TRUONGTRINH
Well-known member
Một số việc thường làm sau khi ăn có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa như uống nước lạnh, uống trà, vận động mạnh, ăn trái cây.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, hình thành thói quen ăn uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bởi có nhiều người mắc bệnh tiêu hóa do các thói quen không tốt sau khi ăn uống. Tránh uống nước lạnh, ăn trái cây, uống trà sau khi ăn... vừa tạo lối sống lành mạnh vừa cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Uống nước lạnh
Uống đủ nước giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, uống nước quá lạnh ngay sau bữa ăn có thể khiến thức ăn bị vón cục. Uống nước lạnh với đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến thức ăn bị đông lại gây khó tiêu và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ăn trái cây
Một số loại trái cây có nhiều pectin, chất xơ hòa tan trong nước, như: chuối, táo, mận, đào... Chất này có thể làm chậm quá trình đưa thức ăn xuống dạ dày gây cảm giác đầy bụng sau bữa ăn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Khanh, cho đến nay không có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy ăn trái cây trước hoặc sau khi ăn có hại cho tiêu hóa.
Uống trà
Thói quen uống trà sau ăn không tốt cho hệ tiêu hóa. Polyphenol và các hợp chất có tính kiềm trong trà ức chế quá trình phân giải thức ăn nên uống ngay sau bữa ăn có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Chất phylline trong trà có tác dụng khử nước nên người ăn nhiều thực phẩm chứa dầu, mỡ, đạm uống trà sau bữa ăn có thể bị táo bón.
Tanin trong trà kết hợp với protein trong thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu, kết tủa và tạo thành các chất cặn khó tiêu, tăng nguy cơ sỏi thận. Tanin còn có thể phản ứng với các khoáng chất trong thức ăn như sắt, magie, kẽm... gây hại dạ dày. Bên cạnh đó, tanin cũng cản trở sự hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Do vậy, uống trà ngay sau bữa ăn kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu sắt, không thích hợp với người thiếu máu. Tốt nhất bạn chỉ nên uống trà sau ăn 30 phút.
Uống trà sau khi ăn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik
Đọc sách
Việc đọc và lái xe đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn không nên làm hai việc này ngay sau khi ăn xong. Các năng lượng bị chuyển hướng trong quá trình tiêu hóa. Do đó, việc đọc có thể dẫn đến mất tập trung và khả năng hiểu.
Ăn đồ ngọt
Rất nhiều các bữa tiệc thường bày biện chè hoặc bánh ngọt để ăn sau bữa ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn hoặc uống đồ ngọt sau bữa ăn sẽ ức chế sự hấp thu sắt trong cơ thể. Khi bị đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể nhâm nhi một chén trà thảo mộc để làm giảm hình thành khí, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
Hút thuốc
Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Hút thuốc ngay sau bữa ăn có thể dẫn đến ợ nóng do giãn cơ vòng thực quản dưới. Thói quen này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ảnh hưởng xấu đến cơ đại tràng.
Vận động mạnh
Hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đánh tennis... ngay sau bữa ăn làm tăng áp lực lên hệ thống tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì khi vận động mạnh khiến gia tăng lưu lượng máu khắp cơ thể mà không còn tập trung vào hệ tiêu hóa như bình thường. Bên cạnh đó, chạy ngay sau khi ăn có thể dẫn đến đau dạ dày. Tiến sĩ Khanh khuyên, mọi người chỉ nên vận động mạnh sau ăn ít nhất hai giờ sau khi ăn.
Nằm hoặc ngủ ngay sau ăn
Nằm nghỉ hoặc ngủ ngay sau ăn dễ gây trào ngược dạ dày thực quản do cơ thắt thực quản dưới (van ngăn giữa thực quản và dạ dày) có xu hướng giãn ra. Lúc này, axit dịch vị và thức ăn trong dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản, cổ họng, gây ợ hơi, ợ nóng. Vì vậy, bạn nên tránh đi nằm hoặc ngủ trong vòng 1-2 tiếng sau ăn.
Tắm
Quá trình tiêu hóa cần nhiều năng lượng và lượng máu lưu thông tốt đến dạ dày. Khi bạn tắm, nhất là sau ăn tối sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và quá trình lưu thông máu bị chuyển hướng. Máu giúp tiêu hóa chảy về da để duy trì nhiệt độ nên nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhẹ. Bạn nên đợi ít nhất 30 -45 phút sau bữa ăn trước khi tắm.
Theo Tiến sĩ Khanh, bên cạnh nhiều thói quen sau ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì mọi người cũng có thể cải thiện tiêu hóa bằng nhiều cách khác nhau. Một số cách đơn giản, dễ áp dụng như ăn chế độ cân bằng với thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, ăn chậm nhai kỹ để hạn chế nuốt phải khí thừa, đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón, kích thích quá trình tiêu hóa.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, hình thành thói quen ăn uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bởi có nhiều người mắc bệnh tiêu hóa do các thói quen không tốt sau khi ăn uống. Tránh uống nước lạnh, ăn trái cây, uống trà sau khi ăn... vừa tạo lối sống lành mạnh vừa cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Uống nước lạnh
Uống đủ nước giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, uống nước quá lạnh ngay sau bữa ăn có thể khiến thức ăn bị vón cục. Uống nước lạnh với đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến thức ăn bị đông lại gây khó tiêu và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ăn trái cây
Một số loại trái cây có nhiều pectin, chất xơ hòa tan trong nước, như: chuối, táo, mận, đào... Chất này có thể làm chậm quá trình đưa thức ăn xuống dạ dày gây cảm giác đầy bụng sau bữa ăn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Khanh, cho đến nay không có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy ăn trái cây trước hoặc sau khi ăn có hại cho tiêu hóa.
Uống trà
Thói quen uống trà sau ăn không tốt cho hệ tiêu hóa. Polyphenol và các hợp chất có tính kiềm trong trà ức chế quá trình phân giải thức ăn nên uống ngay sau bữa ăn có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Chất phylline trong trà có tác dụng khử nước nên người ăn nhiều thực phẩm chứa dầu, mỡ, đạm uống trà sau bữa ăn có thể bị táo bón.
Tanin trong trà kết hợp với protein trong thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu, kết tủa và tạo thành các chất cặn khó tiêu, tăng nguy cơ sỏi thận. Tanin còn có thể phản ứng với các khoáng chất trong thức ăn như sắt, magie, kẽm... gây hại dạ dày. Bên cạnh đó, tanin cũng cản trở sự hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Do vậy, uống trà ngay sau bữa ăn kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu sắt, không thích hợp với người thiếu máu. Tốt nhất bạn chỉ nên uống trà sau ăn 30 phút.
Uống trà sau khi ăn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik
Đọc sách
Việc đọc và lái xe đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn không nên làm hai việc này ngay sau khi ăn xong. Các năng lượng bị chuyển hướng trong quá trình tiêu hóa. Do đó, việc đọc có thể dẫn đến mất tập trung và khả năng hiểu.
Ăn đồ ngọt
Rất nhiều các bữa tiệc thường bày biện chè hoặc bánh ngọt để ăn sau bữa ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn hoặc uống đồ ngọt sau bữa ăn sẽ ức chế sự hấp thu sắt trong cơ thể. Khi bị đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể nhâm nhi một chén trà thảo mộc để làm giảm hình thành khí, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
Hút thuốc
Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Hút thuốc ngay sau bữa ăn có thể dẫn đến ợ nóng do giãn cơ vòng thực quản dưới. Thói quen này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ảnh hưởng xấu đến cơ đại tràng.
Vận động mạnh
Hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đánh tennis... ngay sau bữa ăn làm tăng áp lực lên hệ thống tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì khi vận động mạnh khiến gia tăng lưu lượng máu khắp cơ thể mà không còn tập trung vào hệ tiêu hóa như bình thường. Bên cạnh đó, chạy ngay sau khi ăn có thể dẫn đến đau dạ dày. Tiến sĩ Khanh khuyên, mọi người chỉ nên vận động mạnh sau ăn ít nhất hai giờ sau khi ăn.
Nằm hoặc ngủ ngay sau ăn
Nằm nghỉ hoặc ngủ ngay sau ăn dễ gây trào ngược dạ dày thực quản do cơ thắt thực quản dưới (van ngăn giữa thực quản và dạ dày) có xu hướng giãn ra. Lúc này, axit dịch vị và thức ăn trong dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản, cổ họng, gây ợ hơi, ợ nóng. Vì vậy, bạn nên tránh đi nằm hoặc ngủ trong vòng 1-2 tiếng sau ăn.
Tắm
Quá trình tiêu hóa cần nhiều năng lượng và lượng máu lưu thông tốt đến dạ dày. Khi bạn tắm, nhất là sau ăn tối sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và quá trình lưu thông máu bị chuyển hướng. Máu giúp tiêu hóa chảy về da để duy trì nhiệt độ nên nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhẹ. Bạn nên đợi ít nhất 30 -45 phút sau bữa ăn trước khi tắm.
Theo Tiến sĩ Khanh, bên cạnh nhiều thói quen sau ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì mọi người cũng có thể cải thiện tiêu hóa bằng nhiều cách khác nhau. Một số cách đơn giản, dễ áp dụng như ăn chế độ cân bằng với thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, ăn chậm nhai kỹ để hạn chế nuốt phải khí thừa, đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón, kích thích quá trình tiêu hóa.