Minh Thư
Well-known member
Lisa Su từng tạo ra một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử khi đưa giá cổ phiếu của AMD tăng gấp 30 lần. Cuộc đua AI sẽ là mục tiêu mới của nữ CEO này.
Từ phòng họp trên đỉnh trụ sở của AMD ở Santa Clara, California, Lisa Su đang dẫn dắt một công ty còn lâu đời hơn cả cái tên Thung lũng Silicon.
Từ cửa sổ, bà có thể nhìn thấy một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển nhanh chóng của AMD. Đó chính là văn phòng của "kẻ thù không đội trời chung" Intel.
Tháng 11/2022, AMD chính thức vượt Intel về giá trị thị trường. Hiện tại, vốn hóa của AMD đã đạt đến con số 192,9 tỷ USD, vượt trội mức 130 tỷ USD của Intel.
Trụ sở của AMD ở Santa Clara, California.
"Ve sầu thoát xác"
Hành trình vượt qua Intel của AMD xứng đáng là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất lịch sử Thung lũng Silicon.
Năm 2014, bà Su nhậm chức CEO AMD trong bối cảnh công ty như một con tàu đắm. Theo lời Patrick Moorhead, cựu CEO của AMD, hoàn cảnh của ông lớn ngành bán dẫn khi ấy còn "khổ hơn cả cái chết".
AMD lúc đó nợ 2,2 tỷ USD, dẫn đến đợt tái cấu trúc lớn khiến 1/4 nhân viên mất việc và giá mỗi cổ phiếu chỉ dao động ở mức 2 USD.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo của AMD, bất ngờ đã xảy ra khi đối thủ của họ là Intel bắt đầu vấp ngã, kéo theo sự chậm trễ trong sản xuất. Điều này dẫn đến hậu quả là Apple quyết định không sử dụng chip 5G của Intel trong iPhone
Với tầm nhìn của một nhà chiến lược, bà Su tận dụng triệt để những sai lầm của đối thủ, lần lượt đạt thỏa thuận với các nhà sản xuất laptop như Lenovo hay gã khổng lồ máy chơi game Sony.
Cùng với Google và Amazon, mảng chip cho máy chủ và trung tâm dữ liệu đã mang về cho AMD 6 tỷ USD doanh thu trong năm 2022.
Intel với 63 tỷ USD doanh thu hàng năm vẫn vượt xa con số 23,6 tỷ USD của AMD. Tuy nhiên, AMD lại chiếm ưu thế tuyệt đối trong thị phần mảng chip cho máy chủ.
Thêm vào đó, AMD còn thâu tóm thành công công ty bán dẫn Xilinx. Những yếu tố này đã giúp cổ phiếu của AMD tăng gần 30 lần chỉ trong 9 năm kể từ khi bà Su tiếp quản công ty.
Cuộc chiến mới
Cơn sốt AI tạo sinh, bắt nguồn từ sự phổ biến của các hệ thống như ChatGPT, đang hứa hẹn tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho những nhà đầu tư đủ khả năng khai thác tiềm năng công nghệ của chúng.
AI giống như mỏ vàng đang chờ các công ty công nghệ khai phá. Như trong cơn sốt đào vàng, những người bán cuốc và xẻng đang hưởng lợi đầu tiên.
Cuộc đua AI tạo sinh cũng khiến bà Su đối mặt với một cơ hội có thể mang tới di sản cho AMD, nhưng đồng thời cũng là thách thức cực kỳ khó khăn: Liệu AMD có thể sản xuất con chip đủ mạnh để phá vỡ thế độc quyền của NVIDIA đối với các bộ xử lý làm nền tảng cho thế hệ AI sắp tới hay không?
“Nếu bạn có tầm nhìn trong 5 năm nữa, bạn sẽ thấy AI trong mọi sản phẩm của AMD. Nó sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất”, bà Su nhận định về tầm quan trọng của AI.
Tờ Forbes dùng từ "ép xung", thuật ngữ dùng để ám chỉ kỹ thuật đưa con chip vượt giới hạn của nhà sản xuất, để nói về cách bà Su vận hành AMD trong 9 năm qua.
Không giống như nhiều CEO trong giới công nghệ, "nữ tướng" của AMD là một nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới, với bằng tiến sĩ kỹ thuật điện tử tại MIT.
Sự kết hợp độc đáo giữa một thiên tài kỹ thuật, lại vừa có kỹ năng quản trị và hiểu biết về kinh doanh đã giúp Lisa Su trở thành một trong những CEO được trả lương cao nhất trong các công ty thuộc bà chỉ số S&P 500 trong vài năm qua. Năm 2022, mức lương mà bà Su nhận được lên đến 30,2 triệu USD.
Tuy nhiên, cuộc chiến lần này với NVIDIA sẽ không đơn giản. Không giống như Intel sa sút với doanh thu giảm 12% xuống còn 63,1 tỷ USD chỉ trong 3 năm, NVIDIA luôn là cái tên đứng đầu trong mảng bán dẫn.
Bên cạnh việc mang đến những hình ảnh tuyệt đẹp trong các tựa game đình đám như Cyberpunk 2077, bộ xử lý đồ họa (GPU) của NVIDIA đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo như OpenAI, công ty đứng sau chatbot ChatGPT.
NVIDIA công bố dự báo doanh thu trong quý II đạt 11 tỷ USD, cao hơn 50% so với nhận định được phố Wall đưa ra trước đó.
Lợi thế của AMD
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu của NVIDIA đã tăng hơn 170%. Thậm chí, kết phiên giao dịch ngày 25/5, cổ phiếu của NVIDIA đã tăng khoảng 24%, đưa giá trị vốn hóa của công ty lên 939 tỷ USD. Để so sánh, con số này lớn gấp đôi vốn hóa TSMC - nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu của NVIDIA lên gần mức cao nhất mọi thời đại với mức P/E dự phóng khoảng 64 lần, gần gấp đôi so với AMD. Điều này có thể sẽ là lợi thế cho nhà sản xuất chip này.
“Đó là lý do các nhà đầu tư đang xem xét AMD. Họ muốn một phiên bản NVIDIA rẻ, dễ tiếp cận hơn. Thị trường này quá lớn nên họ không cần nhất thiết phải cạnh tranh bằng được với NVIDIA”, Stacy Rasgon, nhà phân tích tại Bernstein nhận xét.
Tuy nhiên, bà Su lại không nghĩ vậy. Nữ CEO kỳ vọng AMD có thể cạnh tranh sòng phẳng với H100, bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất mà NVIDIA từng chế tạo. Đây cũng là bộ vi xử lý đắt đỏ nhất trong lịch sử NVIDIA, với giá thành lên tới 40.000 USD cho mỗi một đơn vị.
Để làm được điều này, bà Su đã đặt cược vào việc nâng cấp chất lượng chip hàng năm nhằm nâng cao vị thế của AMD. Dưới sự lãnh đạo của nữ CEO, chi tiêu cho mảng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đã tăng gần gấp 4 lần lên mức 5 tỷ USD, gần bằng toàn bộ doanh thu của AMD khi bà mới tiếp quản.
Hệ thống Frontier, siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay chính là dự án tâm huyết của bà Su. Cỗ máy đột phá này được chế tạo với sứ mệnh cung cấp sức mạnh xử lý ít nhất một triệu phép tính mỗi giây và cũng là nơi trưng bày các con chip AI của AMD.
"Nữ tướng" này cũng đã vạch ra kế hoạch rõ ràng với con chip có tên MI300, sự kết hợp giữa CPU với GPU của siêu máy tính Frontier sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay.
Mặc dù vậy, bên cạnh NVIDIA là đối thủ chính, AMD vẫn cần phải cẩn trọng những mối đe dọa mới nổi khác. Một số khách hàng của AMD đã bắt đầu tự phát triển chip cho riêng mình, một động thái nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào những gã khổng lồ bán dẫn như AMD hay NVIDIA.
Amazon đã tự thiết kế chip cho máy chủ của hãng từ năm 2018 cho mảng dịch vụ web AWS. Trong khi đó, Google đã dành gần một thập kỷ để phát triển chip AI của riêng mình chip xử lý Tensor cho các thiết bị di động của hãng, bên cạnh chatbot có tên Bard được gấp rút ra mắt ngay sau khi ChatGPT tạo tiếng vang.
Bà Su phủ nhận những lo ngại rằng một ngày nào đó khách hàng của AMD có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Theo nữ CEO, các đối tác sẽ không thể làm được điều đó nếu thiếu đi chuyên môn kỹ thuật mà AMD đã xây dựng trong nhiều thập kỷ.
“Tôi nghĩ rằng không có khả năng để bất kỳ khách hàng nào của chúng tôi có thể tái tạo toàn bộ hệ sinh thái đó”, nữ CEO của AMD khẳng định.
Từ phòng họp trên đỉnh trụ sở của AMD ở Santa Clara, California, Lisa Su đang dẫn dắt một công ty còn lâu đời hơn cả cái tên Thung lũng Silicon.
Từ cửa sổ, bà có thể nhìn thấy một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển nhanh chóng của AMD. Đó chính là văn phòng của "kẻ thù không đội trời chung" Intel.
Tháng 11/2022, AMD chính thức vượt Intel về giá trị thị trường. Hiện tại, vốn hóa của AMD đã đạt đến con số 192,9 tỷ USD, vượt trội mức 130 tỷ USD của Intel.
Trụ sở của AMD ở Santa Clara, California.
Hành trình vượt qua Intel của AMD xứng đáng là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất lịch sử Thung lũng Silicon.
Năm 2014, bà Su nhậm chức CEO AMD trong bối cảnh công ty như một con tàu đắm. Theo lời Patrick Moorhead, cựu CEO của AMD, hoàn cảnh của ông lớn ngành bán dẫn khi ấy còn "khổ hơn cả cái chết".
AMD lúc đó nợ 2,2 tỷ USD, dẫn đến đợt tái cấu trúc lớn khiến 1/4 nhân viên mất việc và giá mỗi cổ phiếu chỉ dao động ở mức 2 USD.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo của AMD, bất ngờ đã xảy ra khi đối thủ của họ là Intel bắt đầu vấp ngã, kéo theo sự chậm trễ trong sản xuất. Điều này dẫn đến hậu quả là Apple quyết định không sử dụng chip 5G của Intel trong iPhone
Với tầm nhìn của một nhà chiến lược, bà Su tận dụng triệt để những sai lầm của đối thủ, lần lượt đạt thỏa thuận với các nhà sản xuất laptop như Lenovo hay gã khổng lồ máy chơi game Sony.
Cùng với Google và Amazon, mảng chip cho máy chủ và trung tâm dữ liệu đã mang về cho AMD 6 tỷ USD doanh thu trong năm 2022.
Intel với 63 tỷ USD doanh thu hàng năm vẫn vượt xa con số 23,6 tỷ USD của AMD. Tuy nhiên, AMD lại chiếm ưu thế tuyệt đối trong thị phần mảng chip cho máy chủ.
Thêm vào đó, AMD còn thâu tóm thành công công ty bán dẫn Xilinx. Những yếu tố này đã giúp cổ phiếu của AMD tăng gần 30 lần chỉ trong 9 năm kể từ khi bà Su tiếp quản công ty.
Cuộc chiến mới
Cơn sốt AI tạo sinh, bắt nguồn từ sự phổ biến của các hệ thống như ChatGPT, đang hứa hẹn tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho những nhà đầu tư đủ khả năng khai thác tiềm năng công nghệ của chúng.
AI giống như mỏ vàng đang chờ các công ty công nghệ khai phá. Như trong cơn sốt đào vàng, những người bán cuốc và xẻng đang hưởng lợi đầu tiên.
Cuộc đua AI tạo sinh cũng khiến bà Su đối mặt với một cơ hội có thể mang tới di sản cho AMD, nhưng đồng thời cũng là thách thức cực kỳ khó khăn: Liệu AMD có thể sản xuất con chip đủ mạnh để phá vỡ thế độc quyền của NVIDIA đối với các bộ xử lý làm nền tảng cho thế hệ AI sắp tới hay không?
“Nếu bạn có tầm nhìn trong 5 năm nữa, bạn sẽ thấy AI trong mọi sản phẩm của AMD. Nó sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất”, bà Su nhận định về tầm quan trọng của AI.
Tờ Forbes dùng từ "ép xung", thuật ngữ dùng để ám chỉ kỹ thuật đưa con chip vượt giới hạn của nhà sản xuất, để nói về cách bà Su vận hành AMD trong 9 năm qua.
Không giống như nhiều CEO trong giới công nghệ, "nữ tướng" của AMD là một nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới, với bằng tiến sĩ kỹ thuật điện tử tại MIT.
Sự kết hợp độc đáo giữa một thiên tài kỹ thuật, lại vừa có kỹ năng quản trị và hiểu biết về kinh doanh đã giúp Lisa Su trở thành một trong những CEO được trả lương cao nhất trong các công ty thuộc bà chỉ số S&P 500 trong vài năm qua. Năm 2022, mức lương mà bà Su nhận được lên đến 30,2 triệu USD.
Tuy nhiên, cuộc chiến lần này với NVIDIA sẽ không đơn giản. Không giống như Intel sa sút với doanh thu giảm 12% xuống còn 63,1 tỷ USD chỉ trong 3 năm, NVIDIA luôn là cái tên đứng đầu trong mảng bán dẫn.
Bên cạnh việc mang đến những hình ảnh tuyệt đẹp trong các tựa game đình đám như Cyberpunk 2077, bộ xử lý đồ họa (GPU) của NVIDIA đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo như OpenAI, công ty đứng sau chatbot ChatGPT.
NVIDIA công bố dự báo doanh thu trong quý II đạt 11 tỷ USD, cao hơn 50% so với nhận định được phố Wall đưa ra trước đó.
Lợi thế của AMD
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu của NVIDIA đã tăng hơn 170%. Thậm chí, kết phiên giao dịch ngày 25/5, cổ phiếu của NVIDIA đã tăng khoảng 24%, đưa giá trị vốn hóa của công ty lên 939 tỷ USD. Để so sánh, con số này lớn gấp đôi vốn hóa TSMC - nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu của NVIDIA lên gần mức cao nhất mọi thời đại với mức P/E dự phóng khoảng 64 lần, gần gấp đôi so với AMD. Điều này có thể sẽ là lợi thế cho nhà sản xuất chip này.
“Đó là lý do các nhà đầu tư đang xem xét AMD. Họ muốn một phiên bản NVIDIA rẻ, dễ tiếp cận hơn. Thị trường này quá lớn nên họ không cần nhất thiết phải cạnh tranh bằng được với NVIDIA”, Stacy Rasgon, nhà phân tích tại Bernstein nhận xét.
Tuy nhiên, bà Su lại không nghĩ vậy. Nữ CEO kỳ vọng AMD có thể cạnh tranh sòng phẳng với H100, bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất mà NVIDIA từng chế tạo. Đây cũng là bộ vi xử lý đắt đỏ nhất trong lịch sử NVIDIA, với giá thành lên tới 40.000 USD cho mỗi một đơn vị.
Để làm được điều này, bà Su đã đặt cược vào việc nâng cấp chất lượng chip hàng năm nhằm nâng cao vị thế của AMD. Dưới sự lãnh đạo của nữ CEO, chi tiêu cho mảng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đã tăng gần gấp 4 lần lên mức 5 tỷ USD, gần bằng toàn bộ doanh thu của AMD khi bà mới tiếp quản.
Hệ thống Frontier, siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay chính là dự án tâm huyết của bà Su. Cỗ máy đột phá này được chế tạo với sứ mệnh cung cấp sức mạnh xử lý ít nhất một triệu phép tính mỗi giây và cũng là nơi trưng bày các con chip AI của AMD.
"Nữ tướng" này cũng đã vạch ra kế hoạch rõ ràng với con chip có tên MI300, sự kết hợp giữa CPU với GPU của siêu máy tính Frontier sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay.
Mặc dù vậy, bên cạnh NVIDIA là đối thủ chính, AMD vẫn cần phải cẩn trọng những mối đe dọa mới nổi khác. Một số khách hàng của AMD đã bắt đầu tự phát triển chip cho riêng mình, một động thái nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào những gã khổng lồ bán dẫn như AMD hay NVIDIA.
Amazon đã tự thiết kế chip cho máy chủ của hãng từ năm 2018 cho mảng dịch vụ web AWS. Trong khi đó, Google đã dành gần một thập kỷ để phát triển chip AI của riêng mình chip xử lý Tensor cho các thiết bị di động của hãng, bên cạnh chatbot có tên Bard được gấp rút ra mắt ngay sau khi ChatGPT tạo tiếng vang.
Bà Su phủ nhận những lo ngại rằng một ngày nào đó khách hàng của AMD có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Theo nữ CEO, các đối tác sẽ không thể làm được điều đó nếu thiếu đi chuyên môn kỹ thuật mà AMD đã xây dựng trong nhiều thập kỷ.
“Tôi nghĩ rằng không có khả năng để bất kỳ khách hàng nào của chúng tôi có thể tái tạo toàn bộ hệ sinh thái đó”, nữ CEO của AMD khẳng định.