tran hương
Well-known member
Nông trại chó cưng hút khách ở Đà Lạt
Nông trại ở xã Tà Nung nuôi dưỡng và chăm sóc nhiều giống chó, trở thành địa chỉ cho khách yêu thú cưng khi đến Đà Lạt.
5
Nông trại Thôn 13 nằm ở Tà Nung, cách TP Đà Lạt khoảng 15 km, mở cửa từ năm 2019. Đây là tổ hợp gồm quán cà phê, trại nuôi chó và vườn cây nông nghiệp. Không gian vùng ngoại ô với con đường uốn lượn, rừng thông bao phủ và những thảm cỏ xanh thu hút du khách tìm đến. Điểm nhấn được yêu thích ở đây là dịch vụ check in cùng thú cưng.
Nông trại có diện tích hơn một ha, trong đó hơn một nửa được dành làm khu nuôi, thả, chăm sóc và bố trí các dịch vụ vui chơi với hơn 30 con chó cưng, gồm nhiều chủng loại như Corgi, Alaska, husky, poodle, samoyed.
Chủ nông trại Lâm Hữu Phước, 27 tuổi, cho biết chú trọng việc lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và tăng đề kháng của đàn chó. Thức ăn được phân theo độ tuổi và giống, kết hợp giữa thức ăn đóng hộp và tự chế biến, bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất.
"Chế độ ăn và vaccine cho chó được tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y", Phước nói.
Khi còn ở TP HCM, Phước từng nuôi chó nhưng phải chuyển nhà liên tục vì làm phiền hàng xóm. Năm 2018, anh chuyển lên Đà Lạt, chọn thửa đất rộng và yên tĩnh để có không gian trồng rau, nuôi chó. Phước tạo dựng lại cảnh quan, mua thêm nhiều chó, mở cửa đón du khách đến tham quan.
"Mong muốn đây là điểm gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm nuôi và chăm sóc của những người yêu chó", Phước nói.
Phước đảm nhiệm huấn luyện chính và có hai nhân viên hỗ trợ. Chó được qua huấn luyện có thể kiểm soát hành vi và thân thiện hơn với khách. Theo Phước, huấn luyện thú cưng làm dịch vụ thân thiện với khách "cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và cả tình yêu thương thay vì đánh đập".
Nhân viên nông trại dùng máy sấy lông cho chó sau khi cắt tỉa.
Công việc vệ sinh chỗ ở, chỗ chơi cho chó cưng được thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, Phước cho biết chó không đòi hỏi tắm thường xuyên, tần suất phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường sống, loại lông. Những giống chó có bộ lông, da khỏe mạnh, tắm thường xuyên "sẽ làm giảm độ bóng mượt của lông, gây khô da, thậm chí tổn thương da".
Qua vài năm, nông trại chó Thôn 13 được nhiều khách biết đến và tìm tới. "Nơi này có không gian rộng, chó thoái mái chạy nhảy nô đùa với khách", du khách Như Quỳnh, 23 tuổi, nói.
Như Ngọc, sống ở Đà Lạt, cũng cho rằng đây là địa điểm "dành cho người yêu chó" và mong muốn du khách đến Đà Lạt tìm những dịch vụ văn minh với thú cưng.
Ngoài làm quen, chơi đùa cùng chó cưng, du khách đến nông trại cũng thích chụp ảnh với những vườn hoa, con đường uốn lượn trên sườn dốc.
Thôn 13 còn nuôi dê và cừu để khách tới trải nghiệm và chụp hình. Mỗi ngày nông trại đón hơn 50 lượt khách đến tham quan, lượng khách tăng gấp đôi vào cuối tuần.
Du khách đến đây vào khoảng tháng 10 -11 sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hàng hoa dã quỳ vàng, ngồi dưới tán cây thưởng thức đồ uống, ngắm nhìn khung cảnh bình yên.
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 18h. Giá vé vào cổng là 100.000 đồng mỗi khách kèm theo một món nước tùy chọn. Trẻ em dưới 1m2 được miễn phí vé.
Nông trại ở xã Tà Nung nuôi dưỡng và chăm sóc nhiều giống chó, trở thành địa chỉ cho khách yêu thú cưng khi đến Đà Lạt.
5
Nông trại Thôn 13 nằm ở Tà Nung, cách TP Đà Lạt khoảng 15 km, mở cửa từ năm 2019. Đây là tổ hợp gồm quán cà phê, trại nuôi chó và vườn cây nông nghiệp. Không gian vùng ngoại ô với con đường uốn lượn, rừng thông bao phủ và những thảm cỏ xanh thu hút du khách tìm đến. Điểm nhấn được yêu thích ở đây là dịch vụ check in cùng thú cưng.
Nông trại có diện tích hơn một ha, trong đó hơn một nửa được dành làm khu nuôi, thả, chăm sóc và bố trí các dịch vụ vui chơi với hơn 30 con chó cưng, gồm nhiều chủng loại như Corgi, Alaska, husky, poodle, samoyed.
Chủ nông trại Lâm Hữu Phước, 27 tuổi, cho biết chú trọng việc lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và tăng đề kháng của đàn chó. Thức ăn được phân theo độ tuổi và giống, kết hợp giữa thức ăn đóng hộp và tự chế biến, bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất.
"Chế độ ăn và vaccine cho chó được tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y", Phước nói.
Khi còn ở TP HCM, Phước từng nuôi chó nhưng phải chuyển nhà liên tục vì làm phiền hàng xóm. Năm 2018, anh chuyển lên Đà Lạt, chọn thửa đất rộng và yên tĩnh để có không gian trồng rau, nuôi chó. Phước tạo dựng lại cảnh quan, mua thêm nhiều chó, mở cửa đón du khách đến tham quan.
"Mong muốn đây là điểm gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm nuôi và chăm sóc của những người yêu chó", Phước nói.
Phước đảm nhiệm huấn luyện chính và có hai nhân viên hỗ trợ. Chó được qua huấn luyện có thể kiểm soát hành vi và thân thiện hơn với khách. Theo Phước, huấn luyện thú cưng làm dịch vụ thân thiện với khách "cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và cả tình yêu thương thay vì đánh đập".
Nhân viên nông trại dùng máy sấy lông cho chó sau khi cắt tỉa.
Công việc vệ sinh chỗ ở, chỗ chơi cho chó cưng được thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, Phước cho biết chó không đòi hỏi tắm thường xuyên, tần suất phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường sống, loại lông. Những giống chó có bộ lông, da khỏe mạnh, tắm thường xuyên "sẽ làm giảm độ bóng mượt của lông, gây khô da, thậm chí tổn thương da".
Qua vài năm, nông trại chó Thôn 13 được nhiều khách biết đến và tìm tới. "Nơi này có không gian rộng, chó thoái mái chạy nhảy nô đùa với khách", du khách Như Quỳnh, 23 tuổi, nói.
Như Ngọc, sống ở Đà Lạt, cũng cho rằng đây là địa điểm "dành cho người yêu chó" và mong muốn du khách đến Đà Lạt tìm những dịch vụ văn minh với thú cưng.
Ngoài làm quen, chơi đùa cùng chó cưng, du khách đến nông trại cũng thích chụp ảnh với những vườn hoa, con đường uốn lượn trên sườn dốc.
Thôn 13 còn nuôi dê và cừu để khách tới trải nghiệm và chụp hình. Mỗi ngày nông trại đón hơn 50 lượt khách đến tham quan, lượng khách tăng gấp đôi vào cuối tuần.
Du khách đến đây vào khoảng tháng 10 -11 sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hàng hoa dã quỳ vàng, ngồi dưới tán cây thưởng thức đồ uống, ngắm nhìn khung cảnh bình yên.
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 18h. Giá vé vào cổng là 100.000 đồng mỗi khách kèm theo một món nước tùy chọn. Trẻ em dưới 1m2 được miễn phí vé.