mihphg
Huỳnh Minh Phương
Khi mang laptop đi sửa chữa, bảo hành, bạn hãy chú ý kiểm tra kỹ trước khi nhận máy.
Sau khi bảo hành, sửa chữa laptop tại trung tâm bảo hành chính hãng hay các bệnh viện máy tính thì bạn cần chú ý kiểm tra những điều sau trước khi mang máy về nhà.
1. Cấu hình phần cứng
Để đảm bảo cấu hình phần cứng của laptop không bị "ăn bớt", đặc biệt là RAM, bạn nên sử dụng phần mềm CPU-Z hoặc vào phần System Information ngay trên Windows để kiểm tra lại vi xử lý, bộ nhớ RAM,...
Hãy kiểm tra laptop bảo hành, sửa chữa trước khi nhận mang về.
2. Card mạng, card màn hình
Trong lúc kiểm tra máy, bạn cần thử kết nối internet bằng cả cáp mạng và Wi-Fi. Ngoài ra, nếu rành kỹ thuật một chút, bạn có thể kiểm tra thêm card màn hình (nếu máy được trang bị card màn hình rời). Để kiểm tra card màn hình, bạn cũng có thể chạy một số game nặng, đòi hỏi đồ họa cao mà mình hay chơi trên chính chiếc laptop này.
3. Bàn phím
Có nhiều phần mềm miễn phí giúp bạn kiểm tra bàn phím laptop có hoạt động ổn định hay không. Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản mở một ứng dụng soạn thảo văn bản để gõ thử các phím số, chữ. Tương tự, bạn có thể kiểm tra các phím chức năng bằng các tính năng có sẵn trên Windows.
4. Các cổng USB
Nếu có sẵn một chiếc USB hay một thiết bị có khả năng kết nối với cổng USB của laptop thì bạn nên kiểm tra qua thử tất cả các cổng USB mà máy tính có.
5. Nghe nhạc
Nhiều trường hợp nhân viên kỹ thuật láp ráp không kỹ sẽ gây rè ở loa laptop. Do đó, bạn nên mở thử một bản nhạc thật to để kiểm tra loa máy tính còn tốt như trước khi mang đi bảo hành, sửa chữa hay không.
Lưu ý, nhiều trung tâm bảo hành, sửa chữa sẽ yêu cầu bạn ký tên lên các linh kiện, phần cứng máy tính khi nhận máy. Sau này, khi nhận máy, bạn cũng nên yêu cầu họ phải cho kiểm tra lại các linh kiện này có đúng hay không.
Sau khi bảo hành, sửa chữa laptop tại trung tâm bảo hành chính hãng hay các bệnh viện máy tính thì bạn cần chú ý kiểm tra những điều sau trước khi mang máy về nhà.
1. Cấu hình phần cứng
Để đảm bảo cấu hình phần cứng của laptop không bị "ăn bớt", đặc biệt là RAM, bạn nên sử dụng phần mềm CPU-Z hoặc vào phần System Information ngay trên Windows để kiểm tra lại vi xử lý, bộ nhớ RAM,...
Hãy kiểm tra laptop bảo hành, sửa chữa trước khi nhận mang về.
2. Card mạng, card màn hình
Trong lúc kiểm tra máy, bạn cần thử kết nối internet bằng cả cáp mạng và Wi-Fi. Ngoài ra, nếu rành kỹ thuật một chút, bạn có thể kiểm tra thêm card màn hình (nếu máy được trang bị card màn hình rời). Để kiểm tra card màn hình, bạn cũng có thể chạy một số game nặng, đòi hỏi đồ họa cao mà mình hay chơi trên chính chiếc laptop này.
3. Bàn phím
Có nhiều phần mềm miễn phí giúp bạn kiểm tra bàn phím laptop có hoạt động ổn định hay không. Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản mở một ứng dụng soạn thảo văn bản để gõ thử các phím số, chữ. Tương tự, bạn có thể kiểm tra các phím chức năng bằng các tính năng có sẵn trên Windows.
4. Các cổng USB
Nếu có sẵn một chiếc USB hay một thiết bị có khả năng kết nối với cổng USB của laptop thì bạn nên kiểm tra qua thử tất cả các cổng USB mà máy tính có.
5. Nghe nhạc
Nhiều trường hợp nhân viên kỹ thuật láp ráp không kỹ sẽ gây rè ở loa laptop. Do đó, bạn nên mở thử một bản nhạc thật to để kiểm tra loa máy tính còn tốt như trước khi mang đi bảo hành, sửa chữa hay không.
Lưu ý, nhiều trung tâm bảo hành, sửa chữa sẽ yêu cầu bạn ký tên lên các linh kiện, phần cứng máy tính khi nhận máy. Sau này, khi nhận máy, bạn cũng nên yêu cầu họ phải cho kiểm tra lại các linh kiện này có đúng hay không.