Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Bưởi, cam, quýt, ổi, nho, táo, lê, đào, mơ, mận... đều là những loại trái cây có lượng GI thấp, rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Mỗi ngày ăn khoảng 200 g sẽ không ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể
Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tất cả mọi người, bao gồm cả người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên một số loại trái cây lại chứa nhiều đường và ảnh hưởng đến sự cân bằng đường huyết.
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra lời khuyên về một chế độ ăn lành mạnh cho người tiểu đường sẽ chứa tối đa 3 phần (30%) trái cây. Dựa vào chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của trái cây mà người ta xác định được những loại trái cây có lợi cho người bệnh tiểu đường. Những loại trái cây có chỉ số GI > 70 là ở mức cao (xấu), GI từ 55-70 là ở mức trung bình, và GI < 55 là ở mức thấp (tốt).
Vậy những loại trái cây nào người bệnh tiểu đường nên ăn?
Ăn một số loại trái cây ít đường một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn những loại trái cây như: Bưởi, quýt, cam, nho, táo, lê, đào, mơ, mận, dâu tây… Đây đều là những loại trái cây có lượng GI thấp. Mỗi ngày ăn khoảng 200 g sẽ không gây ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể.
Bưởi
Bưởi là 1 trong những hoa quả được đánh giá tốt nhất với bệnh tiểu đường. Với thành phần có tới 91% là nước, rất giàu vitamin C, có lượng chất xơ hòa tan cao, trong khi chỉ số đường huyết GI là 25. Bên cạnh đó bưởi còn chứa naringenin - một loại flavonoid có vị đắng tự nhiên. Có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, giúp cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ăn nửa quả bưởi mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường tăng khả năng kiểm soát glucose trong máu.
Cam
Trong 1 quả cam chứa 87% nước và lượng lớn các chất xơ, vitamin C, vitamin B1 trong khi rất ít đường. Cam rất tốt cho hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Trong khi chỉ số đường huyết GI chỉ ở mức 44. 1 quả cam hay nước ép từ 1 quả cam mỗi ngày là thực đơn lý tưởng dành cho người tiểu đường.
Bưởi rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Dâu tây
Dâu tây chứa một lượng đáng kể chất xơ, vitamin, axit folic, khoáng chất và chất chống ôxy hóa. Bên cạnh đó loại quả này chỉ có chỉ số GI ở mức 41, rất ít carbohydrate. Vì vậy dâu tây được đánh giá là loại quả dành cho người bệnh tiểu đường. Dâu tây giúp giảm cảm giác đói và cung cấp năng lượng cho người bệnh tiểu đường. Cùng với khả năng ổn định chỉ số đường huyết tuyệt vời.
Cherry
Quả cherry hay còn gọi quả anh đào, là một món ăn vặt khoái khẩu và bổ dưỡng. Các đánh giá cho thấy cherry có chỉ số đường huyết là 22 và chứa rất ít carbohydrate cực kì có lợi cho bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, mỗi người bệnh tiểu đường nên sử dụng khoảng 50 g cherry mỗi ngày.
Táo
Táo chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất… cùng với tỉ lệ nước lên tới 85,56%. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong táo có chứa pectin giúp đào thải độc tố và giảm nhu cầu insulin ở người bệnh tiểu đường lên đến 35%. Là loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 1. Táo có chỉ số đường huyết GI ở mức 38, mức thấp. Một chế độ ăn với 1-2 quả táo mỗi ngày là lựa chọn vô cùng tuyệt vời.
Lê
Tương tự với táo, lê có chỉ số đường huyết ở mức 38 cùng với hàm lượng nước lên đến 84%. Lê còn cung cấp một lượng tương đối chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho người tiểu đường. Ăn 1 quả mỗi ngày để tăng cường độ nhạy insulin.
Quả lê có hàm lượng đường khá thấp
Mận
Mận là loại quả phổ biến vào mùa hè. Nó chứa rất ít calo và có chỉ số đường huyết GI ở mức rất thấp chỉ 24. Bên cạnh đó, mận chứa rất nhiều chất xơ, được đánh giá cao đối với bệnh nhân tim và tiểu đường. Bên cạnh đó mận còn giúp cải thiện tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Đào
Có chỉ số đường huyết GI ở mức 28, cao hơn mận và mơ một chút là quả đào. Ngoài ra đào cũng là nguồn cung chất xơ, các chất oxy hóa và vitamin đáng kể. Vì vậy, đào cũng được đánh giá là loại trái cây tốt cho người tiểu đường.
Ổi
Đây là một món ăn nhẹ lí tưởng cho bệnh nhân tiểu đường do có chỉ số đường huyết thấp. Ổi giàu chất xơ, vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, ổi cũng có tốt cho hệ tiêu hóa.
Bơ
Trong quả bơ chứa lượng carbohydrate thấp (khoảng 5,9 g) trong khi hàm lượng chất xơ tương đối cao (4,6 g). Vì vậy, bơ có chỉ số đường huyết GI cực thấp (15). Hầu như không có khả năng ảnh hưởng tới đường huyết và là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Những loại trái cây người bị tiểu đường nên hạn chế
Các loại trái cây như dưa hấu, xoài, kiwi, đu đủ và dứa tuy có hàm lượng đường thấp nhưng chỉ số GI lại cao. Vì vậy, tuy người bị tiểu đường có thể ăn nhưng nên ăn với số lượng ít để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tốt nhất chỉ nên ăn những loại hoa quả trên khoảng 100 g mỗi ngày.
Chỉ số GI của quả đu đủ ở mức trung bình
Đu đủ
Chỉ số GI của quả đu đủ ở mức trung bình. Bên cạnh đó, theo một số báo cáo đu đủ có khả năng làm giảm đường huyết. Ngoài ra, các hợp chất flavonoid - các chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong đu đủ cũng có khả năng điều hòa đường huyết trong cơ thể trong một số nghiên cứu.
Chuối
Người bệnh đái tháo đường nên chọn chuối xanh, chuối ương hoặc chuối gần chín, không nên ăn chuối chín quá. Mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả nhỏ - trung bình hoặc 1/2 quả lớn, không nên ăn quá nhiều một lúc.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều chuối một lúc
Nên ăn chuối vào bữa ăn phụ, cách xa bữa chính khoảng 2 giờ. Không nên kết hợp chuối với bữa tối hay trong một bữa ăn giàu tinh bột (carbohydrate).
Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn
Quả chà là tươi, chà là đỏ khô, chuối, chuối ngự, nho khô, long nhãn, … có hàm lượng đường và chỉ số GI rất cao, vì vậy tốt nhất những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn.
Chà là khô có hàm lượng đường rất cao
Các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Tình trạng của mỗi bệnh nhân tiểu đường là khác nhau nên lượng đường trong máu cũng khác nhau. Dựa trên chỉ số đường huyết trong máu mà người bệnh có thể lựa chọn những loại trái cây thích hợp để ăn, dựa trên lượng GI của thực phẩm.
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào giữa hai bữa ăn, không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn, hoặc ăn cách bữa chính 2 giờ. Thời gian tốt nhất là vào khoảng 9 giờ - 9 giờ 30 sáng, 15 giờ - 16 giờ chiều, hoặc khoảng 21 giờ tối trước khi đi ngủ. Ăn trái cây như một bữa ăn nhẹ có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.
Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tất cả mọi người, bao gồm cả người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên một số loại trái cây lại chứa nhiều đường và ảnh hưởng đến sự cân bằng đường huyết.
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra lời khuyên về một chế độ ăn lành mạnh cho người tiểu đường sẽ chứa tối đa 3 phần (30%) trái cây. Dựa vào chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của trái cây mà người ta xác định được những loại trái cây có lợi cho người bệnh tiểu đường. Những loại trái cây có chỉ số GI > 70 là ở mức cao (xấu), GI từ 55-70 là ở mức trung bình, và GI < 55 là ở mức thấp (tốt).
Vậy những loại trái cây nào người bệnh tiểu đường nên ăn?
Ăn một số loại trái cây ít đường một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn những loại trái cây như: Bưởi, quýt, cam, nho, táo, lê, đào, mơ, mận, dâu tây… Đây đều là những loại trái cây có lượng GI thấp. Mỗi ngày ăn khoảng 200 g sẽ không gây ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể.
Bưởi
Bưởi là 1 trong những hoa quả được đánh giá tốt nhất với bệnh tiểu đường. Với thành phần có tới 91% là nước, rất giàu vitamin C, có lượng chất xơ hòa tan cao, trong khi chỉ số đường huyết GI là 25. Bên cạnh đó bưởi còn chứa naringenin - một loại flavonoid có vị đắng tự nhiên. Có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, giúp cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ăn nửa quả bưởi mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường tăng khả năng kiểm soát glucose trong máu.
Cam
Trong 1 quả cam chứa 87% nước và lượng lớn các chất xơ, vitamin C, vitamin B1 trong khi rất ít đường. Cam rất tốt cho hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Trong khi chỉ số đường huyết GI chỉ ở mức 44. 1 quả cam hay nước ép từ 1 quả cam mỗi ngày là thực đơn lý tưởng dành cho người tiểu đường.
Bưởi rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Dâu tây
Dâu tây chứa một lượng đáng kể chất xơ, vitamin, axit folic, khoáng chất và chất chống ôxy hóa. Bên cạnh đó loại quả này chỉ có chỉ số GI ở mức 41, rất ít carbohydrate. Vì vậy dâu tây được đánh giá là loại quả dành cho người bệnh tiểu đường. Dâu tây giúp giảm cảm giác đói và cung cấp năng lượng cho người bệnh tiểu đường. Cùng với khả năng ổn định chỉ số đường huyết tuyệt vời.
Cherry
Quả cherry hay còn gọi quả anh đào, là một món ăn vặt khoái khẩu và bổ dưỡng. Các đánh giá cho thấy cherry có chỉ số đường huyết là 22 và chứa rất ít carbohydrate cực kì có lợi cho bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, mỗi người bệnh tiểu đường nên sử dụng khoảng 50 g cherry mỗi ngày.
Táo
Táo chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất… cùng với tỉ lệ nước lên tới 85,56%. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong táo có chứa pectin giúp đào thải độc tố và giảm nhu cầu insulin ở người bệnh tiểu đường lên đến 35%. Là loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 1. Táo có chỉ số đường huyết GI ở mức 38, mức thấp. Một chế độ ăn với 1-2 quả táo mỗi ngày là lựa chọn vô cùng tuyệt vời.
Lê
Tương tự với táo, lê có chỉ số đường huyết ở mức 38 cùng với hàm lượng nước lên đến 84%. Lê còn cung cấp một lượng tương đối chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho người tiểu đường. Ăn 1 quả mỗi ngày để tăng cường độ nhạy insulin.
Quả lê có hàm lượng đường khá thấp
Mận
Mận là loại quả phổ biến vào mùa hè. Nó chứa rất ít calo và có chỉ số đường huyết GI ở mức rất thấp chỉ 24. Bên cạnh đó, mận chứa rất nhiều chất xơ, được đánh giá cao đối với bệnh nhân tim và tiểu đường. Bên cạnh đó mận còn giúp cải thiện tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Đào
Có chỉ số đường huyết GI ở mức 28, cao hơn mận và mơ một chút là quả đào. Ngoài ra đào cũng là nguồn cung chất xơ, các chất oxy hóa và vitamin đáng kể. Vì vậy, đào cũng được đánh giá là loại trái cây tốt cho người tiểu đường.
Ổi
Đây là một món ăn nhẹ lí tưởng cho bệnh nhân tiểu đường do có chỉ số đường huyết thấp. Ổi giàu chất xơ, vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, ổi cũng có tốt cho hệ tiêu hóa.
Bơ
Trong quả bơ chứa lượng carbohydrate thấp (khoảng 5,9 g) trong khi hàm lượng chất xơ tương đối cao (4,6 g). Vì vậy, bơ có chỉ số đường huyết GI cực thấp (15). Hầu như không có khả năng ảnh hưởng tới đường huyết và là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Những loại trái cây người bị tiểu đường nên hạn chế
Các loại trái cây như dưa hấu, xoài, kiwi, đu đủ và dứa tuy có hàm lượng đường thấp nhưng chỉ số GI lại cao. Vì vậy, tuy người bị tiểu đường có thể ăn nhưng nên ăn với số lượng ít để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tốt nhất chỉ nên ăn những loại hoa quả trên khoảng 100 g mỗi ngày.
Chỉ số GI của quả đu đủ ở mức trung bình
Đu đủ
Chỉ số GI của quả đu đủ ở mức trung bình. Bên cạnh đó, theo một số báo cáo đu đủ có khả năng làm giảm đường huyết. Ngoài ra, các hợp chất flavonoid - các chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong đu đủ cũng có khả năng điều hòa đường huyết trong cơ thể trong một số nghiên cứu.
Chuối
Người bệnh đái tháo đường nên chọn chuối xanh, chuối ương hoặc chuối gần chín, không nên ăn chuối chín quá. Mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả nhỏ - trung bình hoặc 1/2 quả lớn, không nên ăn quá nhiều một lúc.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều chuối một lúc
Nên ăn chuối vào bữa ăn phụ, cách xa bữa chính khoảng 2 giờ. Không nên kết hợp chuối với bữa tối hay trong một bữa ăn giàu tinh bột (carbohydrate).
Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn
Quả chà là tươi, chà là đỏ khô, chuối, chuối ngự, nho khô, long nhãn, … có hàm lượng đường và chỉ số GI rất cao, vì vậy tốt nhất những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn.
Chà là khô có hàm lượng đường rất cao
Các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Tình trạng của mỗi bệnh nhân tiểu đường là khác nhau nên lượng đường trong máu cũng khác nhau. Dựa trên chỉ số đường huyết trong máu mà người bệnh có thể lựa chọn những loại trái cây thích hợp để ăn, dựa trên lượng GI của thực phẩm.
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào giữa hai bữa ăn, không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn, hoặc ăn cách bữa chính 2 giờ. Thời gian tốt nhất là vào khoảng 9 giờ - 9 giờ 30 sáng, 15 giờ - 16 giờ chiều, hoặc khoảng 21 giờ tối trước khi đi ngủ. Ăn trái cây như một bữa ăn nhẹ có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.