Minh Thư
Well-known member
Trái với suy nghĩ của nhiều người, nằm ngửa là tư thế ngủ tệ nhất. Mọi người nên ngủ sấp hoặc nghiêng sang một bên để không gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Khó ngủ là vấn đề nhiều người mắc phải hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Theo Tiến sĩ Keisha Sullivan tại viện chăm sóc sức khỏe Keisha Sullivan, những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người khó chìm vào giấc ngủ là do sử dụng chất kích thích, thay đổi hormone như mang thai, mãn kinh, gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần…
Nhiều người đã thử tra cứu trên Google để tìm lời khuyên bởi rất nhiều mẹo ngủ dễ được chia sẻ trên các mạng xã hội, nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau.
Bác sĩ nói ngủ sấp là tư thế ngủ tốt nhất
TikToker Jayde Carroll từng nhận được 350.000 lượt xem cho video cảnh báo người dùng không nên ngủ sấp vì “các nghiên cứu chỉ ra đây là tư thế ngủ tệ nhất”. Anh khuyến khích mọi người nên ngủ nghiêng một bên là tốt nhất.
TS. Sullivan khá đồng ý với quan điểm này vì cô cũng thường khuyên bệnh nhân của mình ngủ lệch một phía. Tuy nhiên, nếu không thể ngủ một bên, tiến sĩ cho rằng tốt nhất là bạn nên ngủ sấp.
“Ngủ thẳng lưng mới là tư thế ngủ tệ nhất. Có lẽ ai cũng bất ngờ bởi lời khuyên này”, Sullivan nói. Bác sĩ giải thích khi ngủ thẳng lưng, phần lưỡi và xương hàm sẽ tụt về phía sau, cản trở quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này rất nguy hiểm với những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Bên cạnh đó, theo Sullivan, người dùng nên giữ nhiệt độ phòng thấp ở mức 16-22 độ C để giảm nhiệt độ cơ thể và giúp dễ ngủ. Ngoài ra, một lời khuyên khác là không vào phòng ngủ hay lên giường cho đến khi thật sự muốn nghỉ ngơi.
Nguyên nhân là não bộ của con người thường phân loại các không gian và xếp chúng phù hợp với từng hoạt động khác nhau như nhà bếp là để ăn, phòng khách là để sinh học chung, bàn là để làm việc và giường ngủ là để ngủ.
Do đó, bạn cần rèn luyện cơ thể nhận ra những dấu hiệu cần ngủ bằng cách tách biệt các hoạt động thường nhật khỏi không gian ngủ để tự động rơi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nếu làm việc cả ngày trên giường, trong phòng ngủ, cơ thể của bạn sẽ bị nhầm lẫn và cho rằng hoạt động này sẽ luôn được thực hiện ở phòng ngủ.
Mọi người cũng nên tắm nước ấm trước khi lên giường để dễ ngủ hơn. Thói quen này giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, làm giãn các dây thần kinh và máu được lưu thông dễ dàng hơn và làm giảm nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn.
Một lời khuyên khác là mang tất khi ngủ. Tất không chỉ giữ ấm bàn chân suốt cả đêm mà còn điều hòa nhiệt độ cơ thể. “Khi cơ thể tăng tiết melatonin vào cuối ngày, nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm xuống để dễ ngủ hơn. Do đó, việc mang tất sẽ giúp giãn mạch máu, đồng thời đẩy máu xuống tay và chân để đẩy nhanh quá trình giảm nhiệt độ cơ thể, sớm đi vào giấc ngủ”, Sullivan nói.
Khởi đầu để tạo lập những thói quen tốt trước khi ngủ
Ăn trước khi ngủ ít nhất 3 giờ, làm việc trước khi ngủ 2 giờ và ngừng sử dụng điện thoại 1 giờ trước khi ngủ là những lời khuyên phổ biến nhất dành cho những người mất ngủ.
Tuy vậy, TS. Sullivan cho rằng mọi người không cần phải tuân theo quy tắc này một cách khắt khe mà chỉ cần giãn cách thời gian ăn uống, sử dụng thiết bị công nghệ với giờ đi ngủ là đủ.
Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm giàu protein trước khi ngủ để dễ ngủ hơn. “Những thực phẩm giàu magie như các loại hạt, cá và trứng sẽ giúp điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh nên sẽ dễ ngủ hơn”, Sullivan nói. Chuyên gia cũng khuyến khích uống sữa ấm, nước ép anh đào hay ăn kỷ tử trước khi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc trước lời khuyên bật đèn ngủ có ánh sáng đỏ trong phòng ngủ với lý do loại ánh sáng này sẽ sản sinh melatonin, hormone chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ thức - ngủ của con người.
TS. Sullivan cho rằng lời khuyên này không hề có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, dù bật đèn ngủ màu đỏ, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính hay các loại màn hình khác cũng ngăn cản quá trình sản xuất melatonin.
Thay vào đó, bạn có thể viết nhật ký để sắp xếp những suy nghĩ trong ngày trước khi ngủ để chúng không còn xoay quanh đầu bạn ngay cả khi lên giường. Đây cũng là một bước khởi đầu tốt để tạo lập thói quen mỗi tối và nhanh chóng nghỉ ngơi về cả thể chất lẫn tinh thần.
Khó ngủ là vấn đề nhiều người mắc phải hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Theo Tiến sĩ Keisha Sullivan tại viện chăm sóc sức khỏe Keisha Sullivan, những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người khó chìm vào giấc ngủ là do sử dụng chất kích thích, thay đổi hormone như mang thai, mãn kinh, gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần…
Nhiều người đã thử tra cứu trên Google để tìm lời khuyên bởi rất nhiều mẹo ngủ dễ được chia sẻ trên các mạng xã hội, nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau.
Bác sĩ nói ngủ sấp là tư thế ngủ tốt nhất
TikToker Jayde Carroll từng nhận được 350.000 lượt xem cho video cảnh báo người dùng không nên ngủ sấp vì “các nghiên cứu chỉ ra đây là tư thế ngủ tệ nhất”. Anh khuyến khích mọi người nên ngủ nghiêng một bên là tốt nhất.
TS. Sullivan khá đồng ý với quan điểm này vì cô cũng thường khuyên bệnh nhân của mình ngủ lệch một phía. Tuy nhiên, nếu không thể ngủ một bên, tiến sĩ cho rằng tốt nhất là bạn nên ngủ sấp.
“Ngủ thẳng lưng mới là tư thế ngủ tệ nhất. Có lẽ ai cũng bất ngờ bởi lời khuyên này”, Sullivan nói. Bác sĩ giải thích khi ngủ thẳng lưng, phần lưỡi và xương hàm sẽ tụt về phía sau, cản trở quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này rất nguy hiểm với những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Bên cạnh đó, theo Sullivan, người dùng nên giữ nhiệt độ phòng thấp ở mức 16-22 độ C để giảm nhiệt độ cơ thể và giúp dễ ngủ. Ngoài ra, một lời khuyên khác là không vào phòng ngủ hay lên giường cho đến khi thật sự muốn nghỉ ngơi.
Nguyên nhân là não bộ của con người thường phân loại các không gian và xếp chúng phù hợp với từng hoạt động khác nhau như nhà bếp là để ăn, phòng khách là để sinh học chung, bàn là để làm việc và giường ngủ là để ngủ.
Do đó, bạn cần rèn luyện cơ thể nhận ra những dấu hiệu cần ngủ bằng cách tách biệt các hoạt động thường nhật khỏi không gian ngủ để tự động rơi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nếu làm việc cả ngày trên giường, trong phòng ngủ, cơ thể của bạn sẽ bị nhầm lẫn và cho rằng hoạt động này sẽ luôn được thực hiện ở phòng ngủ.
Mọi người cũng nên tắm nước ấm trước khi lên giường để dễ ngủ hơn. Thói quen này giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, làm giãn các dây thần kinh và máu được lưu thông dễ dàng hơn và làm giảm nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn.
Một lời khuyên khác là mang tất khi ngủ. Tất không chỉ giữ ấm bàn chân suốt cả đêm mà còn điều hòa nhiệt độ cơ thể. “Khi cơ thể tăng tiết melatonin vào cuối ngày, nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm xuống để dễ ngủ hơn. Do đó, việc mang tất sẽ giúp giãn mạch máu, đồng thời đẩy máu xuống tay và chân để đẩy nhanh quá trình giảm nhiệt độ cơ thể, sớm đi vào giấc ngủ”, Sullivan nói.
Khởi đầu để tạo lập những thói quen tốt trước khi ngủ
Ăn trước khi ngủ ít nhất 3 giờ, làm việc trước khi ngủ 2 giờ và ngừng sử dụng điện thoại 1 giờ trước khi ngủ là những lời khuyên phổ biến nhất dành cho những người mất ngủ.
Tuy vậy, TS. Sullivan cho rằng mọi người không cần phải tuân theo quy tắc này một cách khắt khe mà chỉ cần giãn cách thời gian ăn uống, sử dụng thiết bị công nghệ với giờ đi ngủ là đủ.
Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm giàu protein trước khi ngủ để dễ ngủ hơn. “Những thực phẩm giàu magie như các loại hạt, cá và trứng sẽ giúp điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh nên sẽ dễ ngủ hơn”, Sullivan nói. Chuyên gia cũng khuyến khích uống sữa ấm, nước ép anh đào hay ăn kỷ tử trước khi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc trước lời khuyên bật đèn ngủ có ánh sáng đỏ trong phòng ngủ với lý do loại ánh sáng này sẽ sản sinh melatonin, hormone chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ thức - ngủ của con người.
TS. Sullivan cho rằng lời khuyên này không hề có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, dù bật đèn ngủ màu đỏ, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính hay các loại màn hình khác cũng ngăn cản quá trình sản xuất melatonin.
Thay vào đó, bạn có thể viết nhật ký để sắp xếp những suy nghĩ trong ngày trước khi ngủ để chúng không còn xoay quanh đầu bạn ngay cả khi lên giường. Đây cũng là một bước khởi đầu tốt để tạo lập thói quen mỗi tối và nhanh chóng nghỉ ngơi về cả thể chất lẫn tinh thần.