Nỗ lực mới giúp chống theo dõi trái phép bằng AirTag

đinhlinh11

Bé Tleoo
Mặc dù hữu ích, nhưng AirTag cũng là “con dao hai lưỡi” trong vấn đề quyền riêng tư.
Apple và nhiều công ty khác đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng AirTag và các thiết bị định vị vào mục đích theo dõi trái phép, nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu vẫn chưa hài lòng với những giải pháp hiện tại. Gần đây, họ đã công bố một phương pháp mới hứa hẹn có thể giải quyết bài toán nan giải về quyền riêng tư và tính an toàn của người dùng

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins và Đại học California (Mỹ) đã đề xuất một bộ công cụ mã hóa tiên tiến nhằm chống lại tình trạng theo dõi bằng AirTag hiệu quả hơn các biện pháp hiện tại của Apple. Họ cho rằng các tính năng chống theo dõi mặc định của Apple có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác.
Nỗ lực mới giúp chống theo dõi trái phép bằng AirTag - 1

AirTag bị lợi dụng để theo dõi người khác trái phép.

Vấn đề cốt lõi là xác định khi nào AirTag được sử dụng cho mục đích bất chính. Mặc dù điện thoại thông minh có thể cảnh báo người dùng khi có AirTag lạ theo dõi họ, nhưng hệ thống này lại gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa kẻ xấu và bạn bè, người thân của chủ nhân AirTag.

Cụ thể, giải pháp hiện tại của Apple là cung cấp cho AirTag khả năng chuyển đổi giữa hai chế độ tùy thuộc vào khoảng cách với thiết bị được ghép nối. Khi ở gần thiết bị của chủ sở hữu (như iPhone), AirTag sẽ thay đổi khóa nhận dạng mỗi 15 phút để đảm bảo chỉ có chủ sở hữu mới có thể phát hiện ra AirTag. Tuy nhiên, nếu AirTag ở xa thiết bị được ghép nối trong một thời gian dài, khóa nhận dạng sẽ chỉ thay đổi một lần mỗi ngày, cho phép nạn nhân dễ dàng nhận biết có AirTag lạ đang theo dõi họ.

Chế độ "xa" về cơ bản đã vô hiệu hóa tính ẩn danh của AirTag, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều người dùng thường xuyên mang AirTag đi xa khỏi thiết bị được ghép nối, do đó liên tục phát đi thông tin về vị trí và chuyển động của họ. Một nguyên nhân khác là các gia đình dùng chung AirTag không dễ dàng ghép nối chúng với nhiều thiết bị. Ngoài ra, một người thân mang theo AirTag đến ghé thăm cũng có thể khiến hệ thống nhầm lẫn là kẻ theo dõi.

Theo đề xuất của các nhà nghiên cứu, AirTag nên liên tục thay đổi tín hiệu mã khóa, nhưng thiết bị sẽ chỉ có thể nhận dạng chúng sau khi nhận được một lượng tín hiệu nhất định ở cự ly gần, cho biết AirTag đang theo dõi ai đó. Trong khi đó, kẻ xấu thường theo dõi AirTag từ xa và không thu thập đủ tín hiệu để nhận dạng. Một thành phần thứ hai của hệ thống sẽ giúp mỗi thiết bị phân biệt tín hiệu nếu có nhiều AirTag hoặc các thiết bị Apple khác ở gần đang trong chế độ "Find".

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã gửi nghiên cứu của mình cho Apple và nhóm các công ty hợp tác về thiết bị định vị, nhưng vẫn chưa có động thái phản hồi cụ thể. Cuộc chiến giữa an toàn và riêng tư liên quan đến AirTag vẫn chưa có hồi kết, và liệu phương pháp mới của các nhà nghiên cứu có được áp dụng hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
 
Bên trên