Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Brommetan hay methyl bromide (CH3Br), tồn tại song song với sinh vật Trái Đất, là thứ mà các nhà khoa học nên nắm bắt lấy ở các thế giới đang được nghi ngờ là có sự sống ngoài hành tinh.
Nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Michaela Leung từ Trường Đại học California ở Riverside - Mỹ, nhóm "Trái Đất thay thế" của NASA và Phòng thí nghiệm hành tinh ảo NExSS khẳng định CH3Br sẽ không chỉ đại diện cho vi sinh vật mà còn có thể chỉ ra nơi ẩn nấp của sự sống ngoài hành tinh bậc cao.
Đó sẽ là các loài tảo lớn, nấm và các thực vật, có thể tương đồng với những loài đang hiện diện trên Trái Đất.
Một thế giới có thể có sự sống ngoài hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn loại M - Ảnh đồ họa: Ron Miller
Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Leung: "Quái trình methyl hóa rất phổ biến trên Trái Đất, vì vậy chúng tôi mong đợi sự sống ở bất kỳ nơi nào khác có thể thực hiện nó. Hầu hết các tế bào đều có cơ chế tống xuất các chất độc hại".
CH3Br vốn được tạo ra bởi quá trình methyl hóa, khi cơ thể sinh vật sống một nguyên tử carbon và ba nguyên tử hydro vào một nguyên tố hóa học không mong muốn, trong trường hợp này là brom, để chúng trôi ra ngoài bầu khí quyển một cách an toàn.
Vì vậy nếu Brommetan hay bất kỳ hợp chất methyl hóa nào được xác định trong quang phổ của các ngoại hành tinh, đó có thể là nơi sự sống ẩn nấp.
Sở dĩ CH3Br được ưu ái nhắc đến là vì nó có ưu điểm so với các khí methyl hóa khác. Chúng tồn tại trong khí quyển trong thời gian ngắn hơn so với các khí đặc trưng sinh học truyền thống, từ đó cho thấy sự sống trên hành tinh đó vẫn có thể đang tiếp diễn.
Hợp chất này cũng có nhiều khả năng được tạo nên bởi sinh vật sống hơn là một quá trình tự nhiên như mê-tan, vốn có thể là sản phẩm từ núi lửa hoặc các quá trình địa chất khác.
Ngoài ra, khí này hấp thụ ánh sáng gần một chất đặc trưng sinh học "anh em họ" là methyl clorua (CH3Cl), giúp tăng khả năng xác định. Mặc dù methyl bromua cực kỳ phổ biến trên Trái đất, nhưng không dễ dàng phát hiện được nó trong khí quyển của chúng ta do cường độ của tia UV của Mặt Trời phá vỡ các phân tử nước trong khí quyển và tách thành các sản phẩm phá hủy khí.
Tuy nhiên với một ngôi sao lùn loại M phổ biến trong dải Ngân Hà, mát mẻ và ít bức xạ hơn, đây sẽ là dấu hiệu sinh học nhiều tiềm năng và dễ phát hiện.
Cho dù rất nhiều hành tinh có thể có sự sống đã được phát hiện trong tổng số hơn 5.000 ngoại hành tinh được xác định, nhưng các kính thiên văn của người Trái Đất vẫn chưa đủ sức nhìn trực tiếp vào bề mặt của bất kỳ thế giới nào để xem có thứ gì đang di chuyển trên đó hay không.
Nhưng sự sống hoàn toàn có thể xác định bằng các ký hiệu sinh học từ dữ liệu quang phổ của bầu khí quyển các ngoại hành tinh, ví dụ như oxy, mê-tan... cũng là những thứ liên quan mật thiết đến sự sống Trái Đất.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.
Nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Michaela Leung từ Trường Đại học California ở Riverside - Mỹ, nhóm "Trái Đất thay thế" của NASA và Phòng thí nghiệm hành tinh ảo NExSS khẳng định CH3Br sẽ không chỉ đại diện cho vi sinh vật mà còn có thể chỉ ra nơi ẩn nấp của sự sống ngoài hành tinh bậc cao.
Đó sẽ là các loài tảo lớn, nấm và các thực vật, có thể tương đồng với những loài đang hiện diện trên Trái Đất.
Một thế giới có thể có sự sống ngoài hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn loại M - Ảnh đồ họa: Ron Miller
Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Leung: "Quái trình methyl hóa rất phổ biến trên Trái Đất, vì vậy chúng tôi mong đợi sự sống ở bất kỳ nơi nào khác có thể thực hiện nó. Hầu hết các tế bào đều có cơ chế tống xuất các chất độc hại".
CH3Br vốn được tạo ra bởi quá trình methyl hóa, khi cơ thể sinh vật sống một nguyên tử carbon và ba nguyên tử hydro vào một nguyên tố hóa học không mong muốn, trong trường hợp này là brom, để chúng trôi ra ngoài bầu khí quyển một cách an toàn.
Vì vậy nếu Brommetan hay bất kỳ hợp chất methyl hóa nào được xác định trong quang phổ của các ngoại hành tinh, đó có thể là nơi sự sống ẩn nấp.
Sở dĩ CH3Br được ưu ái nhắc đến là vì nó có ưu điểm so với các khí methyl hóa khác. Chúng tồn tại trong khí quyển trong thời gian ngắn hơn so với các khí đặc trưng sinh học truyền thống, từ đó cho thấy sự sống trên hành tinh đó vẫn có thể đang tiếp diễn.
Hợp chất này cũng có nhiều khả năng được tạo nên bởi sinh vật sống hơn là một quá trình tự nhiên như mê-tan, vốn có thể là sản phẩm từ núi lửa hoặc các quá trình địa chất khác.
Ngoài ra, khí này hấp thụ ánh sáng gần một chất đặc trưng sinh học "anh em họ" là methyl clorua (CH3Cl), giúp tăng khả năng xác định. Mặc dù methyl bromua cực kỳ phổ biến trên Trái đất, nhưng không dễ dàng phát hiện được nó trong khí quyển của chúng ta do cường độ của tia UV của Mặt Trời phá vỡ các phân tử nước trong khí quyển và tách thành các sản phẩm phá hủy khí.
Tuy nhiên với một ngôi sao lùn loại M phổ biến trong dải Ngân Hà, mát mẻ và ít bức xạ hơn, đây sẽ là dấu hiệu sinh học nhiều tiềm năng và dễ phát hiện.
Cho dù rất nhiều hành tinh có thể có sự sống đã được phát hiện trong tổng số hơn 5.000 ngoại hành tinh được xác định, nhưng các kính thiên văn của người Trái Đất vẫn chưa đủ sức nhìn trực tiếp vào bề mặt của bất kỳ thế giới nào để xem có thứ gì đang di chuyển trên đó hay không.
Nhưng sự sống hoàn toàn có thể xác định bằng các ký hiệu sinh học từ dữ liệu quang phổ của bầu khí quyển các ngoại hành tinh, ví dụ như oxy, mê-tan... cũng là những thứ liên quan mật thiết đến sự sống Trái Đất.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.