Ninety Eight và mục tiêu đưa startup công nghệ Việt vươn tầm thế giới

Hải Vy

Well-known member
Xuất phát từ công ty tài chính, Ninety Eight giờ đây là một công ty công nghệ và mong muốn của những người sáng lập là hỗ trợ cho các startup công nghệ Việt vươn tầm thế giới như mình.
Năm 2017, xuất phát từ một kênh cộng đồng, Coin98 Finance được thành lập, lúc này hướng đến hoạt động về tài chính phi tập trung. Chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm Coin98 đã trở thành một “siêu ví” trong lĩnh vực Blockchain không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Giờ đây xác định trở thành một công ty thuần về công nghệ nhằm dễ dàng trong việc hỗ trợ các startup Việt vươn tầm thế giới, những người sáng lập đã quyết định đổi tên công ty thành Ninety Eight (98).
theone2 4.jpg
Ninety Eight giờ đây thuần là một công ty công nghệ.
Theo anh Lê Thanh, đồng sáng lập 98, anh và CEO Nguyễn Thế Vinh bắt đầu xuất phát từ con số 0, bằng những nỗ lực không ngừng và nắm bắt công nghệ, đã tạo nên sự thành công của 98 ngày hôm nay, một công ty công nghệ Blockchain hoạt động toàn cầu với hơn 8 triệu người dùng ở 170 nước trên thế giới. Giờ đây, anh và đồng nghiệp muốn truyền lại kinh nghiệm thành công của mình cho các công ty thế hệ đi sau.
“Trong con đường đi đến thành công, chúng tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, có những điều thấy mình làm chưa đúng, hay những điều hiện tại đang làm về Blockchain thực sự đã bắt kịp với các nước như Mỹ. Với những nền tảng kiến thức, tư duy và mối quan hệ thu được, 98 muốn truyền lại cho thế hệ tiếp theo, để cùng tạo ra các startup công nghệ ở Việt Nam và phục vụ cho cả thế giới. Bởi có như thế mới thành công và tạo ra nhiều công ty tương tự như chúng tôi”, anh Lê Thanh chia sẻ.
theone2 3.jpg

Sản phẩm của Ninety Eight giờ đây đã có hơn 8 triệu người dùng đến từ 170 nước trên thế giới.

Sáng lập công ty 98 cho rằng, Blockchain đang là một trong những ngành công nghiệp hiếm hoi ở Đông Nam Á - khu vực có mặt bằng chung về dân số đông, trẻ và mức độ phủ Internet cao - phát triển tiệm cận với toàn thế giới. Điều này tạo nên lợi thế cho các ngành có thể tận dụng được Internet và thiết bị di động. Đây là lần đầu tiên khu vực châu Á có cơ hội dẫn đầu xu thế mới, khác với trước đây thường bắt đầu từ châu Âu, Mỹ, sau đó mới lan ra toàn thế giới.
Về góc độ khởi nghiệp, Blockchain đã toàn cầu hóa từ đầu giúp cho các startup công nghệ có thể tiếp cận được thị trường vốn dễ dàng hơn. Trong thị trường truyền thống ở khu vực, Việt Nam không nhiều dự án gọi được hàng trăm triệu USD đầu tư, nhưng điều này dễ dàng có thể thấy trong Blockchain. Từ nguồn vốn đó, các công ty Blockchain có thể mở rộng cơ sở hạ tầng và thị trường lao động. Đây là cách gián tiếp đóng góp vào GDP của quốc gia.
Nhận thức được điều đó, sau khi trở thành một startup thành công, 98 bắt đầu tiến hành hỗ trợ cho các startup công nghệ ở Việt Nam. Tháng 7/2023, công ty bắt đầu ra mắt quỹ Vietnam Future Fund. Đây là quỹ dành cho các startup công nghệ phát triển các công nghệ phụ trợ trong lĩnh vực Blockchain và có chung định hướng “người Việt Nam xây dựng sản phẩm, xuất khẩu ra toàn thế giới". Hiện quỹ khởi đầu này đã chọn được 2 startup để cấp vốn.
theone2 11.jpg
Mục tiêu của Ninety Eight là đưa các startup công nghệ Việt vươn tầm thế giới.
Ngày 1/11, với việc chính thức mang tên Ninety Eight, công ty cũng công bố quỹ trị giá 25 triệu USD dành cho các công ty khởi nghiệp Blockchain ở Việt Nam. Mục tiêu của quỹ này là mong muốn thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp Blockchain tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Anh Lê Thanh chia sẻ, hành trình 98 là sinh ra, lớn lên và phát triển sản phẩm, nên công ty rất hiểu việc phát triển startup có sản phẩm hàng triệu người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có may mắn vượt qua được khó khăn giống như vậy, vì thế, sau khi có điều kiện, công ty mong muốn hỗ trợ những nhân tài trẻ ở khu vực có thể phát triển doanh nghiệp Blockchain.
Khi đưa ra quỹ, 98 không đặt mục tiêu phải rót vốn vào bao nhiêu công ty. Thay vào đó, mục tiêu là hỗ trợ đủ mức cho các công ty startup chuẩn bị phát triển, đồng thời giúp họ gọi vốn từ những quỹ khác.
Nói về khó khăn trong lĩnh vực công nghệ mới này, anh Lê Thanh cho rằng, đó là vấn đề con người. Theo anh, hiện trình độ kỹ năng của người Việt chưa đạt được yêu cầu của doanh nghiệp theo định hướng vươn ra toàn cầu. Các thế hệ trước có kinh nghiệm chuyên môn nhưng không có tiếng Anh để truyền tải thông điệp ra nước ngoài, và điều ngược lại ở giới trẻ. Một điều nữa là chi phí nhân sự ở Việt Nam không rẻ đối với những lao động có trình độ. Nhóm này lương đã bắt kịp hoặc cao hơn các nước trong khu vực, trong khi đó, đây là nguồn nhân lực cần thiết cho công ty Blockchain.
“Ưu điểm của Blockchain chính là giúp sản phẩm của mình dễ dàng ra thế giới nhưng thách thức là chúng ta phải cạnh tranh với những doanh nghiệp ở Silicon Valley, như đội bóng Việt Nam đá với đội Hàn Quốc vậy. Bài toán trồng người cần nhiều thời gian”, anh Lê Thanh nhấn mạnh.
Lê Mỹ
 
Bên trên