Những đặc sản Sơn La thơm ngon, đậm chất núi rừng Tây Bắc

Thịnh Lê

Well-known member
Sơn La không chỉ hấp dẫn bởi loạt cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống mà còn khiến du khách không khỏi siêu lòng khi thưởng thức những đặc sản thơm ngon, đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Pa pỉnh tộp

Món Pa Pỉnh Tộp được làm từ cá chép, cá trắm hoặc cá trôi còn tươi sống với trọng lượng chỉ từ 0,5 – 0,8kg. Sau khi làm sạch vảy cá, các đầu bếp dùng dao mổ dọc sống lưng thay vì mổ bụng để dễ dàng nhồi gia vị. Theo người dân tộc Thái, khi thực hiện cách mổ cá này sẽ giúp việc gập úp con cá khi nướng dễ dàng hơn, đồng thời giúp phần gia vị bên trong ngấm vào thịt cá sâu hơn.
Còn phần gia vị đi kèm khi nướng món Pa Pỉnh Tộp không thể thiếu chính là sả, gừng, ớt, hành lá, ... Tất cả đem đi giã nhuyễn, trộn cùng với hạt mắc khén để giúp hương vị món ăn thơm ngon và độc đáo hơn.
Món Pa Pỉnh Tộp được nướng trên bếp than hồng, khi cá bắt đầu chín dần sẽ xuất hiện mùi thơm độc đáo hấp dẫn bất kỳ ai đứng gần. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị béo của mỡ cá, cùng sự đậm đà của thịt cá thấm đẫm gia vị, hoàn toàn khác biệt với những món cá nướng thông thường mà bạn đã từng ăn.

Nộm da trâu
Với người Thái ở Sơn La, nộm da trâu là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm truyền thống. Vốn được chế biến từ nguyên liệu đặc biệt nên món này đòi hỏi sự kỳ công và khéo léo. Da sau khi lóc ra phải được hơ trên bếp lửa để làm sạch lớp lông dày và cứng. Phần vỏ đen ngoài cùng sẽ được cạo thật kỹ rồi mới cho vào nồi luộc chín trong khoảng 1 giờ. Để da có độ giòn dai thì trước khi thái thành từng miếng mỏng, phải ngâm chúng với nước lạnh.
Cũng như nhiều món nộm khác lấy vị chua làm cơ bản, thế nhưng người Thái không dùng giấm hay chanh mà lại dùng nước măng. Những miếng da trâu được thái khéo léo thành từng bản mỏng vừa, đều đặn thấm đượm nước măng chua chua, man mát. Sau khi ngâm, da trâu có màu vàng nhạt, trông rất đẹp mắt.
Một đĩa nộm đúng vị Sơn La phải có sự góp mặt của đầy đủ các loại nguyên liệu, gia vị địa phương: Quả trám rừng, hạt mắc khén, mùi ta, mùi tàu, rau thơm, lạc rang, ... Mỗi thứ một ít nhưng hòa quyện ăn ý tạo nên hương vị chẳng lẫn vào đâu của núi rừng Tây Bắc.
Ảnh: DacsanVietNam
Bê chao
Ngoài nộm da trâu, bê chao Mộc Châu cũng là món ngon Sơn La đáng để du khách thưởng thức. Thịt bê sau khi sơ chế và khử mùi sạch sẽ sẽ được cắt lát vừa ăn hoặc miếng vuông tùy nơi bán. Tuy nhiên miếng thịt thường nhỏ để dễ tẩm ướp và chao trên bếp.
Miếng bê chao ngon là khi bên ngoài vàng giòn, chín đều, thớ thịt bên trong lại mềm ngọt và thấm đều gia vị đã được tẩm ướp. Thịt bê mềm ngọt, thơm lừng mùi sả với lớp da giòn sần sật chấm kèm tương bần đậm đà, ăn cùng với các loại rau thơm.
Ảnh: Mia.vn
Cháo mắc nhung
Món cháo đặc biệt này là một trong những món ăn đặc sản của Sơn La nhưng lại không nhiều người biết đến. Quả mắc nhung có vị ngăm ngăm đắng, hơi the the cay và có chút ngọt hậu. Loại quả này có màu xanh, trái của nó chỉ nhỏ bằng hạt đu đủ.
Cây mắc nhung mọc tự nhiên trên các nương rẫy hoặc vách đá dọc các bìa rừng, khi quả chín rụng xuống và phát triển thành cây non, mọc thành từng đám, leo quanh các thân cây, hoặc bò lan dưới mặt đất. Loại cây này rất phổ biến ở Sơn La.
Mắc nhung được nấu cùng gạo nếp, nước hầm xương trong nhiều giờ sẽ tạo nên một món ăn vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng. Muốn có một bát cháo mắc nhung thơm ngon, trước hết phải chọn được mớ quả tươi, nhặt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Khi chế biến, cho chút dầu vào chảo nóng rồi cho thịt băm vào đảo đều tay, đến khi thịt vàng ươm, dùng bột gạo nếp dẻo pha với lượng nước vừa đủ, khuấy đều rồi đổ chung vào nồi nấu, thêm gia vị, bột nêm, nước mắm, gừng, hạt tiêu, rồi cho quả mắc nhung vào đảo. Khi nồi cháo sôi, mùi thơm phức là chín.
Ảnh: Wiki Travel
Vịt Chiềng Mai
Vịt Chiềng Mai là giống vịt có trọng lượng nhỏ, chỉ từ 1,5-1,7 kg. Chúng có xương nhỏ, da màu vàng, thịt thơm, vị ngọt, ăn mềm nhưng không bở. Các đầu bếp Chiềng Mai dùng vịt để chế biến thành các món vịt luộc, vịt om măng, vịt xào sả ớt, vịt rang riềng, …Vịt Chiềng Mai khiến nhiều du khách phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức.
1681553494763.png

Ốc đá Suối Bàng
Để thưởng thức món ốc này, bạn có thể đến Sơn La trong khoảng từ tháng 4 – 8. Bởi loại ốc này chỉ có nhiều khi mùa mưa tới. Ốc có vị sực, da giòn mà lại mát lạnh hết chỗ chê. Từng miếng ốc khi dùng tăm xiên ra đều rất tươi ngon, chấm với chút mắm gừng thơm cay thì chỉ có mê ly. Thông thường món này ngon nhất khi được luộc chung với xả để giữ nguyên toàn bộ vị ốc.

Ốc đá Suối Bàng
Ốc đá chấm mắm gừng
Bánh dày người Mông
Công đoạn làm món bánh này lá trên cả cầu kỳ. Bởi nó không chỉ vận dụng sức lực của người giã để tạo ra những chiếc bánh hết sức dẻo dai. Mà còn phải kết hợp với kỹ thuật nướng bánh trên than củi đỉnh của đỉnh. Bánh khi nướng xong có mùi rất thơm của nếp nương. Cắn một chút dẻo dai, ngọt bùi tạo nên thứ đặc sản ngon nhất của người Mông.

Bánh dày người Mông
Bánh dày người Mông
Gân bò xé
Với món này gân bò sau khi sơ chế sạch sẽ sẽ được đem đi luộc. Tiếp tục làm những công đoạn tương tự như chà bông là dùng chày giã cho tơi ra. Tiếp đó ướp tổng hợp toàn bộ các gia vị nêm cho vừa ăn Nên ướp càng lâu thì gân càng thấm sau đó đem chiên là đã xong món gân bò xé ngon quá xuất sắc. Món này được nhiều người chọn làm mồi nhậu ở trên phố núi giữa thời tiết se lạnh của Sơn La.

Gân bò xé
Gân bò xé lá chanh
Thịt trâu gác bếp
Tuyển chọn những loại bắp trâu tươi ngon sau đó được rạch thành từng khoanh dài. Dựa trên công thức bí truyền của người Sơn La đã tạo nên một món thịt trâu huyền thoại. Với vỏ bọc bên ngoài phần thịt khô, tuy nhiên khi cắm tới bên trong lại rất mềm. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương củi lửa hòa quyện vào vị ngọt ngọt cay nồng của thịt trâu. Nhâm nhi thêm một chút rượu thì quả là mát ruột.

Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu thơm nồng
 
Bên trên