TRUONGTRINH
Well-known member
Từ gần 100 năm trước, người Trung Quốc đã đổ đi khắp nơi kiếm kế sinh nhai, tạo nên những khu phố người Hoa đặc trưng ở châu Á.
Làn sóng di cư của người Trung Quốc diễn ra theo từng đợt, đặc biệt vào thế kỷ XIX khi nhiều người dân ở Quảng Đông, Phúc Kiến rời quê hương để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Họ đã đổ đến Philippines, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ để có cơ hội làm việc trong các mỏ thiếc, đồn điền cao su hoặc lĩnh vực nông nghiệp, thương mại. Điều này đã tạo nên những khu phố Tàu với nhiều đặc điểm riêng, du nhập văn hóa của nước chủ nhà nhưng vẫn duy trì văn hóa Trung Quốc.
Theo nghiên cứu từ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, số lượng "hua qiao hua ren" (người Hoa ở nước ngoài) có thể lên tới 60 triệu người và 35 triệu trong số này đang sống ở Đông Nam Á. Trong hình là một "paifang" - cổng vòng biểu tượng của khu người Hoa - tại Bangkok. Ảnh: Places of Juma
Tại Manila, Philippines, khu phố người Hoa lâu đời nhất thế giới Binondo được thực dân Tây Ban Nha thành lập năm 1594 để làm khu định cư lâu dài cho các thương nhân Trung Quốc. Khu phố nằm bên kia sông Pasig, đối diện trụ sở chính quyền thực dân, giúp các quan chức dễ dàng kiểm soát người nhập cư. Sau này, người Hoa và người bản địa kết hôn, tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa của khu phố với 20.000 người sinh sống hiện nay.
Cách tốt nhất để hiểu về Binondo là "thông qua dạ dày". Du khách có thể tìm thấy nhiều nhà hàng lâu đời nhất Philippines ở đây như Toho Panciteria Antigua, chuyên pancit (mì xào kiểu Philippines), mở cửa vào năm 1888. Trong hình là nhà thờ Binondo, xây dựng năm 1596 với mục đích cải đạo những người nhập cư sang Công giáo - tôn giáo phổ biến nhất Philippines ngày nay. Ảnh: ST
Theo ông Ivan Man Dy, 46 tuổi, hướng dẫn viên du lịch nổi tiếng của khu phố người Hoa, người Trung Quốc mang đến văn hóa mới, thích nghi với văn hóa địa phương, tạo nên nền ẩm thực và tôn giáo đặc sắc của khu Binondo. Ivan là người gốc Phúc Kiến, có ông nội chuyển đến Philippines vào những năm 1930. Khoảng 20 năm nay, Ivan đã tổ chức các tour du lịch đi bộ, khám phá Manila cổ kính bên trong Binondo.
Trên những con đường chật hẹp của Binondo, du khách sẽ thấy nhiều cửa hàng bán đồ đặc trưng của người Chinoy (người Philippines gốc Hoa) như thuốc men, đồ ăn nhẹ kiểu kwek-kwek, loại trứng cút chiên giòn. Thỉnh thoảng, du khách cũng sẽ đi qua những người đang cầu nguyện, thắp hương ở những ngôi chùa Phật giáo. Ảnh: Michael Buillerey
Cách Binondo khoảng 3.500 km là khu phố người Hoa Tiretta Bazaar ở Kolkata, Ấn Độ. Ho Sui Yin là giáo viên gốc Hoa, hiện giữ chức hiệu trưởng của trường Chien Kuo. Vào năm 1950, khi Yin còn đi học, trường có khoảng 200 học sinh và tất cả đều gốc Hoa. Hiện tại, Yin là người duy nhất. Ngày nay, ở Kolkata, số người Hoa chỉ còn khoảng 2.000 người so với 40.000 người những năm 1940.
Chợ Tiretta Bazaar từng là nơi phát triển thịnh vượng của cộng đồng người Hoa ở Kolkata. Sau cuộc chiến năm 1962 giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cộng đồng gốc Hoa suy giảm do nhiều người bị trục xuất về Trung Quốc. Ảnh: ST
Khu Tiretta Bazaar giờ cũng chỉ là cái bóng mờ của chính nó trước kia khi các hiệu thuốc, cửa hàng may đo do người Hoa làm chủ đã đóng cửa, một nhà hát do người Quảng Đông xây từ năm 1919 cũng biến mất từ lâu. "Dấu ấn của cộng đồng này chỉ còn sót lại ở một số nhà hàng Hoa, đền chùa được công nhận di sản", Tathagata Neogi, Giám đốc trải nghiệm của Immersive Trails, công ty tổ chức các chuyến đi bộ khắp Kolkata, bao gồm khu Tiretta Bazaar, nói.
Trong ảnh là đền Choong Hee Dhong Thien Haue ở Tiretta Bazaar, nơi được công nhận di sản. Ảnh: ST
Monica Liu, hiện sở hữu 8 nhà hàng Hoa ở Kolkata, một trong số đó nằm ở Tangra - khu phố người Hoa khác. Năm 11 tuổi, bà và gia đình bị giam 5 năm trong cuộc xung đột nói trên. Sau khi được thả, họ dựng lại cơ ngơi bằng việc bán bánh bao trên phố. Ẩm thực Ấn - Trung là điểm sáng hiếm hoi của cộng đồng người Hoa ở Tangra - nơi từng nổi tiếng với nhóm thợ nhập cư lành nghề, gồm thợ mộc, thuộc da, kim hoàn tới đóng tàu.
Hiện tại, nhiều nhà máy sản xuất của nhóm người nhập cư bị bỏ hoang hoặc bán lại. Bà Liu nhớ khi xưa, ở bất kỳ đâu cũng có thể nghe thấy giọng người Hoa nhưng giờ không còn nữa.
Theo ông Neogi, số lượng người Hoa ở Kolkata sẽ giảm còn khoảng 1.000 người trong 5-10 năm tới. Trong ảnh là một tòa nhà bỏ hoang ở Tangra, trên biển có ghi "Hội đồng sản xuất Tangra Ấn Độ". Ảnh: ST
Ở Singapore, khu phố người Hoa Chinatown Complex vẫn duy trì những thói quen truyền thống của người Hoa với quy mô nhỏ hơn. Victor Yue, 72 tuổi, cư dân khu phố và là kỹ sư nghỉ hưu, cho biết các lễ hội văn hóa, tôn giáo đã trở nên dần nhàm chán hơn trong những năm qua. Một phần lý do từ việc thiếu sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc, phần khác vì thế hệ người trẻ.
Khu phố người Hoa trước nay chưa bao giờ là nơi chỉ người Hoa sống, còn có các thương nhân Ấn Độ. Tại đây, du khách có thể tìm thấy đền Sri Mariamman - ngôi đền Hindu lâu đời nhất Đảo quốc Sư tử. Quá trình tái thiết vào những năm 1980 của chính quyền nhằm biến các khu cộng đồng như Chinatown, Little India hay Kampong Glam, thành điểm du lịch di sản, tạo ra sự thay đổi lớn trong khu phố người Hoa.
Các cửa hàng truyền thống bán thuốc, đồ khô, đồ kim hoàn nay nằm ngay cạnh khách sạn, quán bar và những điểm phục vụ khách du lịch. Do đó, nhiều cư dân đã rời đi vì có nhiều lựa chọn nhà ở tốt hơn, biến Chinatown Complex trở thành khu phố chủ yếu phục vụ khách du lịch. Ảnh: ST
Nhà sử học Loh Kah Seng cho biết khu Chinatown vẫn thú vị với cả người địa phương lẫn du khách. Bên trong khu vực, du khách sẽ thấy những người cao tuổi tụ tập, gặp gỡ bạn cũ và nhiều dấu vết của phố người Hoa ban đầu. Tuy nhiên, nhiều người cũng phàn nàn việc thương mại hóa quá mức đang biến di sản thành một sản phẩm du lịch.
Trong hình là một nhà hàng bên trong khu phố. Ảnh: CN Traveller
Jalan Petaling là khu người Hoa nổi tiếng hàng thế kỷ ở Kuala Lumpur, Malaysia. Trong những năm gần đây, khu phố đã chứng kiến sự gia tăng của nhóm người nhập cư không phải gốc Hoa, bao gồm Indonesia, Pakistan, Bangladesh. Do đó, nhiều cửa hàng đã thay đổi dịch vụ truyền thống nhằm phục vụ nhóm khách mới, trong đó có nhiều người theo đạo Hồi. Ảnh: Asian Inspirations
Ở Thái Lan, khu phố người Hoa ở đường Yaowarat, Bangkok, luôn đông nghịt khách du lịch. Buổi tối, giao thông bị cản trở bởi những chiếc xe buýt chở khách. Họ chen chúc bên những quầy hàng ăn ven đường, thưởng thức mì ratna hay bánh trứng chảy lá dứa. Sau Covid-19, nhiều chủ sở hữu ban đầu đã bán hoặc cho thuê mặt bằng vì lượng khách không tốt, thu nhập mỗi ngày giảm một nửa.
Trong hình là người bán dimsum ở khu phố người Hoa Bangkok. Ảnh: Unsplash
Quận Huai Khwang ở Bangkok đang nổi lên như một khu phố người Hoa mới. Đại sứ quán Trung Quốc ở Thái Lan nằm ngay gần khu vực này và các đoạn đường xung quanh có nhiều hàng quán được khách Trung Quốc yêu thích như mì Lan Châu, lẩu mala, trà thảo mộc.
Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ như đổi tiền, xin thị thực cho người Trung Quốc cũng xuất hiện ở khu vực này.
Nhà sử học Wasana Wongsurawat của Đại học Chulalongkorn, Bangkok, cho biết Huai Khwang khó có thể coi là phố người Hoa vì những người ở đây chỉ mang tính "tạm thời". Họ là sinh viên, doanh nhân, khách du lịch, không có ý định định cư ở Thái Lan. Trong khi đó, người Hoa ở Yaowarat đã hòa nhập vào xã hội Thái từ lâu. Ảnh: Unsplash
Hoài Anh (Theo Straits Times)
Làn sóng di cư của người Trung Quốc diễn ra theo từng đợt, đặc biệt vào thế kỷ XIX khi nhiều người dân ở Quảng Đông, Phúc Kiến rời quê hương để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Họ đã đổ đến Philippines, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ để có cơ hội làm việc trong các mỏ thiếc, đồn điền cao su hoặc lĩnh vực nông nghiệp, thương mại. Điều này đã tạo nên những khu phố Tàu với nhiều đặc điểm riêng, du nhập văn hóa của nước chủ nhà nhưng vẫn duy trì văn hóa Trung Quốc.
Theo nghiên cứu từ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, số lượng "hua qiao hua ren" (người Hoa ở nước ngoài) có thể lên tới 60 triệu người và 35 triệu trong số này đang sống ở Đông Nam Á. Trong hình là một "paifang" - cổng vòng biểu tượng của khu người Hoa - tại Bangkok. Ảnh: Places of Juma
Tại Manila, Philippines, khu phố người Hoa lâu đời nhất thế giới Binondo được thực dân Tây Ban Nha thành lập năm 1594 để làm khu định cư lâu dài cho các thương nhân Trung Quốc. Khu phố nằm bên kia sông Pasig, đối diện trụ sở chính quyền thực dân, giúp các quan chức dễ dàng kiểm soát người nhập cư. Sau này, người Hoa và người bản địa kết hôn, tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa của khu phố với 20.000 người sinh sống hiện nay.
Cách tốt nhất để hiểu về Binondo là "thông qua dạ dày". Du khách có thể tìm thấy nhiều nhà hàng lâu đời nhất Philippines ở đây như Toho Panciteria Antigua, chuyên pancit (mì xào kiểu Philippines), mở cửa vào năm 1888. Trong hình là nhà thờ Binondo, xây dựng năm 1596 với mục đích cải đạo những người nhập cư sang Công giáo - tôn giáo phổ biến nhất Philippines ngày nay. Ảnh: ST
Theo ông Ivan Man Dy, 46 tuổi, hướng dẫn viên du lịch nổi tiếng của khu phố người Hoa, người Trung Quốc mang đến văn hóa mới, thích nghi với văn hóa địa phương, tạo nên nền ẩm thực và tôn giáo đặc sắc của khu Binondo. Ivan là người gốc Phúc Kiến, có ông nội chuyển đến Philippines vào những năm 1930. Khoảng 20 năm nay, Ivan đã tổ chức các tour du lịch đi bộ, khám phá Manila cổ kính bên trong Binondo.
Trên những con đường chật hẹp của Binondo, du khách sẽ thấy nhiều cửa hàng bán đồ đặc trưng của người Chinoy (người Philippines gốc Hoa) như thuốc men, đồ ăn nhẹ kiểu kwek-kwek, loại trứng cút chiên giòn. Thỉnh thoảng, du khách cũng sẽ đi qua những người đang cầu nguyện, thắp hương ở những ngôi chùa Phật giáo. Ảnh: Michael Buillerey
Cách Binondo khoảng 3.500 km là khu phố người Hoa Tiretta Bazaar ở Kolkata, Ấn Độ. Ho Sui Yin là giáo viên gốc Hoa, hiện giữ chức hiệu trưởng của trường Chien Kuo. Vào năm 1950, khi Yin còn đi học, trường có khoảng 200 học sinh và tất cả đều gốc Hoa. Hiện tại, Yin là người duy nhất. Ngày nay, ở Kolkata, số người Hoa chỉ còn khoảng 2.000 người so với 40.000 người những năm 1940.
Chợ Tiretta Bazaar từng là nơi phát triển thịnh vượng của cộng đồng người Hoa ở Kolkata. Sau cuộc chiến năm 1962 giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cộng đồng gốc Hoa suy giảm do nhiều người bị trục xuất về Trung Quốc. Ảnh: ST
Khu Tiretta Bazaar giờ cũng chỉ là cái bóng mờ của chính nó trước kia khi các hiệu thuốc, cửa hàng may đo do người Hoa làm chủ đã đóng cửa, một nhà hát do người Quảng Đông xây từ năm 1919 cũng biến mất từ lâu. "Dấu ấn của cộng đồng này chỉ còn sót lại ở một số nhà hàng Hoa, đền chùa được công nhận di sản", Tathagata Neogi, Giám đốc trải nghiệm của Immersive Trails, công ty tổ chức các chuyến đi bộ khắp Kolkata, bao gồm khu Tiretta Bazaar, nói.
Trong ảnh là đền Choong Hee Dhong Thien Haue ở Tiretta Bazaar, nơi được công nhận di sản. Ảnh: ST
Monica Liu, hiện sở hữu 8 nhà hàng Hoa ở Kolkata, một trong số đó nằm ở Tangra - khu phố người Hoa khác. Năm 11 tuổi, bà và gia đình bị giam 5 năm trong cuộc xung đột nói trên. Sau khi được thả, họ dựng lại cơ ngơi bằng việc bán bánh bao trên phố. Ẩm thực Ấn - Trung là điểm sáng hiếm hoi của cộng đồng người Hoa ở Tangra - nơi từng nổi tiếng với nhóm thợ nhập cư lành nghề, gồm thợ mộc, thuộc da, kim hoàn tới đóng tàu.
Hiện tại, nhiều nhà máy sản xuất của nhóm người nhập cư bị bỏ hoang hoặc bán lại. Bà Liu nhớ khi xưa, ở bất kỳ đâu cũng có thể nghe thấy giọng người Hoa nhưng giờ không còn nữa.
Theo ông Neogi, số lượng người Hoa ở Kolkata sẽ giảm còn khoảng 1.000 người trong 5-10 năm tới. Trong ảnh là một tòa nhà bỏ hoang ở Tangra, trên biển có ghi "Hội đồng sản xuất Tangra Ấn Độ". Ảnh: ST
Ở Singapore, khu phố người Hoa Chinatown Complex vẫn duy trì những thói quen truyền thống của người Hoa với quy mô nhỏ hơn. Victor Yue, 72 tuổi, cư dân khu phố và là kỹ sư nghỉ hưu, cho biết các lễ hội văn hóa, tôn giáo đã trở nên dần nhàm chán hơn trong những năm qua. Một phần lý do từ việc thiếu sự quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc, phần khác vì thế hệ người trẻ.
Khu phố người Hoa trước nay chưa bao giờ là nơi chỉ người Hoa sống, còn có các thương nhân Ấn Độ. Tại đây, du khách có thể tìm thấy đền Sri Mariamman - ngôi đền Hindu lâu đời nhất Đảo quốc Sư tử. Quá trình tái thiết vào những năm 1980 của chính quyền nhằm biến các khu cộng đồng như Chinatown, Little India hay Kampong Glam, thành điểm du lịch di sản, tạo ra sự thay đổi lớn trong khu phố người Hoa.
Các cửa hàng truyền thống bán thuốc, đồ khô, đồ kim hoàn nay nằm ngay cạnh khách sạn, quán bar và những điểm phục vụ khách du lịch. Do đó, nhiều cư dân đã rời đi vì có nhiều lựa chọn nhà ở tốt hơn, biến Chinatown Complex trở thành khu phố chủ yếu phục vụ khách du lịch. Ảnh: ST
Nhà sử học Loh Kah Seng cho biết khu Chinatown vẫn thú vị với cả người địa phương lẫn du khách. Bên trong khu vực, du khách sẽ thấy những người cao tuổi tụ tập, gặp gỡ bạn cũ và nhiều dấu vết của phố người Hoa ban đầu. Tuy nhiên, nhiều người cũng phàn nàn việc thương mại hóa quá mức đang biến di sản thành một sản phẩm du lịch.
Trong hình là một nhà hàng bên trong khu phố. Ảnh: CN Traveller
Jalan Petaling là khu người Hoa nổi tiếng hàng thế kỷ ở Kuala Lumpur, Malaysia. Trong những năm gần đây, khu phố đã chứng kiến sự gia tăng của nhóm người nhập cư không phải gốc Hoa, bao gồm Indonesia, Pakistan, Bangladesh. Do đó, nhiều cửa hàng đã thay đổi dịch vụ truyền thống nhằm phục vụ nhóm khách mới, trong đó có nhiều người theo đạo Hồi. Ảnh: Asian Inspirations
Ở Thái Lan, khu phố người Hoa ở đường Yaowarat, Bangkok, luôn đông nghịt khách du lịch. Buổi tối, giao thông bị cản trở bởi những chiếc xe buýt chở khách. Họ chen chúc bên những quầy hàng ăn ven đường, thưởng thức mì ratna hay bánh trứng chảy lá dứa. Sau Covid-19, nhiều chủ sở hữu ban đầu đã bán hoặc cho thuê mặt bằng vì lượng khách không tốt, thu nhập mỗi ngày giảm một nửa.
Trong hình là người bán dimsum ở khu phố người Hoa Bangkok. Ảnh: Unsplash
Quận Huai Khwang ở Bangkok đang nổi lên như một khu phố người Hoa mới. Đại sứ quán Trung Quốc ở Thái Lan nằm ngay gần khu vực này và các đoạn đường xung quanh có nhiều hàng quán được khách Trung Quốc yêu thích như mì Lan Châu, lẩu mala, trà thảo mộc.
Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ như đổi tiền, xin thị thực cho người Trung Quốc cũng xuất hiện ở khu vực này.
Nhà sử học Wasana Wongsurawat của Đại học Chulalongkorn, Bangkok, cho biết Huai Khwang khó có thể coi là phố người Hoa vì những người ở đây chỉ mang tính "tạm thời". Họ là sinh viên, doanh nhân, khách du lịch, không có ý định định cư ở Thái Lan. Trong khi đó, người Hoa ở Yaowarat đã hòa nhập vào xã hội Thái từ lâu. Ảnh: Unsplash
Hoài Anh (Theo Straits Times)