Nguyễn May
Well-known member
Trước Rowling, một nhà văn đồng hương đem bản thảo của mình qua hơn hai mươi nhà xuất bản và chỉ nhận được cái lắc đầu. Cuối cùng, một nhà xuất bản ở London đã đồng ý in cuốn sách mang tên Chúa Ruồi (Lord of the Flies).
Tác phẩm góp phần mang lại giải Nobel này từng bị nhiều nhà xuất bản từ chối© Được Tuổi trẻ cung cấp
1. Năm 1997, một bà mẹ đơn thân người Anh vui mừng trước cái gật đầu của nhà xuất bản hứa hẹn sẽ in cuốn truyện thiếu nhi của bà, sau khi bản thảo bị hàng chục nhà xuất bản từ chối. Nhà văn ấy tên J. K. Rowling và cuốn tiểu thuyết bị từ chối mang tên Harry Potter.
Trước Rowling, một nhà văn đồng hương đem bản thảo của mình qua hơn hai mươi nhà xuất bản và chỉ nhận được cái lắc đầu. Cuối cùng, một nhà xuất bản ở London đã đồng ý in cuốn sách mang tên Chúa Ruồi (Lord of the Flies). Ngày nay, Chúa Ruồi được xem là tiểu thuyết kinh điển của văn học thế giới, góp phần vào giải Nobel văn chương của William Golding.
Những ví dụ trên để chỉ ra rằng con đường từ một bản thảo trở thành sách gian nan như thế nào. Đôi khi, tài năng không được nhìn nhận đúng lúc hay không gặp đúng người. Như André Gide (Nobel văn học 1947) đã hối tiếc biết bao khi nhà xuất bản của ông từ chối bản thảo tập đầu tiên của Đi tìm thời gian đã mất
Nhà xuất bản tự hào khi được in một tác phẩm hay, càng tự hào hơn nữa nếu đó là tác phẩm do họ "phát hiện", trong khi rất nhiều nơi khác không thấy được "chất ngọc" trong đó.
2. Nhắc lại để thấy một cuốn sách ra đời là nỗ lực của cả tập thể, đầy nhọc nhằn nhưng hạnh phúc.
Vậy nhưng, trong các hiệu sách ngày nay, giữa bạt ngàn những ấn phẩm ra đời mỗi ngày, có nhiều cuốn gọi là "sách" cứ thấy ngượng ngượng thế nào. Trong lúc tìm định danh phù hợp, cứ tạm gọi chung là ấn phẩm vậy.
Những ấn phẩm này đôi khi đến từ một cá nhân, đôi khi "tác giả" lại là cả một đội ngũ quản trị viên đứng sau một trang trên mạng xã hội.
Lo hết nghĩa là một hay một nhóm các biên tập viên sẽ vào trang đó, lướt lên lướt xuống, xem nội dung nào họ cho là hay thì "copy - paste" về gọi là "làm bản thảo". Loại "bản thảo" này có thể làm xong trong một ngày, biên tập trong một tuần và in thành ấn phẩm trong vài tháng.
Những ấn phẩm lật ra mà nhiều trang chỉ nhỏn một câu vô thưởng vô phạt, mỗi trang chỉ vài dòng khiến người đọc có cảm giác một cuộc phá rừng chỉ để làm ra giấy in những nội dung không biết xếp vô thể loại nào.
Một bộ máy sẽ được vận hành để cố bán hết các ấn phẩm vừa in đó trong vài tháng, khi hiệu ứng quảng cáo còn nóng. Những người làm "sách" này ngay từ đầu đã xác nhận đây là loại sách "mì ăn liền", in ra để bán một lần rồi quên lãng.
Các "bà đỡ" cho ấn phẩm ấy yên trí rằng mình đã tạo ra một cuốn "sách". Họ không biết mình chỉ tạo ra ảo tưởng cho người viết, rằng viết và in được "một-xấp-giấy-giữa-hai-cái-bìa" thì nghiễm nhiên trở thành tác giả.
May mắn thay kiểu làm sách này không trở thành xu hướng. Mong sao đây là chỉ hiện tượng thoảng qua, để người đọc không phải bắt gặp nhiều ấn phẩm mà nhìn vào chúng ta thấy thời tản văn não tình hay ngôn tình sướt mướt vẫn còn tươi đẹp chán.
Tác phẩm góp phần mang lại giải Nobel này từng bị nhiều nhà xuất bản từ chối© Được Tuổi trẻ cung cấp
1. Năm 1997, một bà mẹ đơn thân người Anh vui mừng trước cái gật đầu của nhà xuất bản hứa hẹn sẽ in cuốn truyện thiếu nhi của bà, sau khi bản thảo bị hàng chục nhà xuất bản từ chối. Nhà văn ấy tên J. K. Rowling và cuốn tiểu thuyết bị từ chối mang tên Harry Potter.
Trước Rowling, một nhà văn đồng hương đem bản thảo của mình qua hơn hai mươi nhà xuất bản và chỉ nhận được cái lắc đầu. Cuối cùng, một nhà xuất bản ở London đã đồng ý in cuốn sách mang tên Chúa Ruồi (Lord of the Flies). Ngày nay, Chúa Ruồi được xem là tiểu thuyết kinh điển của văn học thế giới, góp phần vào giải Nobel văn chương của William Golding.
Những ví dụ trên để chỉ ra rằng con đường từ một bản thảo trở thành sách gian nan như thế nào. Đôi khi, tài năng không được nhìn nhận đúng lúc hay không gặp đúng người. Như André Gide (Nobel văn học 1947) đã hối tiếc biết bao khi nhà xuất bản của ông từ chối bản thảo tập đầu tiên của Đi tìm thời gian đã mất
Nhà xuất bản tự hào khi được in một tác phẩm hay, càng tự hào hơn nữa nếu đó là tác phẩm do họ "phát hiện", trong khi rất nhiều nơi khác không thấy được "chất ngọc" trong đó.
2. Nhắc lại để thấy một cuốn sách ra đời là nỗ lực của cả tập thể, đầy nhọc nhằn nhưng hạnh phúc.
Vậy nhưng, trong các hiệu sách ngày nay, giữa bạt ngàn những ấn phẩm ra đời mỗi ngày, có nhiều cuốn gọi là "sách" cứ thấy ngượng ngượng thế nào. Trong lúc tìm định danh phù hợp, cứ tạm gọi chung là ấn phẩm vậy.
Những ấn phẩm này đôi khi đến từ một cá nhân, đôi khi "tác giả" lại là cả một đội ngũ quản trị viên đứng sau một trang trên mạng xã hội.
- Đường sách TP.HCM nóng trong ngày hội 25 năm Harry Potter
Lo hết nghĩa là một hay một nhóm các biên tập viên sẽ vào trang đó, lướt lên lướt xuống, xem nội dung nào họ cho là hay thì "copy - paste" về gọi là "làm bản thảo". Loại "bản thảo" này có thể làm xong trong một ngày, biên tập trong một tuần và in thành ấn phẩm trong vài tháng.
Những ấn phẩm lật ra mà nhiều trang chỉ nhỏn một câu vô thưởng vô phạt, mỗi trang chỉ vài dòng khiến người đọc có cảm giác một cuộc phá rừng chỉ để làm ra giấy in những nội dung không biết xếp vô thể loại nào.
Một bộ máy sẽ được vận hành để cố bán hết các ấn phẩm vừa in đó trong vài tháng, khi hiệu ứng quảng cáo còn nóng. Những người làm "sách" này ngay từ đầu đã xác nhận đây là loại sách "mì ăn liền", in ra để bán một lần rồi quên lãng.
Các "bà đỡ" cho ấn phẩm ấy yên trí rằng mình đã tạo ra một cuốn "sách". Họ không biết mình chỉ tạo ra ảo tưởng cho người viết, rằng viết và in được "một-xấp-giấy-giữa-hai-cái-bìa" thì nghiễm nhiên trở thành tác giả.
May mắn thay kiểu làm sách này không trở thành xu hướng. Mong sao đây là chỉ hiện tượng thoảng qua, để người đọc không phải bắt gặp nhiều ấn phẩm mà nhìn vào chúng ta thấy thời tản văn não tình hay ngôn tình sướt mướt vẫn còn tươi đẹp chán.