Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Hàng triệu năm trước, những dòng dung nham rực đỏ đã kiến tạo nên Lý Sơn, hòn đảo núi lửa độc đáo bậc nhất VN. Ngày nay, dấu tích núi lửa đã hòa quyện vào từng truyền thuyết, từng lớp văn hóa Sa Huỳnh - Champa - Việt, làm nên một "bảo tàng sống" giữa đại dương mênh mông.
NGŨ LINH GIỮA BIỂN
Theo các nghiên cứu địa chất, miệng núi lửa ở Lý Sơn bắt đầu hình thành cách nay khoảng 25 - 30 triệu năm. Khoảng 10.000 năm trước, những đợt phun trào bazan dữ dội kiến tạo nên địa hình đặc trưng với tổng cộng 10 miệng núi lửa, phân bố gồm 6 miệng trên Đảo Lớn, 1 miệng ở Đảo Bé và 3 miệng nằm dưới đáy biển. Trải qua thời gian, những núi lửa cổ đã tắt nhưng để lại dấu tích ngoạn mục, biến Lý Sơn thành một trong những hòn đảo có giá trị cảnh quan và địa chất đặc sắc nhất VN.


ẢNH: PHẠM ANH
Trong một hội thảo về địa chất và văn hóa liên quan đến Sa Huỳnh và Lý Sơn, TS Phạm Thị Ninh (Hội Khảo cổ học VN) cho biết, địa chất - địa hình đảo Lý Sơn chủ yếu hình thành từ các đợt phun nổ, phun trào bazan cổ xưa. Nổi bật nhất là 5 miệng núi lửa trên Đảo Lớn: Hòn Tai, Hòn Tiền, Hòn Sỏi, Hòn Vung và Thới Lới. Cùng với Hòn Đụn trên Đảo Bé, người dân và giới khảo cổ gọi 5 ngọn núi trên Đảo Lớn là "ngũ linh" hay "ngũ sơn", mỗi hòn mang một sắc thái, một thần khí riêng, như linh vật canh giữ hòn đảo giữa đại dương.
Đặt chân lên đỉnh Thới Lới, đỉnh cao nhất của đảo (khoảng 149 m so với mực nước biển) là trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Lý Sơn. Vào buổi sớm, ánh mặt trời đầu tiên chạm vào vách đá bazan đen tuyền, phản chiếu xuống mặt biển ngọc lam, tạo nên khung cảnh lung linh như cõi mộng. Khi nắng lên cao, gió biển mơn man qua đồi cỏ, rừng cây, làm cả đỉnh núi sáng rực lên sắc vàng ấm áp.
Ẩn mình trong lòng miệng núi lửa cổ, hồ nước ngọt Thới Lới tựa như một "báu vật" quý giá giữa hòn đảo đá. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, ánh lên sắc vàng kim như những hạt pha lê trôi nổi, nhẹ nhàng và rực rỡ.

Đảo Lý Sơn đẹp lung linh
NGŨ LINH GIỮA BIỂN
Theo các nghiên cứu địa chất, miệng núi lửa ở Lý Sơn bắt đầu hình thành cách nay khoảng 25 - 30 triệu năm. Khoảng 10.000 năm trước, những đợt phun trào bazan dữ dội kiến tạo nên địa hình đặc trưng với tổng cộng 10 miệng núi lửa, phân bố gồm 6 miệng trên Đảo Lớn, 1 miệng ở Đảo Bé và 3 miệng nằm dưới đáy biển. Trải qua thời gian, những núi lửa cổ đã tắt nhưng để lại dấu tích ngoạn mục, biến Lý Sơn thành một trong những hòn đảo có giá trị cảnh quan và địa chất đặc sắc nhất VN.


ẢNH: PHẠM ANH
Trong một hội thảo về địa chất và văn hóa liên quan đến Sa Huỳnh và Lý Sơn, TS Phạm Thị Ninh (Hội Khảo cổ học VN) cho biết, địa chất - địa hình đảo Lý Sơn chủ yếu hình thành từ các đợt phun nổ, phun trào bazan cổ xưa. Nổi bật nhất là 5 miệng núi lửa trên Đảo Lớn: Hòn Tai, Hòn Tiền, Hòn Sỏi, Hòn Vung và Thới Lới. Cùng với Hòn Đụn trên Đảo Bé, người dân và giới khảo cổ gọi 5 ngọn núi trên Đảo Lớn là "ngũ linh" hay "ngũ sơn", mỗi hòn mang một sắc thái, một thần khí riêng, như linh vật canh giữ hòn đảo giữa đại dương.
Đặt chân lên đỉnh Thới Lới, đỉnh cao nhất của đảo (khoảng 149 m so với mực nước biển) là trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Lý Sơn. Vào buổi sớm, ánh mặt trời đầu tiên chạm vào vách đá bazan đen tuyền, phản chiếu xuống mặt biển ngọc lam, tạo nên khung cảnh lung linh như cõi mộng. Khi nắng lên cao, gió biển mơn man qua đồi cỏ, rừng cây, làm cả đỉnh núi sáng rực lên sắc vàng ấm áp.
Ẩn mình trong lòng miệng núi lửa cổ, hồ nước ngọt Thới Lới tựa như một "báu vật" quý giá giữa hòn đảo đá. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng, ánh lên sắc vàng kim như những hạt pha lê trôi nổi, nhẹ nhàng và rực rỡ.

Đảo Lý Sơn đẹp lung linh