Nguyễn May
Well-known member
Có điểm chung ở vị thanh ngọt, thịt cua và trái bầu sẽ là nguyên liệu chính cho nồi lẩu hôm nay. Món lẩu cua nấu bầu hài hòa cả phần thị giác và vị giác, phù hợp cho thực khách họp mặt, nhâm nhi trưa cuối tuần.
Theo đó, các món lẩu hải sản có đa dạng chọn lựa thực phẩm, từ kiểu một loại cố định cho đến tổng hợp nhiều món để tạo sự mới lạ. Nồi lẩu hôm nay dù chỉ có thịt cua nhưng thành phẩm hương vị lại thơm ngon, thanh ngọt khi thêm trái bầu.
Để món ăn chuẩn vị, gần như các quán ăn, nhà hàng chọn cua Cà Mau để chế biến. Từ lâu, cua Cà Mau được biết đến bởi chất lượng thịt, sự đa dạng từ cua thịt, cua gạch cho đến cua hai da. Sau khi có cua tươi ngon, người nấu sơ chế bằng cách cắt cua thành bốn phần, bỏ đi vỏ yến (càng cua có thể để riêng để bảo đảm chất lượng thịt càng so với thịt thân cua).
Về nước dùng, tùy mỗi người nấu mà có phong cách chế biến như nước dùng từ xương heo/gà hầm hoặc nước dùng từ chính thịt cua. Cách nấu đầu tiên sử dụng xương heo/gà hầm để có vị nước thanh ngọt đặc trưng vị thịt heo/gà. Cách nấu còn lại sử dụng chính thịt cua làm thực phẩm hầm để tạo nên vị nước đặc trưng hơn.
Còn trái bầu, cách sơ chế là cắt thành khúc nhỏ, thả vào nồi lẩu như một món rau củ nhúng. Đặc biệt, ngoài nước lọc, người nấu còn thay thế nước dừa để có vị ngọt thanh mới lạ hơn. Ngoài bầu, nồi lẩu hôm nay còn có thể sử dụng thêm rau muống, tần ô, bắp cải, hẹ.
Để món ăn thêm phần bắt mắt, một số quán ăn sử dụng nồi lẩu cù lao để đựng món ăn. Đây là nồi lẩu thân quen có một ống nhỏ ở giữa để chứa than nóng. Nồi lẩu này giúp món ăn nóng đều, có hương vị đặc trưng riêng. Việc còn lại của thực khách chỉ là chọn lựa sợi bún, mì, hủ tiếu, phở nhúng kèm và pha thêm chén nước chấm như tương, nước mắm mặn, nước mắm chua ngọt.
Theo amthucvungmien, monngontucua, shopeefood
Theo đó, các món lẩu hải sản có đa dạng chọn lựa thực phẩm, từ kiểu một loại cố định cho đến tổng hợp nhiều món để tạo sự mới lạ. Nồi lẩu hôm nay dù chỉ có thịt cua nhưng thành phẩm hương vị lại thơm ngon, thanh ngọt khi thêm trái bầu.
Để món ăn chuẩn vị, gần như các quán ăn, nhà hàng chọn cua Cà Mau để chế biến. Từ lâu, cua Cà Mau được biết đến bởi chất lượng thịt, sự đa dạng từ cua thịt, cua gạch cho đến cua hai da. Sau khi có cua tươi ngon, người nấu sơ chế bằng cách cắt cua thành bốn phần, bỏ đi vỏ yến (càng cua có thể để riêng để bảo đảm chất lượng thịt càng so với thịt thân cua).
Về nước dùng, tùy mỗi người nấu mà có phong cách chế biến như nước dùng từ xương heo/gà hầm hoặc nước dùng từ chính thịt cua. Cách nấu đầu tiên sử dụng xương heo/gà hầm để có vị nước thanh ngọt đặc trưng vị thịt heo/gà. Cách nấu còn lại sử dụng chính thịt cua làm thực phẩm hầm để tạo nên vị nước đặc trưng hơn.
Còn trái bầu, cách sơ chế là cắt thành khúc nhỏ, thả vào nồi lẩu như một món rau củ nhúng. Đặc biệt, ngoài nước lọc, người nấu còn thay thế nước dừa để có vị ngọt thanh mới lạ hơn. Ngoài bầu, nồi lẩu hôm nay còn có thể sử dụng thêm rau muống, tần ô, bắp cải, hẹ.
Để món ăn thêm phần bắt mắt, một số quán ăn sử dụng nồi lẩu cù lao để đựng món ăn. Đây là nồi lẩu thân quen có một ống nhỏ ở giữa để chứa than nóng. Nồi lẩu này giúp món ăn nóng đều, có hương vị đặc trưng riêng. Việc còn lại của thực khách chỉ là chọn lựa sợi bún, mì, hủ tiếu, phở nhúng kèm và pha thêm chén nước chấm như tương, nước mắm mặn, nước mắm chua ngọt.
Theo amthucvungmien, monngontucua, shopeefood