặt tiền đắc địa trên đường Cửu Long, trong cư xá Bắc Hải, vợ chồng bà Phạm Thị Minh Châu (67 tuổi) ngày ngày buôn bán đồ ăn, sống cuộc đời bình đạm ở tuổi xế chiều cùng con cháu.
Cư xá Bắc Hải gắn với tên đường Bắc Hải từ trước 1975
CAO AN BIÊN
Ngày nay, cư xá Bắc Hải (hay khu Bắc Hải) nằm trên địa bàn P.15, Q.10
Nhắc tới cư xá Bắc Hải, bà Châu dường như không còn xa lạ gì bởi bà sinh ra và lớn lên ở sát vùng nghĩa trang Đô Thành xưa (hay nghĩa địa Chí Hòa), nay là công viên Lê Thị Riêng, nằm sát bên cư xá. Chồng bà, ông Lực (71 tuổi) thì sống ở khu Chí Hòa, nơi có trại giam Chí Hòa, cũng sát bên cư xá Bắc Hải.
Theo ông Lực, giai đoạn trước 1975 cư xá này là một khu biệt lập có lính gác nghiêm ngặt, có rào dây thép gai bởi đây là nơi ở của sĩ quan VNCH nên tên gọi cư xá sĩ quan Chí Hòa cũng có nguồn gốc từ đó. Về sau, cư xá được đổi tên thành cư xá Bắc Hải, sau khi tên gọi đường Quân Sự ở khu cư xá được đổi tên thành đường Bắc Hải năm 1969 và tên gọi này được giữ tới ngày nay.
"Bắc Hải là tên đường và cũng là tên cư xá. Ở đây đoạn nào cũng có tên đường, địa chỉ, nhưng nhiều khi tìm không ra, không ai biết. Nhưng chỉ cần nói cư xá Bắc Hải là người ta nhận ra ở đâu liền", ông Lực kể.
Cả cuộc đời bà Châu có nhiều kỷ niệm với cư xá Bắc Hải
CAO AN BIÊN
Cư xá nổi bật với những khu chung cư cũ
NHẬT THỊNH
Nhịp sống bình yên ở cư xá Bắc Hải ngày nay
CAO AN BIÊN
Bà Châu, vợ ông Lực nhớ lại ký ức về cư xá Bắc Hải trước 1975, gắn với tuổi thơ và tuổi trẻ của bà. Bà mô tả cư xá có 2 cổng ra vào, cổng trước ở đường Bắc Hải, cổng sau của cư xá nằm ở đường Tô Hiến Thành. Theo đó, cổng thường chỉ được mở trong vài giờ buổi sáng và buổi chiều khi người bên trong ra ngoài đi làm. Cổng cư xá là 2 cánh cổng sắt cao, lớn, có trạm gác, trong trí nhớ của bà Châu