Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Từ món ăn dân dã, khoai deo dần trở thành món đặc sản người dân Quảng Bình tự hào giới thiệu với bạn bè bốn phương.
Tổ chức Kỷ lục châu Á vừa chính thức có quyết định xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí Kỷ lục Ẩm thực và Đặc sản châu Á năm 2023.
Cụ thể, 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam gồm 5 món đặc sản là Bánh mỳ Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh); Cơm Hến (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Lẩu thả Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận); Nem nướng Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); Bún nước lèo (tỉnh Sóc Trăng).
Món khoai deo Quảng Bình là 1 trong 5 đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng dược Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục.
Cùng với đó, 5 đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng gồm Cốm làng Vòng (Thành phố Hà Nội); Khoai deo (tỉnh Quảng Bình); Mè xửng (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Dâu Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Bánh tét Trà Cuôn (tỉnh Trà Vinh).
Với người dân Quảng Bình, khoai deo từ món ăn dân dã nay dần trở thành món đặc sản mà họ tự hào giới thiệu với bạn bè bốn phương. Món ăn vặt có vị bùi, dẻo như mạch nha với màu đỏ vàng tựa mật ong và vị ngọt mát giống đường phèn.
Quảng Bình là mảnh đất cằn cỗi, nắng gió khắc nghiệt quanh năm, rất ít cây trồng phù hợp để làm nông nghiệp, một trong những nông sản có thể thích nghi tốt với khí hậu nơi này là cây khoai lang. Giống khoai được chọn để chế biến món khoai deo là giống khoai đỏ với hình dạng như một củ sâm, được trồng ngay trên đất cát. Loại khoai này có hương vị đặc trưng, bùi và ngọt hơn hẳn so với những khu vực khác.
Giống khoai được chọn để chế biến món khoai deo là giống khoai đỏ với hình dạng như một củ sâm, được trồng ngay trên đất cát.
Anh Hoàng Huy Thành (32 tuổi, trú phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới) - chủ một cơ sở sản xuất khoai deo cho biết, hầu hết nguồn nguyên liệu gốc đều là khoai tươi được trồng trên đất cát tại các huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh...
"Nguyên liệu là khoai đỏ tươi được trồng trên đất cát nên rất thơm, có vị ngọt bùi. Dù khác nhau về phương pháp sản xuất nhưng sản phẩm tạo ra cũng không có quá nhiều khác biệt", anh Thành chia sẻ.
Từ củ khoai bình thường, người dân Quảng Bình tạo ra món ăn vặt có hương vị độc đáo và khác biệt. Củ khoai sau khi thu hoạch thì được rửa sạch rồi để cho thật ráo nước rồi bảo quản ở nơi thật khô ráo để tránh mọc mầm. Khi khoai hết căng mọng thì luộc chín rồi người ta cắt dọc củ khoai thành nhiều lát mỏng, có độ dày chừng 1cm, xếp đều lên giàn để phơi.
Khi khoai hết căng mọng thì luộc chín rồi người ta cắt dọc củ khoai thành nhiều lát mỏng, có độ dày chừng 1cm, xếp đều lên giàn để phơi.
Khoai được phơi trong vòng 7 đến 10 nắng to, đến khi miếng khoai săn lại và có màu cánh gián là có thể ăn được. Những ngày thời tiết âm u, không có nắng, khoai được cho vào lồng sấy.
Gia đình bà Lê Thị Luyến (56 tuổi, trú thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) có nghề làm khoai deo hơn 10 năm qua, mỗi mùa bà Luyến có thể xuất bán 4 - 5 tấn khoai deo.
Khoai được phơi trong vòng 7 đến 10 nắng to, đến khi miếng khoai săn lại và có màu cánh gián là có thể ăn được.
"Trước đây làm ăn chơi, sau đó nhiều người dân, du khách mua nên chúng tôi sản xuất số lượng lớn. Dân cả thôn ai cũng làm khoai deo, như hộ chúng tôi cũng tính là nhỏ", bà Luyến cho biết.
Món ăn này nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng để làm được cũng rất dày công và mất nhiều thời gian. Theo người sản xuất, khoai deo ngon phải là loại khô nhưng dẻo như mạch nha, có màu đỏ vàng tựa mật ong và vị ngọt mát giống đường phèn. Trong quá trình chế biến món ăn này thường không thêm phụ gia.
Riêng xã Hải Ninh, có khoảng 250 hộ dân đang làm nghề khoai deo, mỗi năm có thể sản xuất gần 300 tấn khoai deo để xuất bán khắp cả nước.
Được biết, hiện phần lớn lượng khoai deo tại Quảng Bình được bà con xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới và xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh sản xuất. Riêng xã Hải Ninh, có khoảng 250 hộ dân đang làm nghề khoai deo, tập trung phần lớn tại hai thôn Tân Định và Hiển Trung. Trung bình mỗi năm người dân ở đây có thể sản xuất gần 300 tấn khoai deo để xuất bán khắp cả nước.
Tổ chức Kỷ lục châu Á vừa chính thức có quyết định xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí Kỷ lục Ẩm thực và Đặc sản châu Á năm 2023.
Cụ thể, 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam gồm 5 món đặc sản là Bánh mỳ Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh); Cơm Hến (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Lẩu thả Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận); Nem nướng Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); Bún nước lèo (tỉnh Sóc Trăng).
Món khoai deo Quảng Bình là 1 trong 5 đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng dược Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục.
Cùng với đó, 5 đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng gồm Cốm làng Vòng (Thành phố Hà Nội); Khoai deo (tỉnh Quảng Bình); Mè xửng (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Dâu Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Bánh tét Trà Cuôn (tỉnh Trà Vinh).
Với người dân Quảng Bình, khoai deo từ món ăn dân dã nay dần trở thành món đặc sản mà họ tự hào giới thiệu với bạn bè bốn phương. Món ăn vặt có vị bùi, dẻo như mạch nha với màu đỏ vàng tựa mật ong và vị ngọt mát giống đường phèn.
Quảng Bình là mảnh đất cằn cỗi, nắng gió khắc nghiệt quanh năm, rất ít cây trồng phù hợp để làm nông nghiệp, một trong những nông sản có thể thích nghi tốt với khí hậu nơi này là cây khoai lang. Giống khoai được chọn để chế biến món khoai deo là giống khoai đỏ với hình dạng như một củ sâm, được trồng ngay trên đất cát. Loại khoai này có hương vị đặc trưng, bùi và ngọt hơn hẳn so với những khu vực khác.
Giống khoai được chọn để chế biến món khoai deo là giống khoai đỏ với hình dạng như một củ sâm, được trồng ngay trên đất cát.
Anh Hoàng Huy Thành (32 tuổi, trú phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới) - chủ một cơ sở sản xuất khoai deo cho biết, hầu hết nguồn nguyên liệu gốc đều là khoai tươi được trồng trên đất cát tại các huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh...
"Nguyên liệu là khoai đỏ tươi được trồng trên đất cát nên rất thơm, có vị ngọt bùi. Dù khác nhau về phương pháp sản xuất nhưng sản phẩm tạo ra cũng không có quá nhiều khác biệt", anh Thành chia sẻ.
Từ củ khoai bình thường, người dân Quảng Bình tạo ra món ăn vặt có hương vị độc đáo và khác biệt. Củ khoai sau khi thu hoạch thì được rửa sạch rồi để cho thật ráo nước rồi bảo quản ở nơi thật khô ráo để tránh mọc mầm. Khi khoai hết căng mọng thì luộc chín rồi người ta cắt dọc củ khoai thành nhiều lát mỏng, có độ dày chừng 1cm, xếp đều lên giàn để phơi.
Khi khoai hết căng mọng thì luộc chín rồi người ta cắt dọc củ khoai thành nhiều lát mỏng, có độ dày chừng 1cm, xếp đều lên giàn để phơi.
Khoai được phơi trong vòng 7 đến 10 nắng to, đến khi miếng khoai săn lại và có màu cánh gián là có thể ăn được. Những ngày thời tiết âm u, không có nắng, khoai được cho vào lồng sấy.
Gia đình bà Lê Thị Luyến (56 tuổi, trú thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) có nghề làm khoai deo hơn 10 năm qua, mỗi mùa bà Luyến có thể xuất bán 4 - 5 tấn khoai deo.
Khoai được phơi trong vòng 7 đến 10 nắng to, đến khi miếng khoai săn lại và có màu cánh gián là có thể ăn được.
"Trước đây làm ăn chơi, sau đó nhiều người dân, du khách mua nên chúng tôi sản xuất số lượng lớn. Dân cả thôn ai cũng làm khoai deo, như hộ chúng tôi cũng tính là nhỏ", bà Luyến cho biết.
Món ăn này nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng để làm được cũng rất dày công và mất nhiều thời gian. Theo người sản xuất, khoai deo ngon phải là loại khô nhưng dẻo như mạch nha, có màu đỏ vàng tựa mật ong và vị ngọt mát giống đường phèn. Trong quá trình chế biến món ăn này thường không thêm phụ gia.
Riêng xã Hải Ninh, có khoảng 250 hộ dân đang làm nghề khoai deo, mỗi năm có thể sản xuất gần 300 tấn khoai deo để xuất bán khắp cả nước.
Được biết, hiện phần lớn lượng khoai deo tại Quảng Bình được bà con xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới và xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh sản xuất. Riêng xã Hải Ninh, có khoảng 250 hộ dân đang làm nghề khoai deo, tập trung phần lớn tại hai thôn Tân Định và Hiển Trung. Trung bình mỗi năm người dân ở đây có thể sản xuất gần 300 tấn khoai deo để xuất bán khắp cả nước.