dieupt
Well-known member
Bài đầu tiên trong loạt series nói về lịch sử hình thành, độ khủng và những thành công, thất bại trong quá trình phát triển của các tập đoàn lớn, những gã khổng lồ về công nghệ.
Là một trong những ông trùm làng di động thế giới, Samsung đã tự “xây dựng” để trở thành một đế chế di động và điện tử khổng lồ, câu chuyện Samsung cũng là một câu chuyện thú vị, những thăng trầm, những bước phát triển vượt bậc. Hãy cùng khám phá một số sự thật thú vị về gã khổng lồ Hàn Quốc này.
Vào năm 1938, ông Lee Byung-chul lập ra một công ty thương mại ở tỉnh Gyeongsang, cũng là quê hương ông, và đặt tên nó là Samsung. Sự lựa chọn tên của công ty phản ánh tham vọng này. Được xây dựng từ các từ tiếng Hàn sam (ba) và sung (sao), biểu tượng ba ngôi sao () được cho là đại diện cho văn hóa một thứ gì đó to lớn, nhiều và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sau chiến tranh với Nhật Bản, ông Lee gần như mất tất cả. Năm 1950, hãng kinh doanh thêm bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ, điều này dẫn chúng ta đến nhiều điều thú vị khác.
Samsung - LG, từ tình bạn, tình sui gia cho đến đại chiến
Nhà sáng lập LG, Koo In-hwoi cũng sinh ra tại Gyeongsang. Sau khi thành công tương đối ở việc kinh doanh hàng khô và nhập khẩu, ông mở công ty mỹ phẩm Luk Hai - chuyên sản xuất kem "Lucky" vào năm 1947.
Đến năm 1958, ông tiếp tục thành lập Goldstar - gốc rễ hình thành nên LG Electronics sau này. Goldstar nổi tiếng với thiết bị radio gia đình đầu tiên của Hàn Quốc. Có thể nhận thấy, LG đã đi trước Samsung một bước khi tiến vào thị trường điện tử.
Nhà sáng lập Koo In-hwoi của Lucky Goldstar (LG)
Thời niên thiếu, nhà sáng lập Byung-chul và In-hwoi có mối quan hệ bạn bè khá thân thiết và tôn trọng lẫn nhau. Thậm chí, còn học tiểu học cùng nhau và đặc biệt khi lớn lên, họ có quan hệ thông gia khi con gái thứ hai của ông Byung-chul (Samsung) kết hôn với con trai thứ ba của ông In-hwoi (LG). Sau khi trở thành vợ chồng, con trai của ông In-hwoi đã về làm cho Samsung một thời gian.
Theo lời kể lại của con trai ông Lee thì nhà sáng lập của Samsung đã gặp trực tiếp ông Koo để thông báo kế hoạch tấn công vào thị trường điện tử. Dĩ nhiên ông Koo đón nhận thông tin này với một thái độ không mấy dễ chịu bởi trước đó họ từng có cam kết ngầm không bao giờ nhảy vào lĩnh vực của nhau. Nhà sáng lập LG thậm chí đã lớn tiếng quát mắng vị thông gia. Ngược lại, ông Lee cũng bất ngờ trước phản ứng của ông Koo và bỏ về.
Kể từ đó, hai nhà lãnh đạo LG và Samsung không bao giờ thân thiết trở lại nữa. Ngay sau vụ việc, con trai của ông Koo (và cũng là con rể của ông Lee) nhanh chóng rời khỏi Samsung.
Nhà sáng lập Lee Byung-chul của Samsung
Ở thời điểm hiện tại, cuộc đua về mảng smartphone có lẽ LG tỏ ra “đuối sức” so với nhà thông gia cũ. Báo cáo cho thấy LG đang gánh chịu thua lỗ trong mảng này.
Kỳ tích sông Hàn - Tập đoàn góp một phần lớn trong GDP đất nước
Là một trong những tập đoàn có công rất lớn trong công cuộc “Kỳ tích sông Hàn” - cụm từ đề cập tới thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ dưới thời tổng thống Park Chung Hee, kinh tế do xuất khẩu tăng mạnh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ to lớn
Lột xác toàn bộ đất nước Hàn Quốc từ một đống tro tàn của cuộc Chiến tranh Triều Tiên tàn khốc – trở thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cán mốc 1.000 tỷ USD. Các công ty con của Samsung sản xuất ra 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước, chiếm một lượng lớn trên tổng GDP Hàn Quốc. Năm 2017, theo CNN ước tính tổng tài sản của Tập đoàn Samsung chiếm khoảng 15% GDP của đất nước.
Dựa trên báo cáo tài chính tổng hợp năm 2018 thì doanh thu tập đoàn đạt 206 tỷ USD. (Apple trong năm 2018 đạt 265,6 tỷ USD)
Lợi nhuận kinh doanh đạt 49.7 tỷ USD, lãi thực 37.4 tỷ USD. Chi phí dành cho R&D là 16 tỷ USD .
Tổng tài sản: 529.5 tỷ USD (2014)
Tổng vốn chủ sở hữu : 231.2 tỷ USD (2014)
Trong đó “món” cay nhất trong “bát kim chi” Samsung là Samsung Electronics – công ty sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. 2/3 doanh thu của hãng đến từ mảng sản xuất điện thoại thông minh, chip bán dẫn và các linh kiện điện tử khác. Tuy nhiên, trong mạng lưới của Samsung là rất nhiều các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hầu hết trong số chúng mang thương hiệu Samsung.
“Dân số” hiện tại của Samsung là 309,630 người
Samsung không chỉ là nhà sản xuất điện tử và điện thoại di động. Samsung là một tập đoàn Chaebol đa ngành, đa quốc gia, hiện tại có 59 công ty chưa niêm yết và 19 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Các công ty này bao gồm các ngành: điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, thiết bị viễn thông, may mặc, dược phẩm, mỹ phẩm & thời trang, ô tô, hóa chất, điện tử tiêu dùng, linh kiện điện tử, chất bán dẫn, thiết bị lưu trữ, DRAM, tàu biển, máy bay, vệ tinh nhân tạo, thiết bị quân sự đóng tàu, ngân hàng, khách sạn, thực phẩm và thậm chí là các ngành công nghiệp y tế.
Một số công ty con nổi tiếng của Samsung như là:
Trụ sở chính:
Samsung tham gia vào nhiều lĩnh vực khác chứ không chỉ có thị trường smartphone. Công ty sản xuất chipset A-series cho Apple, và có thị phần lớn trên thị trường màn hình AMOLED toàn cầu hồi năm ngoái, những con chip trang bị cho iPhone 4, 4s, 5 và 5s của Apple đều do Samsung chế tạo, ngoài ra còn có bộ nhớ trong, RAM và màn hình. Hơn một nửa iPhone trên toàn cầu đều có chứa linh kiện Samsung bên trong.
Thành Phố Samsung tại Hàn Quốc
Ở Seoul, cũng có những tòa cao ốc mang tên Samsung, nhưng ở Suwon - cách Seoul 45 km, có hẳn một thành phố mang tên “Samsung Digital City” (Thành phố Kỹ thuật số Samsung). Với diện tích 1,72 triệu mét vuông, Samsung Digital City hoành tráng ngay từ chiếc cổng vào, đến những dãy những tòa nhà cao tầng liên tiếp nhau, đường nội bộ to và rộng thênh thang, chẳng khác nào một thành phố hiện đại. 40.000 nhân viên Samsung đang làm việc ở đó. Còn có hẳn một trung tâm nghiên cứu 25 tầng dành riêng cho các kỹ sư Samsung phát triển sản phẩm mới. Và một trường Đại Học, quy tụ nhiều sinh viên, giáo sư trên khắp thế giới.
Tham vọng của Samsung Electronics bắt đầu vào năm 1970 với TV đen trắng
Đến năm 1969, mảng được biết đến nhiều nhất của Samsung là công ty điện tử Samsung Electronics được thành lập. Sản phẩm điện tử đầu tiên được cho ra đời là TV đen trắng (B&W) 12 inch vào năm 1970, và sau đó trong suốt những năm 1972 mở rộng ra các sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt và tivi màu. Công ty đã mở rộng rất nhiều trong những thập kỷ sau đó, và năm 1986 đã tham gia vào ngành điện thoại di động và sản xuất xe hơi. Trong khi ngành sản xuất TV của Samsung được đón nhận khá tốt, thì chiếc điện thoại đầu tiên của Samsung lại được đón nhận và bán rất tệ.
Vào năm 1983, Samsung Electronics bắt đầu sản xuất máy tính.
4 năm sau, nhà sáng lập Lee Byung-chull qua đời. Con trai thứ 3 của ông là Lee Kun-hee lên nắm quyền và trở thành Chủ tịch của tập đoàn, ông đã thay đổi trọng tâm kinh doanh của Samsung từ một công ty sản xuất các sản phẩm đa dạng nhưng chủ yếu mang lại giá trị thấp sang những sản phẩm có giá trị thặng dư cao hơn. Samsung hướng đến mục tiêu sử dụng các công nghệ tiên tiến và các sản phẩm hạng sang để xây dựng thương hiệu.
Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee
Tạo ra điện thoại đồng hồ, điện thoại CDMA đầu tiên
Không phải Samsung Galaxy Gear là chiếc đồng hồ có tính năng thoại đầu tiên của Samsung. Trong quá khứ Samsung là người tiên phong đầu tiên và duy nhất ở thời điểm đó- năm 1999, Samsung đã tạo ra một chiếc điện thoại trên đồng hồ cho phép bạn nhắn tin hoặc thậm chí thực hiện cuộc gọi một cách độc lập mà không cần kết nối điện thoại giống các smartwatch hiện nay- được đặt tên là Samsung SPH-WP10.
Chiếc điện thoại đồng hồ độc đáo này không chỉ có thể cho biết thời gian mà còn có thể gọi điện trong tối đa 90 phút. Màn hình thuộc loại LCD đơn sắc được chiếu sáng ngược và có các nút vật lý điều hướng xung quanh menu. Thậm chí còn có lệnh thoại để quay số liên lạc của bạn - lạ mắt.
Ngoài ra, Samsung SCH-100 được phát hành trở lại vào năm 1996, khiến nó trở thành điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ CDMA. Vào thời điểm đó, CDMA là một công nghệ mới và - trước các công nghệ 4G/LTE - thực sự có một số lợi thế so với GSM.
Samsung đã làm smartphone từ lâu, trước Android và iOS
Samsung có thể không phải là người đầu tiên sản xuất điện thoại thông minh, nhưng là một trong những hãng tiên phong. Samsung cho ra đời điện thoại trên PDA vào năm 2001 với màn hình màu tại thị trường Mỹ - PDA (Personal Digital Assistant), là các thiết bị cầm tay vốn được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân và ngày càng tích hợp thêm nhiều chức năng. Một PDA cơ bản thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi nhớ, và máy tính bỏ túi.
Với tên mã SPH-i300, chiếc điện thoại này được thiết kế cho mạng của Sprint và chạy trên Palm OS, với tất cả các chức năng của một chiếc PDA bình thường, kết hợp với khả năng thoại.
Vì vậy, SPH-i300 về cơ bản có thể được coi là chiếc điện thoại thông minh cho thị trường Hoa Kỳ đầu tiên của Samsung, và mọi thứ đã thay đổi rất nhiều kể từ đó.
Điện thoại di động Samsung bán chạy nhất
Điện thoại di động bán chạy nhất mọi thời đại của Samsung có thể không bạn ngờ đến. Nó là chiếc Samsung E1110, một điện thoại cơ bản, ra đời vào năm 2009. Và được khai tử vào năm 2012, Samsung đã bán được 150 triệu chiếc. Điều đó làm cho thiết bị này trở thành điện thoại di động bán chạy thứ 8 mọi thời đại.
Điện thoại thông minh bán chạy nhất của Samsung là Galaxy S4
Điện thoại Samsung bán chạy thứ hai, đứng ở vị trí thứ 14 trong số các điện thoại di động là Galaxy S4, với tổng doanh số 80 triệu. Nó cũng là chiếc smartphone Samsung bán chạy nhất mọi thời đại, thiết bị chạy nền Android bán chạy nhất mọi thời đại và điện thoại thông minh bán chạy thứ ba từ trước đến nay, chỉ sau Apple Apple iPhone 6 và 6 Plus và Nokia 5230 dựa trên hệ điều hành Symbian.
Samsung đã có cơ hội mua HĐH Android, nhưng quyết định không
Nói về điện thoại Android, Samsung đã có cơ hội mua lại công ty startup thiết kế hệ điều hành Android.
Nhà sáng lập Android đã tìm kiếm tiền để tiếp tục khởi nghiệp. Tất cả tám thành viên nhóm Android đã bay tới Hàn Quốc để gặp gỡ 20 giám đốc điều hành của Samsung. Nhóm Android đã giới thiệu đến những giám đốc điều hành Samsung kế hoạch của họ cho một hệ điều hành được thiết kế cho điện thoại di động.
Tuy nhiên, phản hồi ngay lập tức từ Samsung sau bài thuyết trình là sự im lặng hoàn toàn.
Chỉ hai tuần sau, vào đầu năm 2005, Rubin và nhóm Android đã nhận được cái bắt tay từ Google, họ đã quyết định mua lại startup với giá 50 triệu đô la. Google và nhóm Android phát triển HĐH và chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 2008.
Tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra với Android nếu Samsung không cười và mua startup này. Có lẽ đó sẽ là Samsung thống trị kinh doanh hệ điều hành di động chứ không phải Google. Hoặc giống như iOS trên iPhone, hay sẽ không còn hệ điều hành nào tên Android tồn tại trên đời !?
Những nốt trầm trong lịch sử phát triển
Năm 2005, Samsung vượt qua Sony trở thành thương hiệu điện tử được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng nhất.
Không phải chặng đường phát triển của Samsung được trải toàn hoa hồng. Giông tố ập đến vào năm 2008, khi Lee Kun-hee rời khỏi ghế Chủ tịch sau khi bị buộc tội trốn thuế. Ông cũng bị cho là đã tìm cách chuyển giao quyền sở hữu cổ phần cho con cái một cách bất hợp pháp. Mất 1 năm sau, ông được Tổng thống ân xá và tháng 3/2010 Lee trở lại làm Chủ tịch Samsung.
Trong năm 2016, Sự cố phát nổ do lỗi kỹ thuật trên Samsung Galaxy Note 7 làm hàng chục tỉ USD của Samsung "bốc hơi". Samsung đã bị mất đến 22 tỉ USD, giá cổ phiếu sụt giảm 11%, một sự cố nghiêm trọng, làm mất đi hình ảnh và lòng tin từ người dùng. Chưa bao giờ hãng sản xuất smartphone đứng top đầu thế giới lại phải chịu cảnh tượng kinh hoàng đến như vậy. Một thảm họa nghiêm trọng trong lịch sử phát triển của hãng.
Là một trong những ông trùm làng di động thế giới, Samsung đã tự “xây dựng” để trở thành một đế chế di động và điện tử khổng lồ, câu chuyện Samsung cũng là một câu chuyện thú vị, những thăng trầm, những bước phát triển vượt bậc. Hãy cùng khám phá một số sự thật thú vị về gã khổng lồ Hàn Quốc này.
Vào năm 1938, ông Lee Byung-chul lập ra một công ty thương mại ở tỉnh Gyeongsang, cũng là quê hương ông, và đặt tên nó là Samsung. Sự lựa chọn tên của công ty phản ánh tham vọng này. Được xây dựng từ các từ tiếng Hàn sam (ba) và sung (sao), biểu tượng ba ngôi sao () được cho là đại diện cho văn hóa một thứ gì đó to lớn, nhiều và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sau chiến tranh với Nhật Bản, ông Lee gần như mất tất cả. Năm 1950, hãng kinh doanh thêm bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ, điều này dẫn chúng ta đến nhiều điều thú vị khác.
Samsung - LG, từ tình bạn, tình sui gia cho đến đại chiến
Nhà sáng lập LG, Koo In-hwoi cũng sinh ra tại Gyeongsang. Sau khi thành công tương đối ở việc kinh doanh hàng khô và nhập khẩu, ông mở công ty mỹ phẩm Luk Hai - chuyên sản xuất kem "Lucky" vào năm 1947.
Đến năm 1958, ông tiếp tục thành lập Goldstar - gốc rễ hình thành nên LG Electronics sau này. Goldstar nổi tiếng với thiết bị radio gia đình đầu tiên của Hàn Quốc. Có thể nhận thấy, LG đã đi trước Samsung một bước khi tiến vào thị trường điện tử.
Nhà sáng lập Koo In-hwoi của Lucky Goldstar (LG)
Thời niên thiếu, nhà sáng lập Byung-chul và In-hwoi có mối quan hệ bạn bè khá thân thiết và tôn trọng lẫn nhau. Thậm chí, còn học tiểu học cùng nhau và đặc biệt khi lớn lên, họ có quan hệ thông gia khi con gái thứ hai của ông Byung-chul (Samsung) kết hôn với con trai thứ ba của ông In-hwoi (LG). Sau khi trở thành vợ chồng, con trai của ông In-hwoi đã về làm cho Samsung một thời gian.
Theo lời kể lại của con trai ông Lee thì nhà sáng lập của Samsung đã gặp trực tiếp ông Koo để thông báo kế hoạch tấn công vào thị trường điện tử. Dĩ nhiên ông Koo đón nhận thông tin này với một thái độ không mấy dễ chịu bởi trước đó họ từng có cam kết ngầm không bao giờ nhảy vào lĩnh vực của nhau. Nhà sáng lập LG thậm chí đã lớn tiếng quát mắng vị thông gia. Ngược lại, ông Lee cũng bất ngờ trước phản ứng của ông Koo và bỏ về.
Kể từ đó, hai nhà lãnh đạo LG và Samsung không bao giờ thân thiết trở lại nữa. Ngay sau vụ việc, con trai của ông Koo (và cũng là con rể của ông Lee) nhanh chóng rời khỏi Samsung.
Nhà sáng lập Lee Byung-chul của Samsung
Ở thời điểm hiện tại, cuộc đua về mảng smartphone có lẽ LG tỏ ra “đuối sức” so với nhà thông gia cũ. Báo cáo cho thấy LG đang gánh chịu thua lỗ trong mảng này.
Kỳ tích sông Hàn - Tập đoàn góp một phần lớn trong GDP đất nước
Là một trong những tập đoàn có công rất lớn trong công cuộc “Kỳ tích sông Hàn” - cụm từ đề cập tới thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ dưới thời tổng thống Park Chung Hee, kinh tế do xuất khẩu tăng mạnh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ to lớn
Lột xác toàn bộ đất nước Hàn Quốc từ một đống tro tàn của cuộc Chiến tranh Triều Tiên tàn khốc – trở thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cán mốc 1.000 tỷ USD. Các công ty con của Samsung sản xuất ra 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước, chiếm một lượng lớn trên tổng GDP Hàn Quốc. Năm 2017, theo CNN ước tính tổng tài sản của Tập đoàn Samsung chiếm khoảng 15% GDP của đất nước.
Dựa trên báo cáo tài chính tổng hợp năm 2018 thì doanh thu tập đoàn đạt 206 tỷ USD. (Apple trong năm 2018 đạt 265,6 tỷ USD)
Lợi nhuận kinh doanh đạt 49.7 tỷ USD, lãi thực 37.4 tỷ USD. Chi phí dành cho R&D là 16 tỷ USD .
Tổng tài sản: 529.5 tỷ USD (2014)
Tổng vốn chủ sở hữu : 231.2 tỷ USD (2014)
Trong đó “món” cay nhất trong “bát kim chi” Samsung là Samsung Electronics – công ty sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. 2/3 doanh thu của hãng đến từ mảng sản xuất điện thoại thông minh, chip bán dẫn và các linh kiện điện tử khác. Tuy nhiên, trong mạng lưới của Samsung là rất nhiều các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hầu hết trong số chúng mang thương hiệu Samsung.
“Dân số” hiện tại của Samsung là 309,630 người
Samsung không chỉ là nhà sản xuất điện tử và điện thoại di động. Samsung là một tập đoàn Chaebol đa ngành, đa quốc gia, hiện tại có 59 công ty chưa niêm yết và 19 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Các công ty này bao gồm các ngành: điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, thiết bị viễn thông, may mặc, dược phẩm, mỹ phẩm & thời trang, ô tô, hóa chất, điện tử tiêu dùng, linh kiện điện tử, chất bán dẫn, thiết bị lưu trữ, DRAM, tàu biển, máy bay, vệ tinh nhân tạo, thiết bị quân sự đóng tàu, ngân hàng, khách sạn, thực phẩm và thậm chí là các ngành công nghiệp y tế.
Một số công ty con nổi tiếng của Samsung như là:
- Samsung Electronics
- Samsung Life Insurance
- Samsung Fire & Marine Insurance
- Samsung Heavy Industries
- Samsung C&T
- Samsung SDS etc.
Trụ sở chính:
- Samsung Town, Seocho-gu, Seoul, Hàn Quốc
- San Jose, Silicon Valley, California, Hoa Kỳ
Samsung tham gia vào nhiều lĩnh vực khác chứ không chỉ có thị trường smartphone. Công ty sản xuất chipset A-series cho Apple, và có thị phần lớn trên thị trường màn hình AMOLED toàn cầu hồi năm ngoái, những con chip trang bị cho iPhone 4, 4s, 5 và 5s của Apple đều do Samsung chế tạo, ngoài ra còn có bộ nhớ trong, RAM và màn hình. Hơn một nửa iPhone trên toàn cầu đều có chứa linh kiện Samsung bên trong.
Thành Phố Samsung tại Hàn Quốc
Ở Seoul, cũng có những tòa cao ốc mang tên Samsung, nhưng ở Suwon - cách Seoul 45 km, có hẳn một thành phố mang tên “Samsung Digital City” (Thành phố Kỹ thuật số Samsung). Với diện tích 1,72 triệu mét vuông, Samsung Digital City hoành tráng ngay từ chiếc cổng vào, đến những dãy những tòa nhà cao tầng liên tiếp nhau, đường nội bộ to và rộng thênh thang, chẳng khác nào một thành phố hiện đại. 40.000 nhân viên Samsung đang làm việc ở đó. Còn có hẳn một trung tâm nghiên cứu 25 tầng dành riêng cho các kỹ sư Samsung phát triển sản phẩm mới. Và một trường Đại Học, quy tụ nhiều sinh viên, giáo sư trên khắp thế giới.
Tham vọng của Samsung Electronics bắt đầu vào năm 1970 với TV đen trắng
Đến năm 1969, mảng được biết đến nhiều nhất của Samsung là công ty điện tử Samsung Electronics được thành lập. Sản phẩm điện tử đầu tiên được cho ra đời là TV đen trắng (B&W) 12 inch vào năm 1970, và sau đó trong suốt những năm 1972 mở rộng ra các sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt và tivi màu. Công ty đã mở rộng rất nhiều trong những thập kỷ sau đó, và năm 1986 đã tham gia vào ngành điện thoại di động và sản xuất xe hơi. Trong khi ngành sản xuất TV của Samsung được đón nhận khá tốt, thì chiếc điện thoại đầu tiên của Samsung lại được đón nhận và bán rất tệ.
Vào năm 1983, Samsung Electronics bắt đầu sản xuất máy tính.
4 năm sau, nhà sáng lập Lee Byung-chull qua đời. Con trai thứ 3 của ông là Lee Kun-hee lên nắm quyền và trở thành Chủ tịch của tập đoàn, ông đã thay đổi trọng tâm kinh doanh của Samsung từ một công ty sản xuất các sản phẩm đa dạng nhưng chủ yếu mang lại giá trị thấp sang những sản phẩm có giá trị thặng dư cao hơn. Samsung hướng đến mục tiêu sử dụng các công nghệ tiên tiến và các sản phẩm hạng sang để xây dựng thương hiệu.
Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee
Tạo ra điện thoại đồng hồ, điện thoại CDMA đầu tiên
Không phải Samsung Galaxy Gear là chiếc đồng hồ có tính năng thoại đầu tiên của Samsung. Trong quá khứ Samsung là người tiên phong đầu tiên và duy nhất ở thời điểm đó- năm 1999, Samsung đã tạo ra một chiếc điện thoại trên đồng hồ cho phép bạn nhắn tin hoặc thậm chí thực hiện cuộc gọi một cách độc lập mà không cần kết nối điện thoại giống các smartwatch hiện nay- được đặt tên là Samsung SPH-WP10.
Chiếc điện thoại đồng hồ độc đáo này không chỉ có thể cho biết thời gian mà còn có thể gọi điện trong tối đa 90 phút. Màn hình thuộc loại LCD đơn sắc được chiếu sáng ngược và có các nút vật lý điều hướng xung quanh menu. Thậm chí còn có lệnh thoại để quay số liên lạc của bạn - lạ mắt.
Ngoài ra, Samsung SCH-100 được phát hành trở lại vào năm 1996, khiến nó trở thành điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ CDMA. Vào thời điểm đó, CDMA là một công nghệ mới và - trước các công nghệ 4G/LTE - thực sự có một số lợi thế so với GSM.
Samsung đã làm smartphone từ lâu, trước Android và iOS
Samsung có thể không phải là người đầu tiên sản xuất điện thoại thông minh, nhưng là một trong những hãng tiên phong. Samsung cho ra đời điện thoại trên PDA vào năm 2001 với màn hình màu tại thị trường Mỹ - PDA (Personal Digital Assistant), là các thiết bị cầm tay vốn được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân và ngày càng tích hợp thêm nhiều chức năng. Một PDA cơ bản thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi nhớ, và máy tính bỏ túi.
Với tên mã SPH-i300, chiếc điện thoại này được thiết kế cho mạng của Sprint và chạy trên Palm OS, với tất cả các chức năng của một chiếc PDA bình thường, kết hợp với khả năng thoại.
Vì vậy, SPH-i300 về cơ bản có thể được coi là chiếc điện thoại thông minh cho thị trường Hoa Kỳ đầu tiên của Samsung, và mọi thứ đã thay đổi rất nhiều kể từ đó.
Điện thoại di động Samsung bán chạy nhất
Điện thoại di động bán chạy nhất mọi thời đại của Samsung có thể không bạn ngờ đến. Nó là chiếc Samsung E1110, một điện thoại cơ bản, ra đời vào năm 2009. Và được khai tử vào năm 2012, Samsung đã bán được 150 triệu chiếc. Điều đó làm cho thiết bị này trở thành điện thoại di động bán chạy thứ 8 mọi thời đại.
Điện thoại thông minh bán chạy nhất của Samsung là Galaxy S4
Điện thoại Samsung bán chạy thứ hai, đứng ở vị trí thứ 14 trong số các điện thoại di động là Galaxy S4, với tổng doanh số 80 triệu. Nó cũng là chiếc smartphone Samsung bán chạy nhất mọi thời đại, thiết bị chạy nền Android bán chạy nhất mọi thời đại và điện thoại thông minh bán chạy thứ ba từ trước đến nay, chỉ sau Apple Apple iPhone 6 và 6 Plus và Nokia 5230 dựa trên hệ điều hành Symbian.
Samsung đã có cơ hội mua HĐH Android, nhưng quyết định không
Nói về điện thoại Android, Samsung đã có cơ hội mua lại công ty startup thiết kế hệ điều hành Android.
Nhà sáng lập Android đã tìm kiếm tiền để tiếp tục khởi nghiệp. Tất cả tám thành viên nhóm Android đã bay tới Hàn Quốc để gặp gỡ 20 giám đốc điều hành của Samsung. Nhóm Android đã giới thiệu đến những giám đốc điều hành Samsung kế hoạch của họ cho một hệ điều hành được thiết kế cho điện thoại di động.
Tuy nhiên, phản hồi ngay lập tức từ Samsung sau bài thuyết trình là sự im lặng hoàn toàn.
Chỉ hai tuần sau, vào đầu năm 2005, Rubin và nhóm Android đã nhận được cái bắt tay từ Google, họ đã quyết định mua lại startup với giá 50 triệu đô la. Google và nhóm Android phát triển HĐH và chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 2008.
Tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra với Android nếu Samsung không cười và mua startup này. Có lẽ đó sẽ là Samsung thống trị kinh doanh hệ điều hành di động chứ không phải Google. Hoặc giống như iOS trên iPhone, hay sẽ không còn hệ điều hành nào tên Android tồn tại trên đời !?
Những nốt trầm trong lịch sử phát triển
Năm 2005, Samsung vượt qua Sony trở thành thương hiệu điện tử được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng nhất.
Không phải chặng đường phát triển của Samsung được trải toàn hoa hồng. Giông tố ập đến vào năm 2008, khi Lee Kun-hee rời khỏi ghế Chủ tịch sau khi bị buộc tội trốn thuế. Ông cũng bị cho là đã tìm cách chuyển giao quyền sở hữu cổ phần cho con cái một cách bất hợp pháp. Mất 1 năm sau, ông được Tổng thống ân xá và tháng 3/2010 Lee trở lại làm Chủ tịch Samsung.
Trong năm 2016, Sự cố phát nổ do lỗi kỹ thuật trên Samsung Galaxy Note 7 làm hàng chục tỉ USD của Samsung "bốc hơi". Samsung đã bị mất đến 22 tỉ USD, giá cổ phiếu sụt giảm 11%, một sự cố nghiêm trọng, làm mất đi hình ảnh và lòng tin từ người dùng. Chưa bao giờ hãng sản xuất smartphone đứng top đầu thế giới lại phải chịu cảnh tượng kinh hoàng đến như vậy. Một thảm họa nghiêm trọng trong lịch sử phát triển của hãng.