Nguyễn May
Well-known member
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” được chấp bút bởi hai chuyên gia Joanna Faber và Julie King sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều “chiến lược” giao tiếp hữu ích, hoàn toàn có thể vận dụng trong quá trình nuôi dạy con nhiều thách thức.
"Nói sao khi trẻ không nghe lời" do Phương Nam Book và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Ảnh: P. N
Nếu bạn luôn căng thẳng với việc hò hét bọn trẻ vào mỗi buổi sáng; mệt mỏi với việc các con luôn tranh giành, tị nạnh nhau; không ngừng tìm kiếm các phương pháp thiết thực để việc dạy con trở nên dễ dàng và thoải mái hơn thì cuốn sách “Nói sao khi trẻ không nghe lời” chính là một cuốn cẩm nang thiết thực mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.
Với lẩn trở lại này, hai tác giả Joanna và Faber sẽ khai thác chủ đề làm sao để xây dựng chiến lược giao tiếp hữu ích, hoàn toàn có thể vận dụng trong quá trình nuôi dạy con nhiểu thách thức. Theo đó, “Nói sao khi trẻ không nghe lời” cung cấp rất nhiều "chiến lược" cho những tình huống nan giải như: từ việc phải đối phó với cơn thịnh nộ của trẻ như thế nào, cho đến cách đề cập những vấn đề khó nói cho trẻ nghe.
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích dành cho các bậc phụ huynh. Ảnh: P. N
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” cũng hướng đến các bậc phụ huynh đang chăm sóc trẻ từ tuổi chập chững biết đi đến 12 tuổi. Sinh động và giàu tính ứng dụng, độc giả sẽ được trang bị các mẹo “chiến lược” khiến trẻ biết nghe lời cùng các kiến thức nuôi dạy khác nhằm giảm thiểu tối đa xung đột, tăng cường sự hợp tác và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gia đình sau khi đọc cuốn sách này.
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” cũng là một cuốn sách nuôi dạy trẻ vừa hài hước, vừa sâu sắc. Điều ấn tượng nhất là cuốn sách đưa ra các chiến lược dựa trên nghiên cứu nhưng không nặng về lí thuyết. Thay vào đó, cuốn sách sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể thông qua câu chuyện của các bậc phụ huynh ngoài đời thực.
2 chuyên gia Joanna Faber và Julie King. Ảnh: P. N
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” cũng bàn đến vấn đề trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ (cha mẹ có thể cho trẻ lựa chọn thời điểm được phép sử dụng thiết bị), gọi tên (khuyến khích cha mẹ cho trẻ biết những từ ngữ tiêu cực có thể đem lại cảm giác như thế nào) và hình phạt (để cùng nhau giải quyết vấn đề).
Sách còn có một phần dành riêng cho “Những chủ đề nhạy cảm” đưa ra các “chiến lược” nhằm giúp trẻ vượt qua việc bố mẹ li hôn, hoặc những tìm hiểu đầu đời về tình dục.
Văn phong nhẹ nhàng của hai tác giả, kết hợp cùng hình vẽ minh họa hài hước, tiêu đề hấp dẫn chắc chắn giúp cho những chủ đề phức tạp nhất cũng trở nên không quá nặng nề.
Nếu bạn luôn căng thẳng với việc hò hét bọn trẻ vào mỗi buổi sáng; mệt mỏi với việc các con luôn tranh giành, tị nạnh nhau; không ngừng tìm kiếm các phương pháp thiết thực để việc dạy con trở nên dễ dàng và thoải mái hơn thì cuốn sách “Nói sao khi trẻ không nghe lời” chính là một cuốn cẩm nang thiết thực mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.
Với lẩn trở lại này, hai tác giả Joanna và Faber sẽ khai thác chủ đề làm sao để xây dựng chiến lược giao tiếp hữu ích, hoàn toàn có thể vận dụng trong quá trình nuôi dạy con nhiểu thách thức. Theo đó, “Nói sao khi trẻ không nghe lời” cung cấp rất nhiều "chiến lược" cho những tình huống nan giải như: từ việc phải đối phó với cơn thịnh nộ của trẻ như thế nào, cho đến cách đề cập những vấn đề khó nói cho trẻ nghe.
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” cũng hướng đến các bậc phụ huynh đang chăm sóc trẻ từ tuổi chập chững biết đi đến 12 tuổi. Sinh động và giàu tính ứng dụng, độc giả sẽ được trang bị các mẹo “chiến lược” khiến trẻ biết nghe lời cùng các kiến thức nuôi dạy khác nhằm giảm thiểu tối đa xung đột, tăng cường sự hợp tác và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gia đình sau khi đọc cuốn sách này.
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” cũng là một cuốn sách nuôi dạy trẻ vừa hài hước, vừa sâu sắc. Điều ấn tượng nhất là cuốn sách đưa ra các chiến lược dựa trên nghiên cứu nhưng không nặng về lí thuyết. Thay vào đó, cuốn sách sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể thông qua câu chuyện của các bậc phụ huynh ngoài đời thực.
“Nói sao khi trẻ không nghe lời” cũng bàn đến vấn đề trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ (cha mẹ có thể cho trẻ lựa chọn thời điểm được phép sử dụng thiết bị), gọi tên (khuyến khích cha mẹ cho trẻ biết những từ ngữ tiêu cực có thể đem lại cảm giác như thế nào) và hình phạt (để cùng nhau giải quyết vấn đề).
Sách còn có một phần dành riêng cho “Những chủ đề nhạy cảm” đưa ra các “chiến lược” nhằm giúp trẻ vượt qua việc bố mẹ li hôn, hoặc những tìm hiểu đầu đời về tình dục.
Văn phong nhẹ nhàng của hai tác giả, kết hợp cùng hình vẽ minh họa hài hước, tiêu đề hấp dẫn chắc chắn giúp cho những chủ đề phức tạp nhất cũng trở nên không quá nặng nề.