Alex Sheal, một người Anh gắn bó với Việt Nam, đã cùng bạn khai thác sản phẩm du lịch phố đường tàu Hà Nội từ năm 2013 đến khi tuyến phố bị cấm.
Alex, 43 tuổi, sáng lập công ty Vietnam In Focus cung cấp tour du lịch kết hợp chụp ảnh tại Việt Nam, nói mình là một trong những người đầu tiên tạo nên các trải nghiệm du lịch ở phố đường tàu cho du khách nước ngoài. Trong những năm đầu tại Việt Nam (từ 2007 đến 2012), ông ở phố Cao Bá Quát, Hà Nội và thích lang thang dọc theo cung đường sắt xuyên qua khu dân cư.
Ông nhớ rõ về phố đường tàu khi chưa xuất hiện nhiều khách du lịch và chưa có các quán cà phê bắt mắt. Người dân nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa cho con, đọc báo bên đường ray. Sự xuất hiện của những người nước ngoài như Alex là điều "lạ lẫm" với họ.
"Cuộc sống dọc tuyến đường sắt lúc ấy thật chậm rãi. Tôi thích cảm giác đi bộ trên đường ray, đặc biệt ở một thành phố như Hà Nội", Alex nói.
Alex thành lập Vietnam In Focus tại Hà Nội năm 2012 cùng nhiếp ảnh gia Colm Pierce, 53 tuổi, người Ireland. Sản phẩm đầu tiên của họ có tên "Cuộc gặp gỡ Hà Nội", tour tham quan phố cổ, và "Bình minh Long Biên". Tuy sản phẩm được đón nhận, Alex và Colm vẫn nung nấu ý tưởng tạo ra một trải nghiệm tham quan hấp dẫn hơn, giúp du khách thấy sự độc đáo của Hà Nội.
Colm (áo đỏ) dẫn khách tham quan khu phố đường tàu năm 2013. Ảnh: Vietnam In Focus
Một lần, khi đang đi dạo, Alex nhận thấy đoàn tàu đang đến và mọi người nhanh chóng nép sang hai bên. Khoảnh khắc ấy, Alex biết mình đã có ý tưởng cho một tour du lịch đặc biệt - "Trên đường ray".
Trả lời VnExpress hôm 31/8, Alex nói người nước ngoài đến Hà Nội muốn tìm kiếm trải nghiệm, khám phá điều mới mẻ từ những con ngõ nhỏ và hẹp trong khu phố cổ, các khu chợ, ẩm thực đường phố hoặc cũng có thể là nhịp sống tấp nập của thành phố. Ngắm tàu chạy có vẻ đầy hứa hẹn.
"Đó là một trải nghiệm thực tế và độc đáo về cuộc sống ở Hà Nội thú vị hơn bất kỳ ngôi chùa, buổi diễn hay bảo tàng nào", Alex nhận xét.
Khi bắt đầu mở bán tour, Alex cũng hoài nghi liệu du khách có muốn tìm hiểu một khu vực nghèo nàn như vậy của Hà Nội. Hoài nghi này nhanh chóng biến mất khi khách liên tục tìm đến.
Một trong những khách hàng đầu tiên là Kana Baroda, nhiếp ảnh gia người Ấn Độ. Chuyến tham quan của Kana vào năm 2013 không được trọn vẹn khi Colm, người dẫn tour, đã phải bỏ dở chương trình vì vợ sinh con đầu lòng. Dù vậy, Kana vẫn đánh giá tốt, thậm chí còn giới thiệu về trải nghiệm du lịch này trên tờ Daily Mail (Anh) vào năm 2014.
Theo Kana, những ngôi nhà quá gần đường ray nên đôi khi, con tàu như "lướt qua người đi bộ và trẻ em trên đường phố" và sinh hoạt bên đường ray đã trở thành điều bình thường trong cuộc sống của cư dân. "Khi tàu tới, người dân bê ghế ra xa đường ray khoảng một mét và tiếp tục nói chuyện mặc cho con tàu chạy qua", Daily Mail dẫn lời Kana.
Rất nhanh sau đó, chuyến tham quan trở nên phổ biến và công ty của Alex nhận được nhiều câu hỏi về giờ tàu chạy. Với sản phẩm "Trên đường ray", du khách được đảm bảo có thể nhìn thấy ít nhất một chuyến tàu chạy qua khu dân cư. Tuy nhiên, trọng tâm của sản phẩm là trải nghiệm, tìm hiểu và chụp ảnh cuộc sống hằng ngày của người dân trong khu phố.
Năm 2014, Alex nhận được email từ đơn vị sản xuất Globe Trekker, chương trình truyền hình du lịch dài tập của Anh, về ý tưởng cho một tập phim quay ở Việt Nam. Ít lâu sau, Alex và Colm có cuộc phỏng vấn với ê-kíp chương trình trên phố Lý Nam Đế. Hai người chia sẻ nhiều điều thú vị về Việt Nam, đặc biệt là những chuyến tàu nối hai miền Nam, Bắc.
Đến năm 2015, sự bùng nổ của Instagram dần biến phố đường tàu trở thành một điểm phải tới ở Hà Nội. Alex cho biết các quán cà phê bắt đầu xuất hiện, đồng nghĩa những người dân nghèo thuê trọ ở đây phải chuyển đi. Không chỉ người dân nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ phố đường tàu, các doanh nghiệp cũng vậy.
"Họ bắt đầu dẫn khách đến tuyến đường chúng tôi phát hiện ra. Giống như từ giọt nước nhỏ trở thành trận lũ lớn, chúng tôi chỉ có thể dẫn khách đi vào khung giờ sáng sớm để tránh cảnh ùn tắc", Alex nói.
Một cụ bà nhóm bếp bên đường tàu năm 2014. Ảnh: Vietnam In Focus
Đức Linh, hướng dẫn viên của Hanoi In Focus, chụp ảnh cùng đoàn khách từ National Geographic năm 2019. Ảnh: Vietnam In Focus
Du khách chụp ảnh đoàn tàu vào năm 2013. Ảnh: Vietnam In Focus
Người người dân sinh hoạt trên đường ray năm 2014. Ảnh: Keith Yahl
Một cụ bà nhóm bếp bên đường tàu năm 2014. Ảnh: Vietnam In Focus
Đức Linh, hướng dẫn viên của Hanoi In Focus, chụp ảnh cùng đoàn khách từ National Geographic năm 2019. Ảnh: Vietnam In Focus
1 / 4
Năm 2019, nhóm làm phim National Geographic đặt mua tour của Alex khi phố đường tàu "đã thực sự bùng nổ". Alex ví con phố này chẳng khác bãi phóng tên lửa Canaveral nổi tiếng ở Mỹ bởi lúc nào cũng kín đặc người chờ tàu tới, tay luôn lăm lăm máy ảnh, điện thoại để ghi hình.
Sau chuyến đi của National Geographic, Alex không còn cơ hội đưa khách tới vì con phố bị đóng cửa do những lo ngại liên quan đến an toàn. Alex nói không ngạc nhiên khi ngày phố đường tàu bị cấm cuối cùng cũng đến. Năm 2018, ông từng chứng kiến cảnh đám đông uống bia ngay bên đường tàu.
Alex cho rằng Việt Nam thực sự có thể làm tốt hơn để khai thác khu phố thay vì đóng cửa. Sau đại dịch, cạnh tranh hút khách du lịch giữa các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia rất lớn. Trong khi đó, Hà Nội, điểm đến lớn bậc nhất của đất nước, không có nhiều trải nghiệm tham quan độc đáo. Du khách hoàn toàn có thể ghé thăm những ngôi chùa, bảo tàng hay khu chợ ở nhiều quốc gia khác, không nhất thiết là Việt Nam.
Alex (trái) trong chuyến du lịch ở Điện Biên vào tháng 6/2023. Ảnh: Alex Sheal
"Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu biến khu phố thành điểm tham quan hút khách với những quy định an toàn cụ thể như giới hạn số quán cà phê, lượng khách tham quan", Alex nói và dẫn chứng về cách Mỹ đang khai thác du lịch từ hẻm núi Grand Canyon, thu hút 5 triệu khách ghé thăm, dù trung bình 12 người chết vì tai nạn mỗi năm.
Từ năm 2018, Colm rời Vietnam In Focus và hiện công ty do vợ chồng Alex điều hành. Không chỉ gói gọn ở Hà Nội, họ đã mở rộng các sản phẩm tour chụp ảnh cho khách nước ngoài tới nhiều điểm đến khác tại Việt Nam.
Alex, 43 tuổi, sáng lập công ty Vietnam In Focus cung cấp tour du lịch kết hợp chụp ảnh tại Việt Nam, nói mình là một trong những người đầu tiên tạo nên các trải nghiệm du lịch ở phố đường tàu cho du khách nước ngoài. Trong những năm đầu tại Việt Nam (từ 2007 đến 2012), ông ở phố Cao Bá Quát, Hà Nội và thích lang thang dọc theo cung đường sắt xuyên qua khu dân cư.
Ông nhớ rõ về phố đường tàu khi chưa xuất hiện nhiều khách du lịch và chưa có các quán cà phê bắt mắt. Người dân nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa cho con, đọc báo bên đường ray. Sự xuất hiện của những người nước ngoài như Alex là điều "lạ lẫm" với họ.
"Cuộc sống dọc tuyến đường sắt lúc ấy thật chậm rãi. Tôi thích cảm giác đi bộ trên đường ray, đặc biệt ở một thành phố như Hà Nội", Alex nói.
Alex thành lập Vietnam In Focus tại Hà Nội năm 2012 cùng nhiếp ảnh gia Colm Pierce, 53 tuổi, người Ireland. Sản phẩm đầu tiên của họ có tên "Cuộc gặp gỡ Hà Nội", tour tham quan phố cổ, và "Bình minh Long Biên". Tuy sản phẩm được đón nhận, Alex và Colm vẫn nung nấu ý tưởng tạo ra một trải nghiệm tham quan hấp dẫn hơn, giúp du khách thấy sự độc đáo của Hà Nội.
Colm (áo đỏ) dẫn khách tham quan khu phố đường tàu năm 2013. Ảnh: Vietnam In Focus
Một lần, khi đang đi dạo, Alex nhận thấy đoàn tàu đang đến và mọi người nhanh chóng nép sang hai bên. Khoảnh khắc ấy, Alex biết mình đã có ý tưởng cho một tour du lịch đặc biệt - "Trên đường ray".
Trả lời VnExpress hôm 31/8, Alex nói người nước ngoài đến Hà Nội muốn tìm kiếm trải nghiệm, khám phá điều mới mẻ từ những con ngõ nhỏ và hẹp trong khu phố cổ, các khu chợ, ẩm thực đường phố hoặc cũng có thể là nhịp sống tấp nập của thành phố. Ngắm tàu chạy có vẻ đầy hứa hẹn.
"Đó là một trải nghiệm thực tế và độc đáo về cuộc sống ở Hà Nội thú vị hơn bất kỳ ngôi chùa, buổi diễn hay bảo tàng nào", Alex nhận xét.
Khi bắt đầu mở bán tour, Alex cũng hoài nghi liệu du khách có muốn tìm hiểu một khu vực nghèo nàn như vậy của Hà Nội. Hoài nghi này nhanh chóng biến mất khi khách liên tục tìm đến.
Một trong những khách hàng đầu tiên là Kana Baroda, nhiếp ảnh gia người Ấn Độ. Chuyến tham quan của Kana vào năm 2013 không được trọn vẹn khi Colm, người dẫn tour, đã phải bỏ dở chương trình vì vợ sinh con đầu lòng. Dù vậy, Kana vẫn đánh giá tốt, thậm chí còn giới thiệu về trải nghiệm du lịch này trên tờ Daily Mail (Anh) vào năm 2014.
Theo Kana, những ngôi nhà quá gần đường ray nên đôi khi, con tàu như "lướt qua người đi bộ và trẻ em trên đường phố" và sinh hoạt bên đường ray đã trở thành điều bình thường trong cuộc sống của cư dân. "Khi tàu tới, người dân bê ghế ra xa đường ray khoảng một mét và tiếp tục nói chuyện mặc cho con tàu chạy qua", Daily Mail dẫn lời Kana.
Rất nhanh sau đó, chuyến tham quan trở nên phổ biến và công ty của Alex nhận được nhiều câu hỏi về giờ tàu chạy. Với sản phẩm "Trên đường ray", du khách được đảm bảo có thể nhìn thấy ít nhất một chuyến tàu chạy qua khu dân cư. Tuy nhiên, trọng tâm của sản phẩm là trải nghiệm, tìm hiểu và chụp ảnh cuộc sống hằng ngày của người dân trong khu phố.
Năm 2014, Alex nhận được email từ đơn vị sản xuất Globe Trekker, chương trình truyền hình du lịch dài tập của Anh, về ý tưởng cho một tập phim quay ở Việt Nam. Ít lâu sau, Alex và Colm có cuộc phỏng vấn với ê-kíp chương trình trên phố Lý Nam Đế. Hai người chia sẻ nhiều điều thú vị về Việt Nam, đặc biệt là những chuyến tàu nối hai miền Nam, Bắc.
Đến năm 2015, sự bùng nổ của Instagram dần biến phố đường tàu trở thành một điểm phải tới ở Hà Nội. Alex cho biết các quán cà phê bắt đầu xuất hiện, đồng nghĩa những người dân nghèo thuê trọ ở đây phải chuyển đi. Không chỉ người dân nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ phố đường tàu, các doanh nghiệp cũng vậy.
"Họ bắt đầu dẫn khách đến tuyến đường chúng tôi phát hiện ra. Giống như từ giọt nước nhỏ trở thành trận lũ lớn, chúng tôi chỉ có thể dẫn khách đi vào khung giờ sáng sớm để tránh cảnh ùn tắc", Alex nói.
Một cụ bà nhóm bếp bên đường tàu năm 2014. Ảnh: Vietnam In Focus
Đức Linh, hướng dẫn viên của Hanoi In Focus, chụp ảnh cùng đoàn khách từ National Geographic năm 2019. Ảnh: Vietnam In Focus
Du khách chụp ảnh đoàn tàu vào năm 2013. Ảnh: Vietnam In Focus
Người người dân sinh hoạt trên đường ray năm 2014. Ảnh: Keith Yahl
Một cụ bà nhóm bếp bên đường tàu năm 2014. Ảnh: Vietnam In Focus
Đức Linh, hướng dẫn viên của Hanoi In Focus, chụp ảnh cùng đoàn khách từ National Geographic năm 2019. Ảnh: Vietnam In Focus
1 / 4
Năm 2019, nhóm làm phim National Geographic đặt mua tour của Alex khi phố đường tàu "đã thực sự bùng nổ". Alex ví con phố này chẳng khác bãi phóng tên lửa Canaveral nổi tiếng ở Mỹ bởi lúc nào cũng kín đặc người chờ tàu tới, tay luôn lăm lăm máy ảnh, điện thoại để ghi hình.
Sau chuyến đi của National Geographic, Alex không còn cơ hội đưa khách tới vì con phố bị đóng cửa do những lo ngại liên quan đến an toàn. Alex nói không ngạc nhiên khi ngày phố đường tàu bị cấm cuối cùng cũng đến. Năm 2018, ông từng chứng kiến cảnh đám đông uống bia ngay bên đường tàu.
Alex cho rằng Việt Nam thực sự có thể làm tốt hơn để khai thác khu phố thay vì đóng cửa. Sau đại dịch, cạnh tranh hút khách du lịch giữa các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia rất lớn. Trong khi đó, Hà Nội, điểm đến lớn bậc nhất của đất nước, không có nhiều trải nghiệm tham quan độc đáo. Du khách hoàn toàn có thể ghé thăm những ngôi chùa, bảo tàng hay khu chợ ở nhiều quốc gia khác, không nhất thiết là Việt Nam.
Alex (trái) trong chuyến du lịch ở Điện Biên vào tháng 6/2023. Ảnh: Alex Sheal
"Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu biến khu phố thành điểm tham quan hút khách với những quy định an toàn cụ thể như giới hạn số quán cà phê, lượng khách tham quan", Alex nói và dẫn chứng về cách Mỹ đang khai thác du lịch từ hẻm núi Grand Canyon, thu hút 5 triệu khách ghé thăm, dù trung bình 12 người chết vì tai nạn mỗi năm.
Từ năm 2018, Colm rời Vietnam In Focus và hiện công ty do vợ chồng Alex điều hành. Không chỉ gói gọn ở Hà Nội, họ đã mở rộng các sản phẩm tour chụp ảnh cho khách nước ngoài tới nhiều điểm đến khác tại Việt Nam.