Phân biệt giữa màn hình LCD và màn hình OLED

Quang Phúc Trương

Well-known member
Hai loại tấm nền màn hình là OLED và LCD đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop, TV hay smartwatch…Trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ giúp các bạn hiểu thêm về 2 loại tấm nền này cũng như cấu tạo và ưu nhược điểm của chúng.
1.Màn hình OLED

Khái niệm
Màn hình OLED (Organic Light Emitting Diodes) là công nghệ màn hình có cấu tạo bao gồm các điốt phát sáng và sử dụng một lớp phát xạ điện quang với vật liệu bán dẫn có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

Cấu tạo

Màn hình OLED được cấu tạo từ 4 thành phần chính
Tấm nền: là phần chúng ta trực tiếp cảm ứng trên màn hình smartphone, được cấu tạo từ kính hoặc nhựa để bảo vệ cấu tạo bên trong của OLED
Anode: anode sẽ tạo ra các lỗ trống mang điện dương khi có một dòng điện bất kỳ chạy qua thiết bị
Cathode: Tạo ra các điện tích âm hay electron mỗi khi có dòng điện chạy qua
Lớp dẫn hữu cơ: Bao gồm hai lớp là lớp dẫn và lớp phát sáng. Lớp dẫn được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo để giúp vận chuyển các chỗ trống từ Anode. Lớp phát sáng sẽ truyền tải electron từ Cathode.

Đặc điểm
Ưu điểm
Giúp ứng dụng công nghệ mở khóa vân tay trên màn hình của Smartphone
Màn hình OLED cho hình ảnh hiển thị có độ sáng và độ tương phản cao, mang lại cho người dùng những trải nghiệm về màu sắc tươi, sống động hơn.
Tiết kiệm được năng lượng cho thiết bị vì có các điểm ảnh tự phát sáng
Nhờ vào chất lượng hiển thị tốt, không phát ra quá nhiều ánh sáng nên có thể bảo vệ mắt người dùng

Nhược điểm
Giá thành cao
Dễ hư hỏng khi xảy ra va chạm, rơi thiết bị hay tác động lực từ bên ngoài

2.Màn hình LCD
LCD (Liquid crystal display) hay màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Một cách dễ hiểu, LCD loại công nghệ màn hình dùng đèn nền để tạo ánh sáng chứ không tự phát sáng được.
IPS (In Plane Switching) LCD là loại tấm nền cho chất lượng hình ảnh cao nhất trong các loại màn hình LCD. Sử dụng tấm nền IPS khác hẳn với TFT cho góc nhìn và chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn so với các màn hình LCD khác. Ngoài ra tấm nền IPS cho hình ảnh trung thực, góc nhìn rộng hơn hẳn TFT.

Cấu tạo
Màn hình LCD được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Trong đó, lớp đầu tiên là đèn nền hay ánh sáng trắng, được sử dụng trong các màn hình thông thường được cấu tạo từ huỳnh quang. Lớp thứ 2 là kính lọc phân cực rồi nằm dọc lọc ánh sáng tự nhiên, 2 lớp kính có điện cực ITO (2.4) kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa (3). Và một lớp kính lọc phân cực nằm ngang (5), kết thúc bằng gương phản xạ ánh sáng cho người quan sát (6).


Ưu điểm:
Màn hình LCD cho chất lượng hình ảnh sắc nét, trung thực
Góc nhìn của màn hình rộng
Giá thành rẻ, được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực và trở thành linh kiện của hầu hết các thiết bị điện tử hiển thị như máy tính, TV, điện thoại…
Nhược điểm
Màu sắc của màn hình LCD không được sống động, nịnh mắt như trên màn hình OLED
Một số tầm nền LCD giá rẻ cho chất lượng hiển thị chưa tốt, hình ảnh bị mờ khi thay đổi góc nhìn
 
Bên trên