tran hương
Well-known member
Nuôi tôm làm du lịch trong rừng đước
Cà MauÔng Lê Minh Tỵ, 47 tuổi, ở huyện Ngọc Hiển tận dụng hơn 8 ha rừng đước kết hợp nuôi tôm làm du lịch với các trải nghiệm xổ vuông tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi.
Vuông tôm của ông Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cách Đất Mũi khoảng 40 km, có tỷ lệ rừng che phủ lên đến hơn 70%.
Ông Tỵ có gần 15 năm gắn bó với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng nên hiểu rõ đặc điểm của loại hình này cùng với cách bảo vệ rừng, thủy sản bên dưới để khai thác có hiệu quả. "So với mô hình truyền thống, việc tận dụng vuông tôm để làm du lịch giúp thu nhập tăng lên gấp nhiều lần", ông Tỵ nói, cho biết có thêm thu nhập cũng tạo động lực cho các hộ dân bảo vệ rừng, làm du lịch xanh.
Ông xây dựng các hoạt động du lịch ngay tại phần đất của mình, chú trọng khai thác trải nghiệm chỉ địa phương mới có như xổ vuông bắt tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi, đặt rập (bẫy) bắt cua. Bên cạnh đó, ông Tỵ còn liên kết với các khách sạn để cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách khi có nhu cầu.
Ông Lê Minh Tỵ chọn lối đi riêng trong cách làm du lịch ở Cà Mau. Ảnh: An Minh
Ông Lê Minh Tỵ chọn lối đi riêng trong cách làm du lịch ở Cà Mau. Ảnh: An Minh
Phần đất rừng ông Tỵ làm du lịch được cha vợ giao canh tác từ những năm 2000. Khi đó, ông vừa sản xuất vừa mua bán tôm, cua để kiếm sống. Dù rất cố gắng nhưng gia đình chỉ có thu nhập đủ sống khiến bản thân luôn trăn trở tìm hướng đi mới.
Vài năm sau đó, tuyến đường đến Đất Mũi được đầu tư hoàn thiện, nhà nước khuyến khích các hộ dân làm du lịch cộng đồng. Ban đầu, gia đình ông mở quán cà phê rồi trạm dừng chân. Dần dần, khi tiếp xúc với du khách, ông Tỵ nhận ra khi đến Cà Mau họ thích tham gia vào các hoạt động dân dã.
Nghĩ là làm, ông Tỵ mạnh dạn đầu tư hoàn thiện thủ tục kinh doanh và chuyển đổi mô hình nuôi trồng sang làm du lịch. Đến nay, trong các hoạt động tại rừng đước, dỡ chà bắt cá là trải nghiệm thu hút nhiều du khách tham gia nhất. Dỡ chà là cách bắt cá có từ xa xưa ở miền Tây. Đây là hình thức dùng những nhánh chà (nhánh cây nhỏ) xếp thành ụ để dụ cá đến trú ngụ ở những đoạn sông hoặc khu vực nước không quá sâu trong vuông tôm.
Ngày nay, dỡ chà ngày một ít dần do người dân sử dụng nhiều loại hình bắt cá với công cụ hiện đại hơn. Tùy theo thời điểm, mỗi du khách tốn khoảng 150.000 đồng/lượt để tham gia hoạt động này tại cơ sở của ông Tỵ.
Ngoài bắt các loài thủy sản theo cách truyền thống, khi đến đây, du khách còn thưởng thức các món ăn được chế biến từ chính những sản vật mà họ tự tay bắt được.
Điểm khiến du khách thích thú khi trải nghiệm sản phẩm du lịch tại huyện Ngọc Hiển là được tận mắt thấy những cánh rừng đước bạc ngàn. Đước là loài sống ở vùng ngập mặn ven biển, đặc trưng của Đất Mũi. Bộ rễ của cây đước lan rộng, mọc san sát nhau tạo nên hệ sinh thái độc đáo. Tại điểm du lịch của ông Tỵ vẫn còn giữ được cây đước hơn 60 năm tuổi, thu hút du khách tìm đến chiêm ngưỡng.
Gốc đước hơn 60 năm tuổi trong vuông tôm của ông Tỵ trở thành điểm tham quan độc đáo tại đây. Ảnh: Minh Minh
Gốc đước hơn 60 năm tuổi trong vuông tôm của ông Tỵ trở thành điểm tham quan độc đáo tại đây. Ảnh: Minh Minh
Theo ông Tỵ, gốc đước này có từ trước khi cha vợ ông về đây khai khẩn đất hoang, sau đó được nhà nước giao khoán đất rừng. Khi đó, gia đình không thể cắt bỏ cây này vì tán quá rộng cùng với bộ rễ lớn vì khó di chuyển. Được mọi người khuyên, chủ vuông đã giữ lại cây để làm giống.
Gốc đước có thân được phân ra thành 11 cây đước, chiều cao hơn 10 m, trở thành điểm tham quan, check in và diễn ra các hoạt động vui chơi tại điểm du lịch. Khoảng 3 năm gia đình sẽ tỉa nhánh một lần để cây phát triển.
Hiện hệ sinh thái rừng đước nơi đây phát triển từ trái của cây đước hơn 60 năm tuổi đó. Trong hơn 8 ha vuông tôm kết hợp trồng rừng, ông Tỵ giữ khoảng 7 ha không khai thác, đảm bảo hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng vốn có.
Chủ trương làm du lịch từ sản phẩm đặc trưng là không làm ảnh hưởng đến rừng là một trong những hướng đi của chủ vuông tôm. Ông chủ yếu đóng những chiếc cầu nhỏ để du khách có thể di chuyển tham quan, chụp ảnh, nghỉ chân. Tán đước rộng nên du khách có thể ngồi hoặc leo lên thân. Bên dưới những gốc đước cũng hình thành hệ sinh thái ngập mặn đa dạng với các loài tôm, cua, cá đặc trưng của vùng Đất Mũi. Đây cũng là nơi để khách trải nghiệm mò cua, giăng lưới bắt cá.
"Tôi hiểu rằng giữ được rừng đước là giữ được chân du khách", ông Tỵ cho biết.
Khách trải nghiệm bắt cá trong vuông tôm. Ảnh: An Minh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 467.109px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Khách trải nghiệm bắt cá trong vuông tôm. Ảnh: An Minh
Bằng hình thức làm du lịch trải nghiệm vuông tôm trong rừng đước, mô hình của ông Tỵ thu hút 1.500-2.000 lượt khách mỗi năm. Kết hợp bán thêm thủy sản, gia đình ông Tỵ thu lợi nhuận mỗi năm khoảng một tỷ đồng.
Du khách Lê Thị Thắm, TP HCM, cho biết đến vùng đất ngập mặn này bà mới thấy hết vẻ đẹp thiên nhiên của Cà Mau. Tại đây, bà cùng bạn bè được hòa mình vào tự nhiên, trải nghiệm các hoạt động khai thác thủy sản độc đáo của nông dân địa phương. "Người dân rất nhiệt tình và thân thiện, khiến chúng tôi thấy như được trở về nhà", bà nói.
Theo Sở Văn hóa thể thao và du lịch Cà Mau, tỉnh đã có 27 khu, điểm du lịch, trong đó có hai khu du lịch cấp tỉnh. Sau thời gian hoạt động, các đơn vị đã từng bước khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng của mỗi hộ trong quá trình khai thác phát triển du lịch. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng được người dân quan tâm, góp phần bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Cà MauÔng Lê Minh Tỵ, 47 tuổi, ở huyện Ngọc Hiển tận dụng hơn 8 ha rừng đước kết hợp nuôi tôm làm du lịch với các trải nghiệm xổ vuông tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi.
Vuông tôm của ông Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cách Đất Mũi khoảng 40 km, có tỷ lệ rừng che phủ lên đến hơn 70%.
Ông Tỵ có gần 15 năm gắn bó với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng nên hiểu rõ đặc điểm của loại hình này cùng với cách bảo vệ rừng, thủy sản bên dưới để khai thác có hiệu quả. "So với mô hình truyền thống, việc tận dụng vuông tôm để làm du lịch giúp thu nhập tăng lên gấp nhiều lần", ông Tỵ nói, cho biết có thêm thu nhập cũng tạo động lực cho các hộ dân bảo vệ rừng, làm du lịch xanh.
Ông xây dựng các hoạt động du lịch ngay tại phần đất của mình, chú trọng khai thác trải nghiệm chỉ địa phương mới có như xổ vuông bắt tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi, đặt rập (bẫy) bắt cua. Bên cạnh đó, ông Tỵ còn liên kết với các khách sạn để cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách khi có nhu cầu.
Ông Lê Minh Tỵ chọn lối đi riêng trong cách làm du lịch ở Cà Mau. Ảnh: An Minh
Ông Lê Minh Tỵ chọn lối đi riêng trong cách làm du lịch ở Cà Mau. Ảnh: An Minh
Phần đất rừng ông Tỵ làm du lịch được cha vợ giao canh tác từ những năm 2000. Khi đó, ông vừa sản xuất vừa mua bán tôm, cua để kiếm sống. Dù rất cố gắng nhưng gia đình chỉ có thu nhập đủ sống khiến bản thân luôn trăn trở tìm hướng đi mới.
Vài năm sau đó, tuyến đường đến Đất Mũi được đầu tư hoàn thiện, nhà nước khuyến khích các hộ dân làm du lịch cộng đồng. Ban đầu, gia đình ông mở quán cà phê rồi trạm dừng chân. Dần dần, khi tiếp xúc với du khách, ông Tỵ nhận ra khi đến Cà Mau họ thích tham gia vào các hoạt động dân dã.
Nghĩ là làm, ông Tỵ mạnh dạn đầu tư hoàn thiện thủ tục kinh doanh và chuyển đổi mô hình nuôi trồng sang làm du lịch. Đến nay, trong các hoạt động tại rừng đước, dỡ chà bắt cá là trải nghiệm thu hút nhiều du khách tham gia nhất. Dỡ chà là cách bắt cá có từ xa xưa ở miền Tây. Đây là hình thức dùng những nhánh chà (nhánh cây nhỏ) xếp thành ụ để dụ cá đến trú ngụ ở những đoạn sông hoặc khu vực nước không quá sâu trong vuông tôm.
Ngày nay, dỡ chà ngày một ít dần do người dân sử dụng nhiều loại hình bắt cá với công cụ hiện đại hơn. Tùy theo thời điểm, mỗi du khách tốn khoảng 150.000 đồng/lượt để tham gia hoạt động này tại cơ sở của ông Tỵ.
Ngoài bắt các loài thủy sản theo cách truyền thống, khi đến đây, du khách còn thưởng thức các món ăn được chế biến từ chính những sản vật mà họ tự tay bắt được.
Điểm khiến du khách thích thú khi trải nghiệm sản phẩm du lịch tại huyện Ngọc Hiển là được tận mắt thấy những cánh rừng đước bạc ngàn. Đước là loài sống ở vùng ngập mặn ven biển, đặc trưng của Đất Mũi. Bộ rễ của cây đước lan rộng, mọc san sát nhau tạo nên hệ sinh thái độc đáo. Tại điểm du lịch của ông Tỵ vẫn còn giữ được cây đước hơn 60 năm tuổi, thu hút du khách tìm đến chiêm ngưỡng.
Gốc đước hơn 60 năm tuổi trong vuông tôm của ông Tỵ trở thành điểm tham quan độc đáo tại đây. Ảnh: Minh Minh
Gốc đước hơn 60 năm tuổi trong vuông tôm của ông Tỵ trở thành điểm tham quan độc đáo tại đây. Ảnh: Minh Minh
Theo ông Tỵ, gốc đước này có từ trước khi cha vợ ông về đây khai khẩn đất hoang, sau đó được nhà nước giao khoán đất rừng. Khi đó, gia đình không thể cắt bỏ cây này vì tán quá rộng cùng với bộ rễ lớn vì khó di chuyển. Được mọi người khuyên, chủ vuông đã giữ lại cây để làm giống.
Gốc đước có thân được phân ra thành 11 cây đước, chiều cao hơn 10 m, trở thành điểm tham quan, check in và diễn ra các hoạt động vui chơi tại điểm du lịch. Khoảng 3 năm gia đình sẽ tỉa nhánh một lần để cây phát triển.
Hiện hệ sinh thái rừng đước nơi đây phát triển từ trái của cây đước hơn 60 năm tuổi đó. Trong hơn 8 ha vuông tôm kết hợp trồng rừng, ông Tỵ giữ khoảng 7 ha không khai thác, đảm bảo hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng vốn có.
Chủ trương làm du lịch từ sản phẩm đặc trưng là không làm ảnh hưởng đến rừng là một trong những hướng đi của chủ vuông tôm. Ông chủ yếu đóng những chiếc cầu nhỏ để du khách có thể di chuyển tham quan, chụp ảnh, nghỉ chân. Tán đước rộng nên du khách có thể ngồi hoặc leo lên thân. Bên dưới những gốc đước cũng hình thành hệ sinh thái ngập mặn đa dạng với các loài tôm, cua, cá đặc trưng của vùng Đất Mũi. Đây cũng là nơi để khách trải nghiệm mò cua, giăng lưới bắt cá.
"Tôi hiểu rằng giữ được rừng đước là giữ được chân du khách", ông Tỵ cho biết.
Khách trải nghiệm bắt cá trong vuông tôm. Ảnh: An Minh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 467.109px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Khách trải nghiệm bắt cá trong vuông tôm. Ảnh: An Minh
Bằng hình thức làm du lịch trải nghiệm vuông tôm trong rừng đước, mô hình của ông Tỵ thu hút 1.500-2.000 lượt khách mỗi năm. Kết hợp bán thêm thủy sản, gia đình ông Tỵ thu lợi nhuận mỗi năm khoảng một tỷ đồng.
Du khách Lê Thị Thắm, TP HCM, cho biết đến vùng đất ngập mặn này bà mới thấy hết vẻ đẹp thiên nhiên của Cà Mau. Tại đây, bà cùng bạn bè được hòa mình vào tự nhiên, trải nghiệm các hoạt động khai thác thủy sản độc đáo của nông dân địa phương. "Người dân rất nhiệt tình và thân thiện, khiến chúng tôi thấy như được trở về nhà", bà nói.
Theo Sở Văn hóa thể thao và du lịch Cà Mau, tỉnh đã có 27 khu, điểm du lịch, trong đó có hai khu du lịch cấp tỉnh. Sau thời gian hoạt động, các đơn vị đã từng bước khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng của mỗi hộ trong quá trình khai thác phát triển du lịch. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng được người dân quan tâm, góp phần bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.