Từ Minh Quân
Well-known member
Sau song sắt nhà tù, Sam Bankman-Fried tiếp tục các cuộc giao dịch, nhưng thay vì tiền số, ông dùng cá thu để được cắt đi mái tóc xù.
Sam Bankman-Fried (SBF), nhà sáng lập sàn tiền số FTX, bị cáo buộc với bảy tội danh vào ngày 2/11. Ngày 21/11, tòa phúc thẩm từ chối yêu cầu được tại ngoại của ông. Theo WSJ, SBF bị giam giữ tại nhà tù Brooklyn, chung phòng với cựu tổng thống Honduras và Genaro García Luna, cựu bộ trưởng công an Mexico.
Ở nhà tù Brooklyn, cá thu được xem là "tiền tệ" để giao dịch trong tù. Các tù nhân thường dùng cá được đựng trong túi để trả cho các dịch vụ của nhau. SBF cũng không ngoại lệ. Nguồn tin cho biết ông đã bán một túi cá thu cho bạn tù để người này cắt tóc cho mình trước khi hầu tòa hồi đầu tháng 11.
Minh họa Sam Bankman-Fried sau song sắt nhà tù. Ảnh: Dailycoin
Khi mới vào tù, nhà sáng lập FTX sống nhờ bơ, đậu phộng, bánh mì và nước do nhà tù không chấp nhận thực đơn thuần chay của ông. Theo Christine Dynan, từng làm việc tại các nhà tù liên bang, tù nhân Brooklyn không được tự do di chuyển trong khuôn viên. Thay vì ăn tập trung ở căng tin, họ được giao các bữa ăn đến từng phòng giam.
Tù nhân thường mua thực phẩm, quần áo, đồ vệ sinh cá nhân thông qua văn phòng của nhà tù Brooklyn. Trong danh sách, bơ đậu phộng có giá 4,15 USD (100.000 đồng), máy nghe nhạc MP3 giá 88,40 USD (2,1 triệu đồng), túi phi lê cá thu là 1,3 USD (31 nghìn đồng).
Nhà sáng lập FTX ở tù từ tháng 8. Dự kiến bản án của SBF được tuyên trong phiên tòa ngày 28/3/2024. Sau đó ông sẽ được chuyển đến nhà tù liên bang để thụ án.
Nhà tù Brooklyn khác xa căn hộ penthouse trị giá 30 triệu USD ở Bahamas, nơi Bankman-Fried từng gọi là nhà. Nhà tù này nhận nhiều chỉ trích vì điều kiện tồi tàn, thiếu nhân lực trầm trọng trong nhiều năm. WSJ dẫn nguồn tin cho biết SBF và các tù nhân khác được dùng máy tính trong một căn phòng, có bàn làm việc được ngăn bằng vách nhựa. Dù trong tù, Bankman-Fried vẫn đưa ra lời khuyên về tiền điện tử cho cai ngục.
Phát ngôn viên của Cục Nhà tù Liên bang không đưa ra bình luận vì lý do riêng tư và an ninh. Người phát ngôn của Bankman-Fried, Mark Botnick, cho biết: "Sam đang cố gắng hết sức có thể trong hoàn cảnh này".
WSJ dẫn lời cựu luật sư Bill Baroni, cố vấn nhà tù, rằng khi Sam Bankman-Fried chuyển đến nhà tù liên bang, anh ta có thể sẽ mang theo một túi cá khô. "Trong tù, hệ thống tiền tệ 'cá thu' ổn định hơn nhiều so với tiền điện tử", Baroni nói.
Sam Bankman-Fried sinh năm 1992. Ông thành lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coinbase, Binance. Tháng 11/2022, FTX gặp khủng hoảng khi không đủ tài sản dự trữ để đáp ứng làn sóng rút tiền ào ạt từ người dùng. Cựu CEO SBF buộc phải đệ đơn xin phá sản. Theo hồ sơ tại tòa, FTX có hơn một triệu chủ nợ, gồm nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Apple, Meta, Netflix, LinkedIn, Adobe, AWS. Trong đó, 50 chủ nợ lớn nhất chiếm số tiền khoảng 3,1 tỷ USD.
Trong phiên xử ngày 2/11 tại Manhattan, 12 vị bồi thẩm đoàn đã "đồng thuận tuyệt đối" về việc SBF có tội với cả 7 tội danh nêu trong cáo trạng, gồm: lừa đảo khách hàng, âm mưu lừa đảo khách hàng, lừa đảo người cho vay, âm mưu lừa đảo người cho vay, âm mưu lừa đảo chứng khoán, âm mưu lừa đảo hàng hóa, âm mưu rửa tiền. SBF đối mặt 115 năm tù. Tuy nhiên, cựu CEO vẫn có thời hạn đến 28/3/2024 để kháng án, trước khi thẩm phán Lewis Kaplan ra phán quyết cuối cùng.
Sam Bankman-Fried (SBF), nhà sáng lập sàn tiền số FTX, bị cáo buộc với bảy tội danh vào ngày 2/11. Ngày 21/11, tòa phúc thẩm từ chối yêu cầu được tại ngoại của ông. Theo WSJ, SBF bị giam giữ tại nhà tù Brooklyn, chung phòng với cựu tổng thống Honduras và Genaro García Luna, cựu bộ trưởng công an Mexico.
Ở nhà tù Brooklyn, cá thu được xem là "tiền tệ" để giao dịch trong tù. Các tù nhân thường dùng cá được đựng trong túi để trả cho các dịch vụ của nhau. SBF cũng không ngoại lệ. Nguồn tin cho biết ông đã bán một túi cá thu cho bạn tù để người này cắt tóc cho mình trước khi hầu tòa hồi đầu tháng 11.
Minh họa Sam Bankman-Fried sau song sắt nhà tù. Ảnh: Dailycoin
Khi mới vào tù, nhà sáng lập FTX sống nhờ bơ, đậu phộng, bánh mì và nước do nhà tù không chấp nhận thực đơn thuần chay của ông. Theo Christine Dynan, từng làm việc tại các nhà tù liên bang, tù nhân Brooklyn không được tự do di chuyển trong khuôn viên. Thay vì ăn tập trung ở căng tin, họ được giao các bữa ăn đến từng phòng giam.
Tù nhân thường mua thực phẩm, quần áo, đồ vệ sinh cá nhân thông qua văn phòng của nhà tù Brooklyn. Trong danh sách, bơ đậu phộng có giá 4,15 USD (100.000 đồng), máy nghe nhạc MP3 giá 88,40 USD (2,1 triệu đồng), túi phi lê cá thu là 1,3 USD (31 nghìn đồng).
Nhà sáng lập FTX ở tù từ tháng 8. Dự kiến bản án của SBF được tuyên trong phiên tòa ngày 28/3/2024. Sau đó ông sẽ được chuyển đến nhà tù liên bang để thụ án.
Nhà tù Brooklyn khác xa căn hộ penthouse trị giá 30 triệu USD ở Bahamas, nơi Bankman-Fried từng gọi là nhà. Nhà tù này nhận nhiều chỉ trích vì điều kiện tồi tàn, thiếu nhân lực trầm trọng trong nhiều năm. WSJ dẫn nguồn tin cho biết SBF và các tù nhân khác được dùng máy tính trong một căn phòng, có bàn làm việc được ngăn bằng vách nhựa. Dù trong tù, Bankman-Fried vẫn đưa ra lời khuyên về tiền điện tử cho cai ngục.
Phát ngôn viên của Cục Nhà tù Liên bang không đưa ra bình luận vì lý do riêng tư và an ninh. Người phát ngôn của Bankman-Fried, Mark Botnick, cho biết: "Sam đang cố gắng hết sức có thể trong hoàn cảnh này".
WSJ dẫn lời cựu luật sư Bill Baroni, cố vấn nhà tù, rằng khi Sam Bankman-Fried chuyển đến nhà tù liên bang, anh ta có thể sẽ mang theo một túi cá khô. "Trong tù, hệ thống tiền tệ 'cá thu' ổn định hơn nhiều so với tiền điện tử", Baroni nói.
Sam Bankman-Fried sinh năm 1992. Ông thành lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coinbase, Binance. Tháng 11/2022, FTX gặp khủng hoảng khi không đủ tài sản dự trữ để đáp ứng làn sóng rút tiền ào ạt từ người dùng. Cựu CEO SBF buộc phải đệ đơn xin phá sản. Theo hồ sơ tại tòa, FTX có hơn một triệu chủ nợ, gồm nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Apple, Meta, Netflix, LinkedIn, Adobe, AWS. Trong đó, 50 chủ nợ lớn nhất chiếm số tiền khoảng 3,1 tỷ USD.
Trong phiên xử ngày 2/11 tại Manhattan, 12 vị bồi thẩm đoàn đã "đồng thuận tuyệt đối" về việc SBF có tội với cả 7 tội danh nêu trong cáo trạng, gồm: lừa đảo khách hàng, âm mưu lừa đảo khách hàng, lừa đảo người cho vay, âm mưu lừa đảo người cho vay, âm mưu lừa đảo chứng khoán, âm mưu lừa đảo hàng hóa, âm mưu rửa tiền. SBF đối mặt 115 năm tù. Tuy nhiên, cựu CEO vẫn có thời hạn đến 28/3/2024 để kháng án, trước khi thẩm phán Lewis Kaplan ra phán quyết cuối cùng.