Lẩu là món ăn được ưa chuộng khi thời tiết mát mẻ nhưng rất nhiều người cần hạn chế để không ảnh hưởng sức khỏe.
Những lưu ý đặc biệt khi ăn lẩu để tránh gây hại sức khỏe
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích, gây đau đớn… Những thực phẩm ăn kèm lẩu luôn được nhúng nóng, cộng với gia vị cay đặc trực của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét, thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày…
Trước đó từng có trường hợp bị thủng dạ dày do ăn lẩu nóng và quá cay.
Lẩu là món ăn được ưa chuộng khi thời tiết mát mẻ nhưng rất nhiều người cần hạn chế để không ảnh hưởng sức khỏe.
Những người bị viêm họng mãn tính
Những người viêm họng mãn tính, mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, cũng không nên ăn lẩu cay.
Người bị bệnh gan
Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng lẩu cừu vì món đồ ăn này không tốt cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường
Với những người bị tiểu đường, việc ăn uống phải hết sức thận trọng. Ăn lẩu gồm có nhiều nguyên liệu từ hải sản, thịt bò, thịt gà cho đến các loại rau. Vì vậy người bị tiểu đường phải hết sức lưu ý để không làm tăng đường huyết.
Người tiểu đường ăn lẩu phải chú ý trong nước dùng không cho thêm đường, nên ăn nước dùng riêng. Khi ăn thịt nên chọn thịt ít mỡ hoặc ăn thịt tinh nạc. Ngoài ra, các loại rau củ thường chứa lượng tinh bột cao nên cần thận trọng như giảm bớt ăn khoai tây, củ sen, khoai môn, khoai lang, tăng cường ăn các loại rau xanh.
Khi ăn lẩu không uống các đồ uống có cồn, nước ép trái cây hoặc trà sữa, vì bên trong có chứa nhiều đường hoặc thành phần không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, làm tăng đường huyết trong máu.
Người bị bệnh gout
Với người bị gout thường phải chú ý chế độ ăn nghiêm ngặt để tránh không làm tăng purin trong gan khiến sản sinh quá nhiều axit uric khiến các khớp xương bị sưng đỏ. Những thực phẩm tốt cho người mắc gout là đồ ăn chay, thịt ít, không ăn quá nhiều hải sản. Khi ăn lẩu nên ăn các loại rau như bắp cải, cà rốt, khoai tây, rong biển... đây đều là những loại rau giàu kali nó sẽ làm giảm axit uric. Người bị bệnh gout không ăn lẩu nấm vì bản chất nấm chứa nhiều purine khi đi vào cơ thể sẽ không tốt.
Trong nồi lẩu thường có nước dùng cay kèm hạt tiêu, ớt, mù tạt hoặc các gia vị khác... người bị gout nên tránh ăn những thứ này trong nồi lẩu. Vì vậy, nên chế ra loại nước lẩu không cay, không có hạt tiêu. Người bị gout nên uống soda khi ăn lẩu sẽ trung hòa được axit uric.
Người béo phì
Người béo phì cần chế độ ăn ít dầu mỡ cho nên chú ý ăn nhiều rau giàu vitamin, chất xơ. Rau được xem là thành phần giúp "hút" và trung hòa bớt mỡ trong thịt. Nồi lẩu có nhiều loại thực phẩm, cho nên người béo phì không nên ăn nước dùng quá nhiều chất béo, nên chọn lẩu nấm là tốt nhất.
Những lưu ý đặc biệt khi ăn lẩu để tránh gây hại sức khỏe
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích, gây đau đớn… Những thực phẩm ăn kèm lẩu luôn được nhúng nóng, cộng với gia vị cay đặc trực của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét, thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày…
Trước đó từng có trường hợp bị thủng dạ dày do ăn lẩu nóng và quá cay.
Lẩu là món ăn được ưa chuộng khi thời tiết mát mẻ nhưng rất nhiều người cần hạn chế để không ảnh hưởng sức khỏe.
Những người bị viêm họng mãn tính
Những người viêm họng mãn tính, mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, cũng không nên ăn lẩu cay.
Người bị bệnh gan
Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng lẩu cừu vì món đồ ăn này không tốt cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường
Với những người bị tiểu đường, việc ăn uống phải hết sức thận trọng. Ăn lẩu gồm có nhiều nguyên liệu từ hải sản, thịt bò, thịt gà cho đến các loại rau. Vì vậy người bị tiểu đường phải hết sức lưu ý để không làm tăng đường huyết.
Người tiểu đường ăn lẩu phải chú ý trong nước dùng không cho thêm đường, nên ăn nước dùng riêng. Khi ăn thịt nên chọn thịt ít mỡ hoặc ăn thịt tinh nạc. Ngoài ra, các loại rau củ thường chứa lượng tinh bột cao nên cần thận trọng như giảm bớt ăn khoai tây, củ sen, khoai môn, khoai lang, tăng cường ăn các loại rau xanh.
Khi ăn lẩu không uống các đồ uống có cồn, nước ép trái cây hoặc trà sữa, vì bên trong có chứa nhiều đường hoặc thành phần không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường, làm tăng đường huyết trong máu.
Người bị bệnh gout
Với người bị gout thường phải chú ý chế độ ăn nghiêm ngặt để tránh không làm tăng purin trong gan khiến sản sinh quá nhiều axit uric khiến các khớp xương bị sưng đỏ. Những thực phẩm tốt cho người mắc gout là đồ ăn chay, thịt ít, không ăn quá nhiều hải sản. Khi ăn lẩu nên ăn các loại rau như bắp cải, cà rốt, khoai tây, rong biển... đây đều là những loại rau giàu kali nó sẽ làm giảm axit uric. Người bị bệnh gout không ăn lẩu nấm vì bản chất nấm chứa nhiều purine khi đi vào cơ thể sẽ không tốt.
Trong nồi lẩu thường có nước dùng cay kèm hạt tiêu, ớt, mù tạt hoặc các gia vị khác... người bị gout nên tránh ăn những thứ này trong nồi lẩu. Vì vậy, nên chế ra loại nước lẩu không cay, không có hạt tiêu. Người bị gout nên uống soda khi ăn lẩu sẽ trung hòa được axit uric.
Người béo phì
Người béo phì cần chế độ ăn ít dầu mỡ cho nên chú ý ăn nhiều rau giàu vitamin, chất xơ. Rau được xem là thành phần giúp "hút" và trung hòa bớt mỡ trong thịt. Nồi lẩu có nhiều loại thực phẩm, cho nên người béo phì không nên ăn nước dùng quá nhiều chất béo, nên chọn lẩu nấm là tốt nhất.