nguyenphuonganh
Well-known member
Bạn có thể thưởng thức những nồi lẩu cay nồng, nghi ngút khói của Trùng Khánh ngay cả trong mùa hè.
Những nơi trú ẩn sau cuộc không kích trong Thế chiến II đã trở thành nơi tránh nóng của người dân sống ở phía tây nam Trung Quốc. Người dân và du khách đổ xô tới những căn phòng dưới lòng đất, xây dựng những nhà hàng để thoát khỏi cái nóng ngột ngạt vào mùa hè.
Từ tháng 6 tới tháng 9, thành phố Trùng Khánh mở rộng một số không gian bên dưới lòng đất để người dân tránh nóng. Mọi người đem bàn ghế, đồ ăn, máy chiếu xuống để tạo thành một nơi giải trí vào mùa hè.
Mùa hè ở Trung Quốc rất khắc nghiệt, cái nắng như thiêu đốt khiến người dân Trùng Khánh và tỉnh lân cận Tứ Xuyên thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng, buộc các nhà máy phải ngừng sản xuất. Điều này khiến nhiều người trong số 32 triệu dân của thành phố Trùng Khánh không được sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Phổ biến nhất trong số các điểm trốn nóng dưới lòng đất là các nhà hàng “lẩu hang động”.
Mọi người có thể thưởng thức các món lẩu cay đặc sản của Trùng Khánh ngay cả trong những ngày hè nóng nực. Trùng Khánh nổi tiếng với món lẩu cay, sử dụng mỡ bò, ớt đỏ và hạt tiêu Tứ Xuyên trong nước dùng.
Nhà hàng lẩu Cave Pavilion Hotpot ra đời vào năm 1989, ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người. Bàn và ghế nhựa xếp dọc hai đường hầm dài và hẹp nối với nhau bằng một hành lang thiếu ánh sáng.
Thực khách có thể phải xếp hàng dài bên ngoài, hệ thống thông gió ở đây khá kém, rò rỉ nước cũng là một vấn đề phổ biến.
Theo China National Defense News, trong chiến dịch tận dụng các hầm trú ẩn không kích, Trùng Khánh đã biến một số địa điểm thành bảo tàng, cửa hàng và các địa điểm khác kể từ những năm 2010.
Là một căn cứ quân sự quan trọng trong Thế chiến II, Trùng Khánh đã xây dựng hơn 1.600 nơi trú ẩn vào năm 1942 để chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản, theo một ước tính của các nhà nghiên cứu địa phương.
Ngoài nhà hàng lẩu thì bên dưới các khu trú ẩn này còn có cả quán cà phê. Chen Huanwen – ông chủ của quán cà phê ngầm Stone House nổi tiếng ở Trùng Khánh đã trang trí quán của mình theo chủ đề Van Gogh.
Chen Huanwen cho biết: “Tôi thấy lượng khách hàng đông nhất vào mùa hè, vì chỗ của tôi cách nhiệt và vị trí dưới lòng đất mang đến cho bạn một cảm giác khác biệt”.
Chen Huanwen là một fan hâm mộ Van Gogh, ông đã thuê và trang trí lại không gian cùng với những người bạn của mình, đồng thời lắp đặt hệ thống ống nước và thông gió. Ông cho vẽ bầu trời đêm đầy sao trên mái vòm và đánh dấu những chiếc bàn là chỗ ngồi trên xe lửa, với những khối hình ảnh lấy cảm hứng từ Van Gogh trên tường.
“Một vấn đề đau đầu là nước liên tục nhỏ xuống từ trần nhà và chúng tôi không thể làm gì nhiều về điều đó”, Chen nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều đó không làm nản lòng những du khách bị thu hút bởi sự mát mẻ.
Những nơi trú ẩn sau cuộc không kích trong Thế chiến II đã trở thành nơi tránh nóng của người dân sống ở phía tây nam Trung Quốc. Người dân và du khách đổ xô tới những căn phòng dưới lòng đất, xây dựng những nhà hàng để thoát khỏi cái nóng ngột ngạt vào mùa hè.
Từ tháng 6 tới tháng 9, thành phố Trùng Khánh mở rộng một số không gian bên dưới lòng đất để người dân tránh nóng. Mọi người đem bàn ghế, đồ ăn, máy chiếu xuống để tạo thành một nơi giải trí vào mùa hè.
Mùa hè ở Trung Quốc rất khắc nghiệt, cái nắng như thiêu đốt khiến người dân Trùng Khánh và tỉnh lân cận Tứ Xuyên thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng, buộc các nhà máy phải ngừng sản xuất. Điều này khiến nhiều người trong số 32 triệu dân của thành phố Trùng Khánh không được sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Phổ biến nhất trong số các điểm trốn nóng dưới lòng đất là các nhà hàng “lẩu hang động”.
Mọi người có thể thưởng thức các món lẩu cay đặc sản của Trùng Khánh ngay cả trong những ngày hè nóng nực. Trùng Khánh nổi tiếng với món lẩu cay, sử dụng mỡ bò, ớt đỏ và hạt tiêu Tứ Xuyên trong nước dùng.
Nhà hàng lẩu Cave Pavilion Hotpot ra đời vào năm 1989, ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người. Bàn và ghế nhựa xếp dọc hai đường hầm dài và hẹp nối với nhau bằng một hành lang thiếu ánh sáng.
Thực khách có thể phải xếp hàng dài bên ngoài, hệ thống thông gió ở đây khá kém, rò rỉ nước cũng là một vấn đề phổ biến.
Theo China National Defense News, trong chiến dịch tận dụng các hầm trú ẩn không kích, Trùng Khánh đã biến một số địa điểm thành bảo tàng, cửa hàng và các địa điểm khác kể từ những năm 2010.
Là một căn cứ quân sự quan trọng trong Thế chiến II, Trùng Khánh đã xây dựng hơn 1.600 nơi trú ẩn vào năm 1942 để chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản, theo một ước tính của các nhà nghiên cứu địa phương.
Ngoài nhà hàng lẩu thì bên dưới các khu trú ẩn này còn có cả quán cà phê. Chen Huanwen – ông chủ của quán cà phê ngầm Stone House nổi tiếng ở Trùng Khánh đã trang trí quán của mình theo chủ đề Van Gogh.
Chen Huanwen cho biết: “Tôi thấy lượng khách hàng đông nhất vào mùa hè, vì chỗ của tôi cách nhiệt và vị trí dưới lòng đất mang đến cho bạn một cảm giác khác biệt”.
Chen Huanwen là một fan hâm mộ Van Gogh, ông đã thuê và trang trí lại không gian cùng với những người bạn của mình, đồng thời lắp đặt hệ thống ống nước và thông gió. Ông cho vẽ bầu trời đêm đầy sao trên mái vòm và đánh dấu những chiếc bàn là chỗ ngồi trên xe lửa, với những khối hình ảnh lấy cảm hứng từ Van Gogh trên tường.
“Một vấn đề đau đầu là nước liên tục nhỏ xuống từ trần nhà và chúng tôi không thể làm gì nhiều về điều đó”, Chen nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều đó không làm nản lòng những du khách bị thu hút bởi sự mát mẻ.