Phân biệt các loại thẻ ngân hàng: VISA, Debit, ATM, NAPAS, thẻ ảo...

Hoàng Hải

Kỹ Thuật Viên
Về hình thức: thẻ Credit (tín dụng), thẻ Debit (ghi nợ)
Thẻ tín dụng credit là loại thẻ mà khi phát hành thì ngân hàng sẽ cấp cho anh em một hạn mức, ví dụ 100 triệu, anh em sẽ chi tiêu trong hạn mức đó. Mỗi tháng ngân hàng sẽ chốt sao kê và thông báo cho anh em để trả tiền lại cho ngân hàng.
tinhte-credit-card.jpg

Trong khi đó, thẻ ghi nợ debit là thẻ trả trước, gắn liền với tài khoản ngân hàng của anh em, có bao nhiêu xài bấy nhiêu.
tinhte-debit-card.png

Phần lớn thẻ debit sẽ có in chữ Debit trên thẻ, trong khi đó thẻ tín dụng không in chữ Credit

Như vậy có thể hiểu nôm na thẻ credit tương tự thuê bao điện thoại di động trả sau, còn debit là thuê bao trả trước.

Đa số thẻ Credit sẽ có nhiều ưu đãi khi chi tiêu, ví dụ hoàn tiền, giảm giá, tích điểm đổi quà, bảo hiểm khi đi du lịch. Một số thẻ cao cấp, thường gọi là thẻ đen, sẽ có thêm các đặc quyền độc quyền mà ngân hàng kí kết với bên bán.

Về thể loại: ATM, NAPAS, Thẻ nội địa…

Khoảng 20 năm về trước chúng ta quen thuộc với khái niệm “thẻ ATM”, tức là cái thẻ ngân hàng mà anh em đút vô máy ATM, nhập mã PIN 4 số hoặc 6 số để rút tiền ra tiêu xài, mỗi ngày rút được tối đa 20 triệu đồng.

Thẻ ATM vẫn có thể cà với máy POS để trả tiền được, tuy nhiên anh em phải nhập mã PIN giống như rút tiền trên máy ATM. Nhờ được bảo vệ bằng mã PIN, nếu không may bị rớt mất thẻ ATM thì tỉ lệ bị mất tiền cũng thấp hơn, trừ khi nào anh em đặt mã PIN dễ nhớ quá (1111, 1234, 666999…)

NAPAS (National Payment Services) là liên minh các ngân hàng phát hành thẻ, cùng nhau tạo ra 1 chuẩn thẻ chung tiện lợi cho khách hàng. Ví dụ Vietcombank, Techcombank, Sacombank, ACB đều là các ngân hàng chung liên minh NAPAS, vì vậy “thẻ ATM” của ngân hàng này có thể rút tiền ở máy ATM của ngân hàng kia. Ngoài ra cũng có thể chuyển khoản liên ngân hàng cho nhau 24/7, tiền nhận ngay lập tức.

tinhte-the-napas.png


→ Ngày nay, khái niệm “thẻ ATM” dần dần ít được nhắc hơn, chúng ta thường kêu là “thẻ nội địa” hoặc “thẻ NAPAS”. "Thẻ nội địa” tức là chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi nước Việt Nam mà thôi, cả online lẫn offline.

Về tổ chức phát hành thẻ: VISA, MasterCard, AMEX, JCB…

Dần dà khi xã hội phát triển, kinh tế mở cửa, kéo theo nhu cầu thanh toán online, đi du lịch mua sắm hàng hóa nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam bắt đầu liên kết và phát hành thẻ thanh toán quốc tế. Phổ biến nhất chúng ta có VISA và MasterCard, bên cạnh đó còn có AMEX, JCB vv và vv.

Tất cả thẻ này gọi chung là “thẻ thanh toán quốc tế”, tức là có thể chi tiêu mua sắm ở nước ngoài, thay vì bị giới hạn “chi tiêu nội địa” như thẻ ATM, thẻ NAPAS mình mới nói bên trên.

VISA, MasterCard: Đây là 2 tổ chức thanh toán quốc tế của Mỹ, nắm thị phần nhiều nhất thế giới. AMEX là viết tắt American Express, cũng là 1 tổ chức thanh toán quốc tế của Mỹ. JCB là tổ chức thanh toán quốc tế của Nhật Bản - Japan Credit Bureau.
[IMG]


Tùy thuộc ngân hàng có liên kết với tổ chức nào mà họ sẽ có sản phẩm thẻ của tổ chức đó, ví dụ Vietcombank có đủ loại thẻ từ VISA, MasterCard, JCB tới AMEX, trong khi một số ngân hàng khác chỉ chuyên VISA và MasterCard.

→ Khi anh em liên hệ với ngân hàng để làm thẻ thanh toán quốc tế, anh em có thể chọn làm thẻ Debit (ghi nợ - có nhiêu xài nhiêu) hoặc Credit (tín dụng - xài trước, trả sau).

Cách sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tương tự với thẻ nội địa, anh em có thể mua hàng trực tiếp qua máy POS hoặc mua online trên app, trên website. Ngoài ra anh em còn thể mua hàng ở các trang web nước ngoài, cũng như thanh toán tiền khi đi du lịch nước ngoài.
[IMG]


Một điểm khác biệt cơ bản nữa giữa thẻ quốc tế và thẻ nội địa khi cà thẻ trên POS, đó là thẻ quốc tế không yêu cầu nhập mã PIN giống như thẻ nội địa. Đồng nghĩa với việc nếu anh em sơ ý làm rớt cái thẻ VISA, JCB vv… thì người khác lượm được họ hoàn toàn có thể dùng thẻ đó để mua hàng.
Thẻ quốc tế cũng cho phép anh em rút tiền tại máy ATM, tuy nhiên mức phí rút tiền và lãi suất sẽ khác nhau, tùy thuộc đó là thẻ Debit hay là Credit.

Về công nghệ: thẻ không chạm Contactless, thẻ từ, thẻ chip
Hồi trước, thẻ ngân hàng là loại thẻ từ, trên mặt sau của thẻ có 1 dải màu đen, mã hóa thông tin thẻ trên đó. Loại thẻ này kém bảo mật nhất, dễ bị kẻ gian copy thẻ bằng máy chuyên dụng.

tinhte-the-tu-the-chip.jpg

Để khắc phục nhược điểm đó, các ngân hàng phát hành thẻ chip điện tử. Anh em sẽ nhìn thấy trên thẻ có cái chip giống như SIM điện thoại.

Mới nhất hiện nay là thẻ không chạm, tiếng Anh gọi là contactless card. Thẻ này có thể giao tiếp với máy POS mà không cần phải nhét thẻ vô máy POS để đọc thông tin.

Về thể loại: ATM, NAPAS, Thẻ nội địa…

Khoảng 20 năm về trước chúng ta quen thuộc với khái niệm “thẻ ATM”, tức là cái thẻ ngân hàng mà anh em đút vô máy ATM, nhập mã PIN 4 số hoặc 6 số để rút tiền ra tiêu xài, mỗi ngày rút được tối đa 20 triệu đồng.

Thẻ ATM vẫn có thể cà với máy POS để trả tiền được, tuy nhiên anh em phải nhập mã PIN giống như rút tiền trên máy ATM. Nhờ được bảo vệ bằng mã PIN, nếu không may bị rớt mất thẻ ATM thì tỉ lệ bị mất tiền cũng thấp hơn, trừ khi nào anh em đặt mã PIN dễ nhớ quá (1111, 1234, 666999…)

NAPAS (National Payment Services) là liên minh các ngân hàng phát hành thẻ, cùng nhau tạo ra 1 chuẩn thẻ chung tiện lợi cho khách hàng. Ví dụ Vietcombank, Techcombank, Sacombank, ACB đều là các ngân hàng chung liên minh NAPAS, vì vậy “thẻ ATM” của ngân hàng này có thể rút tiền ở máy ATM của ngân hàng kia. Ngoài ra cũng có thể chuyển khoản liên ngân hàng cho nhau 24/7, tiền nhận ngay lập tức.
tinhte-the-napas.png


→ Ngày nay, khái niệm “thẻ ATM” dần dần ít được nhắc hơn, chúng ta thường kêu là “thẻ nội địa” hoặc “thẻ NAPAS”. "Thẻ nội địa” tức là chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi nước Việt Nam mà thôi, cả online lẫn offline.


Về tổ chức phát hành thẻ: VISA, MasterCard, AMEX, JCB…

Dần dà khi xã hội phát triển, kinh tế mở cửa, kéo theo nhu cầu thanh toán online, đi du lịch mua sắm hàng hóa nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam bắt đầu liên kết và phát hành thẻ thanh toán quốc tế. Phổ biến nhất chúng ta có VISA và MasterCard, bên cạnh đó còn có AMEX, JCB vv và vv.

Tất cả thẻ này gọi chung là “thẻ thanh toán quốc tế”, tức là có thể chi tiêu mua sắm ở nước ngoài, thay vì bị giới hạn “chi tiêu nội địa” như thẻ ATM, thẻ NAPAS mình mới nói bên trên.

VISA, MasterCard: Đây là 2 tổ chức thanh toán quốc tế của Mỹ, nắm thị phần nhiều nhất thế giới. AMEX là viết tắt American Express, cũng là 1 tổ chức thanh toán quốc tế của Mỹ. JCB là tổ chức thanh toán quốc tế của Nhật Bản - Japan Credit Bureau.
[IMG]


Tùy thuộc ngân hàng có liên kết với tổ chức nào mà họ sẽ có sản phẩm thẻ của tổ chức đó, ví dụ Vietcombank có đủ loại thẻ từ VISA, MasterCard, JCB tới AMEX, trong khi một số ngân hàng khác chỉ chuyên VISA và MasterCard.
→ Khi anh em liên hệ với ngân hàng để làm thẻ thanh toán quốc tế, anh em có thể chọn làm thẻ Debit (ghi nợ - có nhiêu xài nhiêu) hoặc Credit (tín dụng - xài trước, trả sau).

Cách sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tương tự với thẻ nội địa, anh em có thể mua hàng trực tiếp qua máy POS hoặc mua online trên app, trên website. Ngoài ra anh em còn thể mua hàng ở các trang web nước ngoài, cũng như thanh toán tiền khi đi du lịch nước ngoài.
[IMG]


Một điểm khác biệt cơ bản nữa giữa thẻ quốc tế và thẻ nội địa khi cà thẻ trên POS, đó là thẻ quốc tế không yêu cầu nhập mã PIN giống như thẻ nội địa. Đồng nghĩa với việc nếu anh em sơ ý làm rớt cái thẻ VISA, JCB vv… thì người khác lượm được họ hoàn toàn có thể dùng thẻ đó để mua hàng.

Thẻ quốc tế cũng cho phép anh em rút tiền tại máy ATM, tuy nhiên mức phí rút tiền và lãi suất sẽ khác nhau, tùy thuộc đó là thẻ Debit hay là Credit.

Về công nghệ: thẻ không chạm Contactless, thẻ từ, thẻ chip
Hồi trước, thẻ ngân hàng là loại thẻ từ, trên mặt sau của thẻ có 1 dải màu đen, mã hóa thông tin thẻ trên đó. Loại thẻ này kém bảo mật nhất, dễ bị kẻ gian copy thẻ bằng máy chuyên dụng.

tinhte-the-tu-the-chip.jpg

Để khắc phục nhược điểm đó, các ngân hàng phát hành thẻ chip điện tử. Anh em sẽ nhìn thấy trên thẻ có cái chip giống như SIM điện thoại.

Mới nhất hiện nay là thẻ không chạm, tiếng Anh gọi là contactless card. Thẻ này có thể giao tiếp với máy POS mà không cần phải nhét thẻ vô máy POS để đọc thông tin.
Kể từ giữa năm 2021, tất cả thẻ của mọi ngân hàng phát hành ở Việt Nam đều áp dụng công nghệ contactless, bất kể là thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ credit hay debit. Tuy vậy thẻ từ, thẻ chip cũ không có contactless vẫn tiếp tục sử dụng bình thường đến hết thời hạn hiệu lực in trên thẻ.
[IMG]

Hiện nay tất cả các giao dịch contactless với máy POS trị giá dưới 1 triệu thì chủ thẻ không cần phải kí tên lên hóa đơn.

Về hình thái: thẻ vật lý, thẻ ảo
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhiều năm qua ngân hàng có tùy chọn phát hành thẻ vật lý và thẻ ảo.

Thẻ vật lý là thẻ nhựa cứng, anh em cầm tận tay, thao tác trực tiếp với nó.

Thẻ ảo là thẻ phi vật lý, thường được ngân hàng phát hành qua app ibanking của họ. Nhiều năm trước phổ biến có thẻ ảo của TIMO, Viettel Pay, ngày nay thì đa số ngân hàng đều có thẻ ảo.
Kể từ giữa năm 2021, tất cả thẻ của mọi ngân hàng phát hành ở Việt Nam đều áp dụng công nghệ contactless, bất kể là thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ credit hay debit. Tuy vậy thẻ từ, thẻ chip cũ không có contactless vẫn tiếp tục sử dụng bình thường đến hết thời hạn hiệu lực in trên thẻ.
[IMG]

Hiện nay tất cả các giao dịch contactless với máy POS trị giá dưới 1 triệu thì chủ thẻ không cần phải kí tên lên hóa đơn.

Về hình thái: thẻ vật lý, thẻ ảo
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhiều năm qua ngân hàng có tùy chọn phát hành thẻ vật lý và thẻ ảo.

Thẻ vật lý là thẻ nhựa cứng, anh em cầm tận tay, thao tác trực tiếp với nó.

Thẻ ảo là thẻ phi vật lý, thường được ngân hàng phát hành qua app ibanking của họ. Nhiều năm trước phổ biến có thẻ ảo của TIMO, Viettel Pay, ngày nay thì đa số ngân hàng đều có thẻ ảo.
Tại sao lại có nhu cầu sử dụng thẻ ảo? Nhiều anh em có nhu cầu làm 1 cái thẻ ảo rồi nạp tiền vô đó để mua hàng online nước ngoài, mua ứng dụng trên app store, mua game trên PSN, xài Apple Pay vv và vv chứ không cần cái thẻ cứng để xài offline, vì vậy thẻ ảo là lựa chọn thuận tiện dành cho họ.

Trung gian thanh toán: PayPal, Momo, VNPay vv
Bổ trợ hữu ích cho thẻ ngân hàng là ví điện tử và trung gian thanh toán. Để dễ hiểu, mình lấy ví dụ là giao dịch mua ứng dụng trên Apple App Store. Ở đây chúng ta có vai trò của 3 bên, gồm:
  • Bên thứ nhất (first party): người mua hàng - chính là chúng ta
  • Bên thứ hai (second party): người bán hàng - App Store
  • Bên thứ ba (third party): trung gian thanh toán
Vì Apple bán ứng dụng online qua App Store, anh em không thể đưa tiền mặt cho họ để mua app được, mọi giao dịch phải thao tác online. Giả sử anh em không có thẻ thanh toán quốc tế mà chỉ có 1 cái thẻ nội địa của NAPAS thôi, lúc này anh em cũng không thể mua được app luôn, vì đây là giao dịch quốc tế, thẻ nội địa không làm được.

Khi này trung gian thanh toán (third party), ví dụ Momo, sẽ làm cầu nối giúp anh em giải quyết vấn đề đó. Anh em sẽ cài đặt, sau đó “ủy quyền” cho Momo trích tiền từ tài khoản thẻ NAPAS của anh em để mua hàng trên App Store.
Cài đặt Momo làm phương thức thanh toán khi mua trên App Store

Tương tự là các trung gian thanh toán phổ biến ở VN có:
  • Ngân lượng, OnePay, vv: cổng thanh toán online
  • VNPay, VietQR, Payoo, ZaloPay, Momo…: thanh toán online, offline
Đây là giao diện của trung gian thanh toán, anh em điền thông tin thẻ để trả tiền khi mua hàng online, nó chấp nhận thẻ của VISA, MasterCard, JCB và UnionPay.
 
Bên trên