Võ Xuân Trường
Well-known member
Những người giữ màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
An Giang - Từ người bơi xuồng chở khách đến nhân viên dọn vệ sinh, tất cả đều chung tay dệt màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi.
Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi có dịp đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước. Cũng tại đây, với bàn tay chăm sóc của người địa phương đã dệt thêm màu xanh tuyệt mỹ cho khu rừng.
Chị Trần Kim Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm chèo xuồng tay chở khách - nhẹ nhàng đưa chúng tôi khám phá thế giới thiên nhiên. Vừa đi, chị vừa kể, mọi thứ ở đây đều giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, không gian yên tĩnh. Người địa phương đều xem rừng như viên ngọc quý báu cần phải giữ gìn. Khi đưa khách đi dưới những tán rừng, chị em trong đội biết được bao nhiêu sẽ giới thiệu bấy nhiêu với khách để giúp họ hiểu thêm về vùng đất.
Chị Ngọc giới thiệu cho du khách về vẻ đẹp rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Phong Linh
"Lúc đầu, mình làm ở đây vì muốn có thu nhập nhưng khi càng làm, thấy cảnh đẹp, thấy du khách thích thú mình lại càng yêu nghề hơn. Có khi bơi cũng mỏi tay hoặc có lúc bệnh nhưng tôi luôn tự động viên mình mau khỏe để phục vụ du khách" - chị Ngọc nói.
Cũng vào thời điểm này, ban quản lý tăng cường cho nhân viên là những người địa phương, am hiểu từng loại cây cỏ, chim thú để thường xuyên chăm sóc, làm đẹp cảnh quan các tuyến cho tham quan.
"Mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mượt mà màu xanh thẳm. Hàng ngày, chúng tôi đi dọn dẹp các đường bơi, tôn tạo nên chỗ trú ngụ cho chim, cò về ở. Hơn cả làm vì công việc, chúng tôi muốn góp thêm màu xanh cho rừng tràm Trà Sư" - ông Mai Văn Hoẳn cho hay.
Theo ông Hoẳn, làm nghề này vất vả, nhưng đổi lại niềm vui. Theo thời gian, lượng khách để rác không đúng nơi quy định đã giảm dần. Đây sẽ là những đốm lửa nhỏ giúp lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân.
Nhân viên đội dọn vệ sinh tích cực dọn dẹp giúp dệt thêm màu xanh cho "viên ngọc quý" vùng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Lục Tùng
Tận mắt tham quan và đắm chìm trong vẻ đẹp của khu rừng, bà Trương Thị Vân, du khách từ TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Ấn tượng nhất là khi vào rừng không khí rất yên bình, khung cảnh hoang sơ, tựa như trở lại thời kỳ Nam bộ chưa khẩn hoang mà tôi chỉ được xem trên sách vở. Tôi rất hài lòng về chuyến đi này, nhất là được chính người địa phương giới thiệu cảnh đẹp, truyền cảm hứng".
Chị Solene, du khách người Pháp, bày tỏ: "Tôi chưa từng đi nơi nào còn nguyên vẹn màu xanh như thế, nếu có dịp tôi sẽ trở lại nơi đây".
Rừng tràm Trà Sư xanh mướt vào mùa nước nổi. Ảnh: Phong Linh
Rừng tràm Trà Sư rộng 845 ha, chủ yếu thuộc 2 xã Vĩnh Trung và Văn Giáo của thị xã Tịnh Biên và một phần xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (tỉnh An Giang). Đây là vùng rốn của khu vực Tứ giác Long Xuyên, gồm An Giang, Kiên Giang và một phần Cần Thơ. 4 đỉnh của tứ giác này ứng với 4 thành phố, gồm: Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang).
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định nơi đây là kho tàng hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú, xứng đáng được xem là điểm đến lý tưởng cho các nhà lâm học, môi trường - sinh thái học, du khách... khám phá, nghiên cứu.
An Giang - Từ người bơi xuồng chở khách đến nhân viên dọn vệ sinh, tất cả đều chung tay dệt màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi.
Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi có dịp đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước. Cũng tại đây, với bàn tay chăm sóc của người địa phương đã dệt thêm màu xanh tuyệt mỹ cho khu rừng.
Chị Trần Kim Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm chèo xuồng tay chở khách - nhẹ nhàng đưa chúng tôi khám phá thế giới thiên nhiên. Vừa đi, chị vừa kể, mọi thứ ở đây đều giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, không gian yên tĩnh. Người địa phương đều xem rừng như viên ngọc quý báu cần phải giữ gìn. Khi đưa khách đi dưới những tán rừng, chị em trong đội biết được bao nhiêu sẽ giới thiệu bấy nhiêu với khách để giúp họ hiểu thêm về vùng đất.
"Lúc đầu, mình làm ở đây vì muốn có thu nhập nhưng khi càng làm, thấy cảnh đẹp, thấy du khách thích thú mình lại càng yêu nghề hơn. Có khi bơi cũng mỏi tay hoặc có lúc bệnh nhưng tôi luôn tự động viên mình mau khỏe để phục vụ du khách" - chị Ngọc nói.
Cũng vào thời điểm này, ban quản lý tăng cường cho nhân viên là những người địa phương, am hiểu từng loại cây cỏ, chim thú để thường xuyên chăm sóc, làm đẹp cảnh quan các tuyến cho tham quan.
"Mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mượt mà màu xanh thẳm. Hàng ngày, chúng tôi đi dọn dẹp các đường bơi, tôn tạo nên chỗ trú ngụ cho chim, cò về ở. Hơn cả làm vì công việc, chúng tôi muốn góp thêm màu xanh cho rừng tràm Trà Sư" - ông Mai Văn Hoẳn cho hay.
Theo ông Hoẳn, làm nghề này vất vả, nhưng đổi lại niềm vui. Theo thời gian, lượng khách để rác không đúng nơi quy định đã giảm dần. Đây sẽ là những đốm lửa nhỏ giúp lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân.
Tận mắt tham quan và đắm chìm trong vẻ đẹp của khu rừng, bà Trương Thị Vân, du khách từ TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Ấn tượng nhất là khi vào rừng không khí rất yên bình, khung cảnh hoang sơ, tựa như trở lại thời kỳ Nam bộ chưa khẩn hoang mà tôi chỉ được xem trên sách vở. Tôi rất hài lòng về chuyến đi này, nhất là được chính người địa phương giới thiệu cảnh đẹp, truyền cảm hứng".
Chị Solene, du khách người Pháp, bày tỏ: "Tôi chưa từng đi nơi nào còn nguyên vẹn màu xanh như thế, nếu có dịp tôi sẽ trở lại nơi đây".
Rừng tràm Trà Sư rộng 845 ha, chủ yếu thuộc 2 xã Vĩnh Trung và Văn Giáo của thị xã Tịnh Biên và một phần xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (tỉnh An Giang). Đây là vùng rốn của khu vực Tứ giác Long Xuyên, gồm An Giang, Kiên Giang và một phần Cần Thơ. 4 đỉnh của tứ giác này ứng với 4 thành phố, gồm: Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang).
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định nơi đây là kho tàng hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú, xứng đáng được xem là điểm đến lý tưởng cho các nhà lâm học, môi trường - sinh thái học, du khách... khám phá, nghiên cứu.