Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Nếu có dịp đến thành phố Cần Thơ thì các chị em đừng quên ghé qua nhà cổ Bình Thủy, một không gian văn hóa vừa thú vị lại vừa đẹp.
Nhà cổ Bình Thủy – Không gian văn hóa đặc biệt ở Cần Thơ
Ở Cần Thơ có một ngôi nhà cổ được mệnh danh là đẹp nhất xứ Tây Đô, hội chị em chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng chừng 10km, nhà cổ Bình Thủy là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch ở vùng đất “gạo trắng nước trong”.
Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng từ năm 1870 và cho đến nay, nhà vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn. Gia tộc họ Dương lập nghiệp ở Nam Bộ từ khoảng cuối thế kỷ 18, đến thế hệ thứ 3 là ông Dương Văn Vị đã quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy để xây dựng cơ nghiệp. Căn nhà ban đầu được ông Dương Văn Vị xây dựng bằng gỗ và lợp ngói. Sau khi sử dụng 30 năm ông đã cho thiết kế và xây dựng lại. Đến năm 1904, ông Dương Chấn Kỷ (con trai út của ông Dương Văn Vị) tiếp tục xây dựng căn nhà. Cuối cùng, nhà cổ Bình Thủy được hoàn thiện vào năm 1911.
Nhà cổ Bình Thủy nhìn từ ngoài.
Vốn là một thương gia tri thức, một điền chủ có óc thẩm mỹ nghệ thuật. Ông Dương Chấn Kỷ đã tìm hiểu phong cách kiến trúc phương Tây. Vì thế căn nhà này là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và phong cách kiểu Pháp. Có thể nói, nhà cổ Bình Thủy vừa có nét cổ kính lại vừa có nét trang nhã.
Hoa văn sàn gạch và trần nhà tại đây.
Tổng diện tích ngôi nhà là 6.000 mét vuông với thiết kế 5 gian. Nhìn từ bên ngoài ngôi nhà nổi bật với những hoa văn điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Lối vào nhà được thiết kế với 2 cầu thang 2 bên hình vòng cung đẹp mắt. Phía ngoài nhà cũng được trồng nhiều cây hoa rực rỡ.
Khung cảnh bên ngoài nhà cổ Bình Thủy với rất nhiều cây hoa rực rỡ.
Bước vào bên trong ngôi nhà chúng ta sẽ bắt gặp gian thờ lớn theo kiểu truyền thống Nam Bộ. Gian chính được đặt 3 bộ bàn ghế, trong đó 1 bộ dùng để tiếp khách, 1 bộ dùng để ăn cơm và 1 bộ để gia đình trò chuyện. Đặc biệt, trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như bộ ấm chén từ thời Minh – Thanh, cặp đèn treo từ thế kỷ 19, bộ ghế salon Pháp từ thời Louis hay bộ bàn ghế đá cẩm thạch xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc)… Một điều thú vị nữa là dưới nền gạch bông ở căn nhà là một lớp muối hạt dày khoảng 10cm giúp tránh côn trùng và xua đuổi tà khí theo quan niệm phong thủy.
Nơi đây cũng được lấy làm bối cảnh quay cho nhiều bộ phim nổi tiếng như “Người đẹp Tây Đô”, “Những nẻo đường phù sa” và đặc biệt nhất là bộ phim “Người tình” nổi tiếng của điện ảnh Pháp.
Bên trong nhà cổ Bình Thủy
Tips chụp ảnh ở nhà cổ Bình Thủy
Khi ghé nhà cổ Bình Thủy, các chị em đừng quên mua vé vào cửa. Vé vào đây không phải do chính quyền địa phương phát hành mà do chủ nhà cổ Bình Thủy đưa ra bởi đây là di sản thuộc sở hữu tư nhân của gia tộc họ Dương. Nếu chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp thì các bạn cũng phải gửi thêm một khoản phí. Đây được coi là tiền xin phép gia chủ vào tham quan.
Đến đây các chị em chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp.
Ngôi nhà có nhiều màu sắc như màu vàng nổi bật của tường, màu xanh cổ vịt của những cánh cửa gỗ, màu xanh lá của những tán cây, màu hồng, cam, đỏ… của những bông hoa nở rộ. Vì thế khi chụp ảnh tại đây các chị em có thể lựa chọn cho mình những bộ cánh màu trung tính như trắng, đen… để không bị hòa lẫn với khung cảnh.
Ở phía ngoài căn nhà, các chị em thoải mái chụp ở những góc như trên cầu thang, trước cửa hay bên các tán cây. Nhưng ở bên trong ngôi nhà thì lưu ý khi chụp ảnh cần tránh khu vực bàn thờ nhé.
Nhà cổ Bình Thủy – Không gian văn hóa đặc biệt ở Cần Thơ
Ở Cần Thơ có một ngôi nhà cổ được mệnh danh là đẹp nhất xứ Tây Đô, hội chị em chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng chừng 10km, nhà cổ Bình Thủy là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch ở vùng đất “gạo trắng nước trong”.
Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng từ năm 1870 và cho đến nay, nhà vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn. Gia tộc họ Dương lập nghiệp ở Nam Bộ từ khoảng cuối thế kỷ 18, đến thế hệ thứ 3 là ông Dương Văn Vị đã quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy để xây dựng cơ nghiệp. Căn nhà ban đầu được ông Dương Văn Vị xây dựng bằng gỗ và lợp ngói. Sau khi sử dụng 30 năm ông đã cho thiết kế và xây dựng lại. Đến năm 1904, ông Dương Chấn Kỷ (con trai út của ông Dương Văn Vị) tiếp tục xây dựng căn nhà. Cuối cùng, nhà cổ Bình Thủy được hoàn thiện vào năm 1911.
Nhà cổ Bình Thủy nhìn từ ngoài.
Vốn là một thương gia tri thức, một điền chủ có óc thẩm mỹ nghệ thuật. Ông Dương Chấn Kỷ đã tìm hiểu phong cách kiến trúc phương Tây. Vì thế căn nhà này là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và phong cách kiểu Pháp. Có thể nói, nhà cổ Bình Thủy vừa có nét cổ kính lại vừa có nét trang nhã.
Hoa văn sàn gạch và trần nhà tại đây.
Tổng diện tích ngôi nhà là 6.000 mét vuông với thiết kế 5 gian. Nhìn từ bên ngoài ngôi nhà nổi bật với những hoa văn điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Lối vào nhà được thiết kế với 2 cầu thang 2 bên hình vòng cung đẹp mắt. Phía ngoài nhà cũng được trồng nhiều cây hoa rực rỡ.
Khung cảnh bên ngoài nhà cổ Bình Thủy với rất nhiều cây hoa rực rỡ.
Bước vào bên trong ngôi nhà chúng ta sẽ bắt gặp gian thờ lớn theo kiểu truyền thống Nam Bộ. Gian chính được đặt 3 bộ bàn ghế, trong đó 1 bộ dùng để tiếp khách, 1 bộ dùng để ăn cơm và 1 bộ để gia đình trò chuyện. Đặc biệt, trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như bộ ấm chén từ thời Minh – Thanh, cặp đèn treo từ thế kỷ 19, bộ ghế salon Pháp từ thời Louis hay bộ bàn ghế đá cẩm thạch xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc)… Một điều thú vị nữa là dưới nền gạch bông ở căn nhà là một lớp muối hạt dày khoảng 10cm giúp tránh côn trùng và xua đuổi tà khí theo quan niệm phong thủy.
Nơi đây cũng được lấy làm bối cảnh quay cho nhiều bộ phim nổi tiếng như “Người đẹp Tây Đô”, “Những nẻo đường phù sa” và đặc biệt nhất là bộ phim “Người tình” nổi tiếng của điện ảnh Pháp.
Bên trong nhà cổ Bình Thủy
Tips chụp ảnh ở nhà cổ Bình Thủy
Khi ghé nhà cổ Bình Thủy, các chị em đừng quên mua vé vào cửa. Vé vào đây không phải do chính quyền địa phương phát hành mà do chủ nhà cổ Bình Thủy đưa ra bởi đây là di sản thuộc sở hữu tư nhân của gia tộc họ Dương. Nếu chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp thì các bạn cũng phải gửi thêm một khoản phí. Đây được coi là tiền xin phép gia chủ vào tham quan.
Đến đây các chị em chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp.
Ngôi nhà có nhiều màu sắc như màu vàng nổi bật của tường, màu xanh cổ vịt của những cánh cửa gỗ, màu xanh lá của những tán cây, màu hồng, cam, đỏ… của những bông hoa nở rộ. Vì thế khi chụp ảnh tại đây các chị em có thể lựa chọn cho mình những bộ cánh màu trung tính như trắng, đen… để không bị hòa lẫn với khung cảnh.
Ở phía ngoài căn nhà, các chị em thoải mái chụp ở những góc như trên cầu thang, trước cửa hay bên các tán cây. Nhưng ở bên trong ngôi nhà thì lưu ý khi chụp ảnh cần tránh khu vực bàn thờ nhé.