mihphg
Huỳnh Minh Phương
Vài ngày trở lại đây xuất hiện tình trạng người dùng Zalo đồng loạt chia sẻ bài đăng liên quan đến tuyên bố của chủ tài khoản đối với vấn đề dữ liệu cá nhân.
Các bài đăng này đều có nội dung giống hệt nhau. Theo đó, chủ tài khoản đưa ra tuyên bố: “Tôi không cho Zalo hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến Zalo được phép sử dụng hình ảnh, thông tin, tin nhắn hoặc bài đăng của tôi, cả quá khứ, hiện tại và tương lai".
Theo các chủ tài khoản: “Với tuyên bố này, tôi nghiêm cấm Zalo tiết lộ, sao chép, phân phối hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác chống lại tôi dựa trên trang cá nhân này hoặc nội dung của nó. Nội dung của trang cá nhân này là thông tin riêng tư và bí mật. Việc vi phạm quyền riêng tư có thể bị pháp luật trừng phạt.”.
Kết thúc bài đăng, chủ tài khoản còn đưa ra tuyên bố đanh thép, không đồng ý cho Zalo chia sẻ hình ảnh, tin nhắn dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia về công nghệ đề nghị được giấu tên, những nội dung trên có thể được xem là một loại tin giả bởi nó không có tác dụng gì. Không chỉ với Facebook, Zalo mà ở hầu hết các ứng dụng mạng xã hội hiện nay, việc người dùng ấn nút đồng ý điều khoản sử dụng cũng có nghĩa họ đã trao cho các nền tảng này việc thu thập dữ liệu cá nhân của mình.
Tất nhiên, các nền tảng đó chỉ được quyền sử dụng những dữ liệu này dưới dạng ẩn danh để phát triển sản phẩm. Nhìn chung, trong mọi trường hợp, người dùng đều cần cảnh giác với những thông tin mà họ tiếp nhận được trên môi trường mạng. Tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng bởi rất có thể họ sẽ vô tình trở thành người phát tán tin giả.
Chủ một tài khoản zalo chia sẻ dòng trạng thái.
Đây không phải lần đầu tiên trào lưu “đòi bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân” xuất hiện tại Việt Nam. Hồi cuối năm 2019, một trào lưu tương tự từng xuất hiện trên mạng xã hội Facebook và thu hút được sự tham gia của rất nhiều người sử dụng.
Cũng giống với trường hợp của người dùng Facebook, người dùng Zalo đã đồng ý chia sẻ thông tin của mình với đơn vị phát triển nền tảng ngay từ khi đồng ý với điều khoản sử dụng của mạng xã hội này. Vì thế, có thể nói rằng, những tuyên bố như trên không có nhiều giá trị về mặt pháp lý.
Mặc dù vậy, thông qua những phong trào đòi hỏi quyền lợi này, có thể thấy một thực tế là người dùng Việt Nam đang ngày một quan tâm nhiều hơn đến với vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Điều này cho thấy sự thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân Việt Nam.
Đây có thể xem là một chuyển động tích cực của cộng đồng mạng bởi dẫu Internet tuy là ảo, thế nhưng mọi hoạt động trên đó đều là thật và có khả năng gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Phóng viên có liên hệ với phòng truyền thông Zalo, nhưng Zalo không đưa ra bình luận gì về vụ việc trên.
Các bài đăng này đều có nội dung giống hệt nhau. Theo đó, chủ tài khoản đưa ra tuyên bố: “Tôi không cho Zalo hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến Zalo được phép sử dụng hình ảnh, thông tin, tin nhắn hoặc bài đăng của tôi, cả quá khứ, hiện tại và tương lai".
Theo các chủ tài khoản: “Với tuyên bố này, tôi nghiêm cấm Zalo tiết lộ, sao chép, phân phối hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác chống lại tôi dựa trên trang cá nhân này hoặc nội dung của nó. Nội dung của trang cá nhân này là thông tin riêng tư và bí mật. Việc vi phạm quyền riêng tư có thể bị pháp luật trừng phạt.”.
Kết thúc bài đăng, chủ tài khoản còn đưa ra tuyên bố đanh thép, không đồng ý cho Zalo chia sẻ hình ảnh, tin nhắn dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia về công nghệ đề nghị được giấu tên, những nội dung trên có thể được xem là một loại tin giả bởi nó không có tác dụng gì. Không chỉ với Facebook, Zalo mà ở hầu hết các ứng dụng mạng xã hội hiện nay, việc người dùng ấn nút đồng ý điều khoản sử dụng cũng có nghĩa họ đã trao cho các nền tảng này việc thu thập dữ liệu cá nhân của mình.
Tất nhiên, các nền tảng đó chỉ được quyền sử dụng những dữ liệu này dưới dạng ẩn danh để phát triển sản phẩm. Nhìn chung, trong mọi trường hợp, người dùng đều cần cảnh giác với những thông tin mà họ tiếp nhận được trên môi trường mạng. Tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng bởi rất có thể họ sẽ vô tình trở thành người phát tán tin giả.
Chủ một tài khoản zalo chia sẻ dòng trạng thái.
Đây không phải lần đầu tiên trào lưu “đòi bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân” xuất hiện tại Việt Nam. Hồi cuối năm 2019, một trào lưu tương tự từng xuất hiện trên mạng xã hội Facebook và thu hút được sự tham gia của rất nhiều người sử dụng.
Cũng giống với trường hợp của người dùng Facebook, người dùng Zalo đã đồng ý chia sẻ thông tin của mình với đơn vị phát triển nền tảng ngay từ khi đồng ý với điều khoản sử dụng của mạng xã hội này. Vì thế, có thể nói rằng, những tuyên bố như trên không có nhiều giá trị về mặt pháp lý.
Mặc dù vậy, thông qua những phong trào đòi hỏi quyền lợi này, có thể thấy một thực tế là người dùng Việt Nam đang ngày một quan tâm nhiều hơn đến với vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Điều này cho thấy sự thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân Việt Nam.
Đây có thể xem là một chuyển động tích cực của cộng đồng mạng bởi dẫu Internet tuy là ảo, thế nhưng mọi hoạt động trên đó đều là thật và có khả năng gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Phóng viên có liên hệ với phòng truyền thông Zalo, nhưng Zalo không đưa ra bình luận gì về vụ việc trên.