Võ Xuân Trường
Well-known member
Nơi yên nghỉ của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh
Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tọa lạc tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng.
Tượng đài danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. Ảnh: Trần Tuấn.
Tại phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 vào ngày 21.11.2023, danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 - 2025" đã được thông qua. Trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Năm 2024 là tròn 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông sinh 12.11.1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Thuở nhỏ, ông theo cha ăn học ở kinh thành Thăng Long, sớm nổi tiếng với tư chất thông minh cả nho, y, lý, số...
Sống giữa thời buổi nhiễu nhương loạn lạc, năm 26 tuổi ông từ bỏ chốn quan trường về phụng dưỡng mẹ già tại quê ngoại ở làng Bàu Thượng, xã Tịnh Diệm, nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Hơn 40 năm náu thân ở chốn “thâm sơn cùng cốc”, Hải Thượng Lãn Ông miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loại cây thuốc bản địa, làm thơ, dạy học, viết sách, chữa bệnh cứu người.
Ông mất năm 1791, để lại cho đời một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật. Mộ ông được táng tại chân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố (xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh) - nơi sơn thủy hữu tình, bốn mùa thông reo, gió hát.
Năm 1990, Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Dưới đây là một số hình ảnh về 2 khu di tích danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh.
Bên trong khuôn viên di tích mộ Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.
Bia ghi danh Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.
Đường lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.
Phần mộ của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.
Tượng đài danh y Hải Thượng Lãn Ông ở trên núi, để lên được đến tượng phải leo 220 bậc tam cấp. Ảnh: Trần Tuấn.
Cổng vào di tích Nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Quang Diệm. Ảnh: Trần Tuấn.
Nhà Tiền đường thuộc di tích nhà thờ. Ảnh: Trần Tuấn.
Một số dụng cụ chế thuốc cổ được trưng bày trong nhà Tiền đường. Ảnh: Trần Tuấn.
Sách y học của danh y Hải Thượng Lãn Ông để lại cho đời. Ảnh: Trần Tuấn.
Điện thờ danh y Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Trần Tuấn.
Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tọa lạc tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng.
Tượng đài danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. Ảnh: Trần Tuấn.
Tại phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 vào ngày 21.11.2023, danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 - 2025" đã được thông qua. Trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Năm 2024 là tròn 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông sinh 12.11.1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Thuở nhỏ, ông theo cha ăn học ở kinh thành Thăng Long, sớm nổi tiếng với tư chất thông minh cả nho, y, lý, số...
Sống giữa thời buổi nhiễu nhương loạn lạc, năm 26 tuổi ông từ bỏ chốn quan trường về phụng dưỡng mẹ già tại quê ngoại ở làng Bàu Thượng, xã Tịnh Diệm, nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Hơn 40 năm náu thân ở chốn “thâm sơn cùng cốc”, Hải Thượng Lãn Ông miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loại cây thuốc bản địa, làm thơ, dạy học, viết sách, chữa bệnh cứu người.
Ông mất năm 1791, để lại cho đời một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật. Mộ ông được táng tại chân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố (xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh) - nơi sơn thủy hữu tình, bốn mùa thông reo, gió hát.
Năm 1990, Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Dưới đây là một số hình ảnh về 2 khu di tích danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh.