Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Trên thế giới, có rất nhiều địa điểm du lịch vô cùng kỳ lạ, khiến cho du khách phải thốt lên kinh ngạc.
Hồ Chấm Bi (Spotted Lake), Canada
Hồ Chấm Bi (Spotted Lake) còn có tên gọi khác là Kliluk theo tiếng địa phương, nằm ở giữa thung lũng Okanagan và Simikameen, thuộc sa mạc British Columbia, Canada. Nơi đây được người Okanagan bản địa tôn kính và coi là một nơi linh thiêng. Họ tin rằng những vòng tròn trên mặt hồ có một năng lực siêu nhiên, có tác dụng chữa bệnh và là một phương thuốc quý hiếm.
Vào mùa hè, nước trong hồ bốc hơi để lại hàng loạt những vũng nước lớn nhỏ, mỗi vũng mang một màu sắc khác nhau. Du khách sẽ vô cùng thích thú bởi những vòng tròn màu sắc như vàng, xanh lá, xanh nước biển, … xen kẽ nhau trên mặt hồ, tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ.
Sở dĩ hồ Chấm Bi có hiện tượng này là vì nơi đây tập trung rất nhiều loại quặng, bao gồm Canxi, Natri Sunfat, Magie Sunfat, … Màu sắc của các chấm bi trong hồ sẽ phụ thuộc vào các loại quặng này. Nơi đây từng được người dân bản địa bảo vệ và là một nơi bất khả xâm phạm trong hàng thế kỷ, người lạ không được tiếp cận. Ngày nay, quyền sở hữu hồ đã thuộc về chính quyền địa phương Okanagan, tuy nhiên khách du lịch muốn đến tham quan hồ nước vẫn không thể đi riêng lẻ một mình hay đến quá gần. Họ cần phải tập trung thành nhóm và tham quan dưới sự giám sát.
Giant’s Causeway, Ireland
Giant’s Causeway là khu vực có khoảng 40.000 cột đá bazan đan xen với nhau. Đây là kết quả của những vụ núi lửa phun trào khoảng 60 triệu năm trước, giải phóng lượng lớn bazan nóng chảy, sau đó chúng đông đặc và co lại khi nguội đi tạo thành những hình cột đá vô cùng hoàn hảo.
Những cột đá đan xen và xếp chồng cạnh nhau tạo thành những bậc thang dẫn từ dưới biển lên vách đá, cột đá cao nhất khoảng 12m. Chúng hoàn hảo đến mức truyền thuyết địa phương cho rằng những cột đá này được tạo ra bởi người khổng lồ. Cũng vì vậy mà nơi đây mới được đặt cho cái tên Giant’s Causeway ( Con đường của người khổng lồ).
Giếng Thor, Mỹ
Hố biển “Giếng Thor” thuộc khu vực mũi Perpetua, bang Oregon, Mỹ. Nó còn có một tên gọi đáng sợ khác là “Cổng địa ngục”. Chiếc hố này chỉ sâu khoảng 6m nhưng ảo ảnh quang học khiến chúng ta cảm thấy đây dường như là một hố sâu vô tận.
Thời điểm tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng Giếng Thor là khi nước thuỷ triều lên cao. Những con sóng lớn bắn tung toé, tràn vào lấp đầy hố, sau đó nước bị tràn ngược ra rồi lại chảy vào, khiến chúng ta cảm giác như mọi thứ đang liên tục bị hút xuống đáy hố biển đáng sợ này. Cảnh tượng nước tung bọt trắng xoá tại Giếng Thor được đánh giá là vô cùng ngoạn mục và “đẹp đến nghẹt thở”. Bởi vậy, nơi đây thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia tới, mong muốn chụp được một bức ảnh để đời.
Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ
Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “Lâu đài Bông”, đây là một địa điểm tự nhiên nằm trong thung lũng sông Buyuk Menderes, tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1988.
Nhìn từ xa, du khách dễ lầm tưởng Pamukkale là một ngọn núi tuyết trắng xoá và lạnh lẽo, tuy nhiên sự thật lại không phải vậy. Nơi đây được hình thành từ một dạng trầm tích lắng đọng do các suối nước nóng tạo thành. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, canxi carbonat có trong nước chảy qua các gờ đá, dần tạo nên những chuỗi nhũ đá vôi trắng tinh, xếp chồng lên nhau như những vỏ sò.
Nước suối đọng lại giữa các lớp đá vôi và phản chiếu sắc trời xanh ngắt tạo cho nơi đây một vẻ đẹp vô thực. Những hồ nước nóng màu xanh ngọc nhỏ bé này có mực nước khá thấp, là một địa điểm lý tưởng để người dân địa phương và khách du lịch tới ngâm mình thư giãn.
Hồ Hilier, Australia
Hồ Hilier là một hồ nước màu hồng được phát hiện vào năm 1802 trên đảo Middle, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Recherche ở Tây Úc. Hồ nước này nổi tiếng bởi có màu nước hồng đặc biệt và độ mặn còn cao hơn cả Biển Chết.
Màu hồng của hồ Hilier được tạo thành từ Duinella salina, một loài tảo màu đỏ ưa mặn và vi khuẩn màu hồng Halobacterium. Điều đó khiến cho nước trong hồ đậm màu đến mức nếu có ai múc một cốc nước lên thì nước trong cốc vẫn có màu hồng. Nước hồ tuy không nguy hại nhưng do có nồng độ muối quá cao nên rất dễ bị ăn da, bởi vậy du khách được khuyến cáo nên bôi bơ hạt mỡ để bảo vệ khi tiếp xúc.
Hồ Hilier dài khoảng 600m được bao quanh bởi bờ cát và khu rừng rậm Paperbark. Cách tốt nhất để có thể chiêm ngưỡng màu hồng độc đáo của hồ nước này là từ trên không trung, màu hồng tương phản mạnh mẽ với màu xanh của những cánh rừng xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Khi có ánh sáng chiếu vào, mặt hồ càng lung linh, quyến rũ khiến bất cứ ai cũng không thể rời mắt.
Badabuesurt, Iran
Badabuesurt là một khu suối nước nóng bậc thang tự nhiên độc đáo, nằm ở tỉnh Mazandaran, miền Bắc Iran. Nơi đây bao gồm một loạt ruộng bậc thang đá vôi, đá trầm tích được hình thành do sự lắng đọng cacbonat có trong các suối nước nóng trong hàng ngàn năm.
Badabuesurt được hình thành từ hai con suối nước nóng riêng biệt, mỗi suối có tính chất khoáng và màu sắc khác nhau. Con suối thứ nhất chứa rất nhiều muối khoáng nên nước rất mặn, người ta cho rằng nước của nó có tính chất y học, có thể điều trị bệnh thấp khớp và một số loại bệnh viêm nhiễm ngoài da. Con suối thứ hai thì mang màu sắc đỏ cam độc đáo và có vị chua, nguyên nhân là vì trong nước chứa một hàm lượng oxit sắt cao.
Đảo Socotra, Yemen
Hòn đảo Socotra được mệnh danh là hòn đảo xinh đẹp nhất Trung Đông và là một địa điểm du lịch độc đáo được nhiều người quan tâm. Nơi đây cũng được xem là một trong những hòn đảo kỳ lạ nhất hành tinh. Tách khỏi lục địa Châu Phi từ hơn 6 triệu năm trước, hòn đảo xa xôi này trông giống như bối cảnh của một bộ phim khoa học viễn tưởng. Socotra hiện nay vẫn còn rất hoang dã và có hệ sinh thái vô cùng đặc biệt.
Do trải qua quá trình hình thành địa chất phức tạp nên hòn đảo là sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, do bị cô lập địa chất lâu dài và điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã khiến cho hệ thực vật của nơi đây vô cùng khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Có đến 27 loài vô cùng quý hiếm chỉ có ở đảo Socotra đã được liệt vào trong Sách Đỏ.
Loài thực vật độc đáo nhất ở Socotra phải kể đến loài cây Máu rồng (Dragon Blood). Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi nhựa cây có màu đỏ như máu. Loài cây này có hình dáng rất đặc biệt, nhánh cây dài, vươn cao tạo thành một tán tròn như những chiếc ô. Loài cây này được người dân địa phương tôn quý và là một loại dược liệu truyền thống để chữa nhiều bệnh. Không ngoa khi nói chính hình dạng đặc biệt của những cây Máu rồng đã tạo nên khung cảnh khác lạ cho hòn đảo Socotra.
Hồ Chấm Bi (Spotted Lake), Canada
Hồ Chấm Bi (Spotted Lake) còn có tên gọi khác là Kliluk theo tiếng địa phương, nằm ở giữa thung lũng Okanagan và Simikameen, thuộc sa mạc British Columbia, Canada. Nơi đây được người Okanagan bản địa tôn kính và coi là một nơi linh thiêng. Họ tin rằng những vòng tròn trên mặt hồ có một năng lực siêu nhiên, có tác dụng chữa bệnh và là một phương thuốc quý hiếm.
Vào mùa hè, nước trong hồ bốc hơi để lại hàng loạt những vũng nước lớn nhỏ, mỗi vũng mang một màu sắc khác nhau. Du khách sẽ vô cùng thích thú bởi những vòng tròn màu sắc như vàng, xanh lá, xanh nước biển, … xen kẽ nhau trên mặt hồ, tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ.
Sở dĩ hồ Chấm Bi có hiện tượng này là vì nơi đây tập trung rất nhiều loại quặng, bao gồm Canxi, Natri Sunfat, Magie Sunfat, … Màu sắc của các chấm bi trong hồ sẽ phụ thuộc vào các loại quặng này. Nơi đây từng được người dân bản địa bảo vệ và là một nơi bất khả xâm phạm trong hàng thế kỷ, người lạ không được tiếp cận. Ngày nay, quyền sở hữu hồ đã thuộc về chính quyền địa phương Okanagan, tuy nhiên khách du lịch muốn đến tham quan hồ nước vẫn không thể đi riêng lẻ một mình hay đến quá gần. Họ cần phải tập trung thành nhóm và tham quan dưới sự giám sát.
Giant’s Causeway, Ireland
Giant’s Causeway là khu vực có khoảng 40.000 cột đá bazan đan xen với nhau. Đây là kết quả của những vụ núi lửa phun trào khoảng 60 triệu năm trước, giải phóng lượng lớn bazan nóng chảy, sau đó chúng đông đặc và co lại khi nguội đi tạo thành những hình cột đá vô cùng hoàn hảo.
Những cột đá đan xen và xếp chồng cạnh nhau tạo thành những bậc thang dẫn từ dưới biển lên vách đá, cột đá cao nhất khoảng 12m. Chúng hoàn hảo đến mức truyền thuyết địa phương cho rằng những cột đá này được tạo ra bởi người khổng lồ. Cũng vì vậy mà nơi đây mới được đặt cho cái tên Giant’s Causeway ( Con đường của người khổng lồ).
Giếng Thor, Mỹ
Hố biển “Giếng Thor” thuộc khu vực mũi Perpetua, bang Oregon, Mỹ. Nó còn có một tên gọi đáng sợ khác là “Cổng địa ngục”. Chiếc hố này chỉ sâu khoảng 6m nhưng ảo ảnh quang học khiến chúng ta cảm thấy đây dường như là một hố sâu vô tận.
Thời điểm tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng Giếng Thor là khi nước thuỷ triều lên cao. Những con sóng lớn bắn tung toé, tràn vào lấp đầy hố, sau đó nước bị tràn ngược ra rồi lại chảy vào, khiến chúng ta cảm giác như mọi thứ đang liên tục bị hút xuống đáy hố biển đáng sợ này. Cảnh tượng nước tung bọt trắng xoá tại Giếng Thor được đánh giá là vô cùng ngoạn mục và “đẹp đến nghẹt thở”. Bởi vậy, nơi đây thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia tới, mong muốn chụp được một bức ảnh để đời.
Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ
Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “Lâu đài Bông”, đây là một địa điểm tự nhiên nằm trong thung lũng sông Buyuk Menderes, tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1988.
Nhìn từ xa, du khách dễ lầm tưởng Pamukkale là một ngọn núi tuyết trắng xoá và lạnh lẽo, tuy nhiên sự thật lại không phải vậy. Nơi đây được hình thành từ một dạng trầm tích lắng đọng do các suối nước nóng tạo thành. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, canxi carbonat có trong nước chảy qua các gờ đá, dần tạo nên những chuỗi nhũ đá vôi trắng tinh, xếp chồng lên nhau như những vỏ sò.
Nước suối đọng lại giữa các lớp đá vôi và phản chiếu sắc trời xanh ngắt tạo cho nơi đây một vẻ đẹp vô thực. Những hồ nước nóng màu xanh ngọc nhỏ bé này có mực nước khá thấp, là một địa điểm lý tưởng để người dân địa phương và khách du lịch tới ngâm mình thư giãn.
Hồ Hilier, Australia
Hồ Hilier là một hồ nước màu hồng được phát hiện vào năm 1802 trên đảo Middle, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Recherche ở Tây Úc. Hồ nước này nổi tiếng bởi có màu nước hồng đặc biệt và độ mặn còn cao hơn cả Biển Chết.
Màu hồng của hồ Hilier được tạo thành từ Duinella salina, một loài tảo màu đỏ ưa mặn và vi khuẩn màu hồng Halobacterium. Điều đó khiến cho nước trong hồ đậm màu đến mức nếu có ai múc một cốc nước lên thì nước trong cốc vẫn có màu hồng. Nước hồ tuy không nguy hại nhưng do có nồng độ muối quá cao nên rất dễ bị ăn da, bởi vậy du khách được khuyến cáo nên bôi bơ hạt mỡ để bảo vệ khi tiếp xúc.
Hồ Hilier dài khoảng 600m được bao quanh bởi bờ cát và khu rừng rậm Paperbark. Cách tốt nhất để có thể chiêm ngưỡng màu hồng độc đáo của hồ nước này là từ trên không trung, màu hồng tương phản mạnh mẽ với màu xanh của những cánh rừng xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Khi có ánh sáng chiếu vào, mặt hồ càng lung linh, quyến rũ khiến bất cứ ai cũng không thể rời mắt.
Badabuesurt, Iran
Badabuesurt là một khu suối nước nóng bậc thang tự nhiên độc đáo, nằm ở tỉnh Mazandaran, miền Bắc Iran. Nơi đây bao gồm một loạt ruộng bậc thang đá vôi, đá trầm tích được hình thành do sự lắng đọng cacbonat có trong các suối nước nóng trong hàng ngàn năm.
Badabuesurt được hình thành từ hai con suối nước nóng riêng biệt, mỗi suối có tính chất khoáng và màu sắc khác nhau. Con suối thứ nhất chứa rất nhiều muối khoáng nên nước rất mặn, người ta cho rằng nước của nó có tính chất y học, có thể điều trị bệnh thấp khớp và một số loại bệnh viêm nhiễm ngoài da. Con suối thứ hai thì mang màu sắc đỏ cam độc đáo và có vị chua, nguyên nhân là vì trong nước chứa một hàm lượng oxit sắt cao.
Đảo Socotra, Yemen
Hòn đảo Socotra được mệnh danh là hòn đảo xinh đẹp nhất Trung Đông và là một địa điểm du lịch độc đáo được nhiều người quan tâm. Nơi đây cũng được xem là một trong những hòn đảo kỳ lạ nhất hành tinh. Tách khỏi lục địa Châu Phi từ hơn 6 triệu năm trước, hòn đảo xa xôi này trông giống như bối cảnh của một bộ phim khoa học viễn tưởng. Socotra hiện nay vẫn còn rất hoang dã và có hệ sinh thái vô cùng đặc biệt.
Do trải qua quá trình hình thành địa chất phức tạp nên hòn đảo là sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, do bị cô lập địa chất lâu dài và điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã khiến cho hệ thực vật của nơi đây vô cùng khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Có đến 27 loài vô cùng quý hiếm chỉ có ở đảo Socotra đã được liệt vào trong Sách Đỏ.
Loài thực vật độc đáo nhất ở Socotra phải kể đến loài cây Máu rồng (Dragon Blood). Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi nhựa cây có màu đỏ như máu. Loài cây này có hình dáng rất đặc biệt, nhánh cây dài, vươn cao tạo thành một tán tròn như những chiếc ô. Loài cây này được người dân địa phương tôn quý và là một loại dược liệu truyền thống để chữa nhiều bệnh. Không ngoa khi nói chính hình dạng đặc biệt của những cây Máu rồng đã tạo nên khung cảnh khác lạ cho hòn đảo Socotra.