Từ Minh Quân
Well-known member
Cuối năm 2023, núi tuyết Kiệu Tử trở thành điểm đến được nhiều người Việt quan tâm.
Núi Kiệu Tử cách thành phố Côn Minh (Trung Quốc) khoảng 155 km, đỉnh chính cao 4.247 m - cao nhất khu vực trung tâm tỉnh Vân Nam. Bà Hoàng Tuyết, đại diện Vân Nam Group Tours, cho biết hoạt động tham quan núi Kiệu Tử mới phổ biến với khách Việt từ cuối năm 2023. Trước đó, điểm tham quan này chủ yếu phục vụ du lịch nội địa Trung Quốc.
Thời điểm đẹp nhất để tới núi Kiệu Tử là từ tháng 10 đến tháng 3, trời lạnh nên dễ có tuyết. Trong ảnh là đường lên đỉnh núi Kiệu Tử.
Du khách đến đây sẽ đi cáp treo từ chân núi đến độ cao 3.000 m. Từ độ cao này, du khách tiếp tục dùng xe trung chuyển để tới cáp treo chặng hai ở độ cao 3.500 m. Trong hình là cáp treo chặng 2, nối từ điểm 3.500 m tới 3.900 m. Những người muốn chinh phục đỉnh núi phải tự đi quãng đường còn lại.
Nếu thời tiết thuận lợi, du khách có thể thấy tuyết đọng trên các tán cây từ độ cao 3.500 m. Từ độ cao khoảng 3.850 m, tuyết bắt đầu rơi khá dày. Theo bà Tuyết, các tour khai thác núi tuyết Kiệu Tử thường dừng ở chân cáp chặng 2 để đảm bảo sức khỏe cho du khách.
Vào cuối tháng 12, tuyết rơi nhiều ở núi Kiệu Tử. Bên cạnh mùa tuyết, ngọn núi còn nổi tiếng bởi sắc đỗ quyên trải dài ở nhiều độ cao. Theo China Highlights, ngọn núi này có khoảng 32 loài đỗ quyên, nổi bật là giống "wumeng" chỉ xuất hiện ở đây.
Khu vực trượt tuyết ở núi Kiệu Tử ở độ cao hơn 3.100 m so với mực nước biển.
Ảnh chụp tại độ cao khoảng hơn 3.900 m ở núi Kiệu Tử. Hoàng My, du khách Hà Nội, đi tour Côn Minh và ghé núi Kiệu Tử hồi tháng 12, cho biết nếu chỉ tập trung đi, không dừng chụp ảnh, khách du lịch theo tour vẫn đủ thời gian lên đỉnh. Tuy nhiên, thời gian tour hữu hạn nên việc cố leo có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
"Thời tiết trên cao lạnh dưới 5 độ C, thiếu oxy nên tôi nghĩ không nên gắng để leo lên", cô cho biết.
Từ chặng cáp treo thứ hai, du khách sẽ đi xuôi theo một cầu thang gỗ. Băng thường phủ trên mặt cầu khiến đường đi dễ trơn trượt, du khách phải trang bị giày đi tuyết hoặc phụ kiện hỗ trợ khác.
Những con vịt bằng tuyết được du khách nặn trên núi.
Băng tuyết bám trên những cành thông dọc đường lên đỉnh. Du khách được khuyên nên mua bình oxy để đảm bảo an toàn và mang theo một số loại thuốc để tránh tình trạng sốt, đau đầu. Trong quá trình leo, du khách cũng cần duy trì tốc độ ổn định và bổ sung nước thường xuyên.
Sơ đồ núi Kiệu Tử. Bên cạnh tuyết thật, điểm du lịch này còn có một khu sử dụng tuyết nhân tạo phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách không đủ sức leo cao.
Khoảnh khắc biển mây xuất hiện trên đường lên đỉnh.
Núi Kiệu Tử cách thành phố Côn Minh (Trung Quốc) khoảng 155 km, đỉnh chính cao 4.247 m - cao nhất khu vực trung tâm tỉnh Vân Nam. Bà Hoàng Tuyết, đại diện Vân Nam Group Tours, cho biết hoạt động tham quan núi Kiệu Tử mới phổ biến với khách Việt từ cuối năm 2023. Trước đó, điểm tham quan này chủ yếu phục vụ du lịch nội địa Trung Quốc.
Thời điểm đẹp nhất để tới núi Kiệu Tử là từ tháng 10 đến tháng 3, trời lạnh nên dễ có tuyết. Trong ảnh là đường lên đỉnh núi Kiệu Tử.
Du khách đến đây sẽ đi cáp treo từ chân núi đến độ cao 3.000 m. Từ độ cao này, du khách tiếp tục dùng xe trung chuyển để tới cáp treo chặng hai ở độ cao 3.500 m. Trong hình là cáp treo chặng 2, nối từ điểm 3.500 m tới 3.900 m. Những người muốn chinh phục đỉnh núi phải tự đi quãng đường còn lại.
Nếu thời tiết thuận lợi, du khách có thể thấy tuyết đọng trên các tán cây từ độ cao 3.500 m. Từ độ cao khoảng 3.850 m, tuyết bắt đầu rơi khá dày. Theo bà Tuyết, các tour khai thác núi tuyết Kiệu Tử thường dừng ở chân cáp chặng 2 để đảm bảo sức khỏe cho du khách.
Vào cuối tháng 12, tuyết rơi nhiều ở núi Kiệu Tử. Bên cạnh mùa tuyết, ngọn núi còn nổi tiếng bởi sắc đỗ quyên trải dài ở nhiều độ cao. Theo China Highlights, ngọn núi này có khoảng 32 loài đỗ quyên, nổi bật là giống "wumeng" chỉ xuất hiện ở đây.
Khu vực trượt tuyết ở núi Kiệu Tử ở độ cao hơn 3.100 m so với mực nước biển.
Ảnh chụp tại độ cao khoảng hơn 3.900 m ở núi Kiệu Tử. Hoàng My, du khách Hà Nội, đi tour Côn Minh và ghé núi Kiệu Tử hồi tháng 12, cho biết nếu chỉ tập trung đi, không dừng chụp ảnh, khách du lịch theo tour vẫn đủ thời gian lên đỉnh. Tuy nhiên, thời gian tour hữu hạn nên việc cố leo có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
"Thời tiết trên cao lạnh dưới 5 độ C, thiếu oxy nên tôi nghĩ không nên gắng để leo lên", cô cho biết.
Từ chặng cáp treo thứ hai, du khách sẽ đi xuôi theo một cầu thang gỗ. Băng thường phủ trên mặt cầu khiến đường đi dễ trơn trượt, du khách phải trang bị giày đi tuyết hoặc phụ kiện hỗ trợ khác.
Những con vịt bằng tuyết được du khách nặn trên núi.
Băng tuyết bám trên những cành thông dọc đường lên đỉnh. Du khách được khuyên nên mua bình oxy để đảm bảo an toàn và mang theo một số loại thuốc để tránh tình trạng sốt, đau đầu. Trong quá trình leo, du khách cũng cần duy trì tốc độ ổn định và bổ sung nước thường xuyên.
Sơ đồ núi Kiệu Tử. Bên cạnh tuyết thật, điểm du lịch này còn có một khu sử dụng tuyết nhân tạo phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách không đủ sức leo cao.
Khoảnh khắc biển mây xuất hiện trên đường lên đỉnh.