Nốt trầm của những làng nghề trăm tuổi vang bóng một thời ở Cao Bằng

Võ Xuân Trường

Well-known member
Nốt trầm của những làng nghề trăm tuổi vang bóng một thời ở Cao Bằng

Cao Bằng có hai làng nghề trăm năm tuổi đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là làng ngói âm dương Lũng Rì và xóm Hoàng Diệu với nghề làm nón lá.
Nốt trầm của những làng nghề trăm tuổi vang bóng một thời ở Cao Bằng


Làng nghề làm ngói âm dương có truyền thống hàng trăm năm nhưng đến nay đứng trước nguy cơ mai một. Ảnh: Tân Văn


Nằm cạnh Quốc lộ 3, xã Tự Do khá thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa và phát triển du lịch. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Lúc nông nhàn, họ làm các nghề thủ công như ngói đất nung, đan lát, để tăng thêm thu nhập.
Xóm Hoàng Diệu vốn nổi tiếng với nghề làm nón. Nón lá (tiếng địa phương gọi chúp xà) ở xóm Hoàng Diệu đủ kích cỡ, nón có chóp cao nhô lên che phần đỉnh đầu, vành rộng và tròn. Nón được làm thủ công từ cây tre, cây nứa (cây mạy thàn - tiếng địa phương) cùng lá giang và lá chuối khô.
Một công đoạn đan nón lá chúp xà. Ảnh: Tân Văn.
Một công đoạn đan nón lá chúp xà truyền thống ở Cao Bằng. Ảnh: Tân Văn
Ngày nay, nón chúp xà dần đi vào quên lãng, nhiều loại mũ, nón được sản xuất công nghiệp giá thành rẻ phù hợp hơn với người tiêu dùng.
Xóm Hoàng Diệu chỉ còn 39/113 hộ làm nón. Việc sản xuất hoàn toàn thủ công, không phát thải, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Thế nhưng đầu ra khó khăn, nguy cơ mai một nghề truyền thống đang ngày càng hiện rõ ở nơi đây.
Ông Nông Văn Nghiệp (Trưởng xóm Hoàng Diệu) chia sẻ, từ năm hơn mười tuổi ông đã biết làm nón, nghề này hoàn toàn làm thủ công, các công đoạn lại cầu kỳ nên sản lượng không nhiều.
Sản phẩm nón lá hoàn chỉnh. Ảnh: Tân Văn.
Sản phẩm nón lá hoàn chỉnh. Ảnh: Tân Văn.
Thời gian đan 1 chiếc nón khoảng 3 - 4 tiếng, một ngày chỉ làm được khoảng 4 chiếc nón. Giá bán thấp nên nghề đan nón không thể đem đến thu nhập chính cho gia đình.
Nghề truyền thống vẫn được người già truyền tay, nhưng lớp trẻ không mặn mà. Tổ Hợp tác xã được thành lập nhưng chỉ có 21 thành viên tham gia. Mỗi ngày, việc đan nón cho người dân thu nhập khoảng 100.000 đồng.
Cũng tại xã Tự Do, còn có làng nghề làm ngói âm dương xóm Lũng Rì. Nghề làm ngói có từ hàng trăm năm trước, được tiếp nối qua các thế hệ.
Để làm ngói âm dương theo cách truyền thống phải trải qua nhiều công đoạn, từ chọn đất, ủ đất, nhào đất, lọc sạn, tạo hình, phơi, nung các khâu đều làm thủ công nhằm tạo ra sản phẩm, mẫu mã đẹp, thời gian sử dụng lâu dài. Những sản phẩm truyền thống nơi đây thể hiện giá trị văn hóa địa phương, luôn mang lại cho khách hàng cảm giác gần gũi, thân thiện.
Ngói sau khi được xoa nhẵn được đem phơi chờ khô trên nền vỏ trấu. Ảnh: Tân Văn.
Ngói sau khi được tạo hình sẽ được đem phơi khô trên nền vỏ trấu. Ảnh: Tân Văn.
Tuy nhiên, việc không đa dạng về mẫu mã sản phẩm kéo theo tiêu thụ không được như kỳ vọng, yếu tố này đang dần đẩy 2 nghề truyền thống của mảnh đất Tự Do tới nguy cơ thất truyền.
UBND xã Tự Do đang có những động thái, nhằm phát huy và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Chia sẻ với Lao Động, ông Vi Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Tự Do - nói: "Việc đề xuất UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống với mục đích chính để bảo tồn. Số hộ còn làm nghề không nhiều, người trẻ không mặn mà".
Theo ông Đức, sản phẩm của các làng nghề chủ yếu được đưa vào các khu du lịch, bán cho khách muốn mua sưu tầm trải nghiệm. Đối với ngói âm dương, nhu cầu thị trường không lớn. Mẫu mã hay sản lượng đều khó cạnh tranh với những sản phẩm hiện đại ngày nay.
Mỗi ngày một người có chỉ làm được khoảng 3 - 4 chiếc nón. Ảnh: Tân Văn.
Mỗi ngày một người dân ở xóm Hoàng Diệu làm được khoảng 3 - 4 chiếc nón. Ảnh: Tân Văn
Theo ông Đức, thời gian tới địa phương sẽ ưu tiên phát triển nghề truyền thống và làng nghề gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường.
Địa phương sẽ thành lập Ban quản lý tại làng nghề để hướng hệ thống làng nghề phát triển trên cả hai phương diện, kinh tế và du lịch. Từ đó, có kế hoạch đề nghị hỗ trợ vốn để giúp đỡ các hộ dân, đảm bảo quá trình hoạt động, họ được được hưởng lợi.
 
Bên trên