Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Các phần hài cốt hóa thạch khổng lồ bao gồm đốt sống có đường kính hơn 1 m, xương đùi dài tới 2 m, cho thấy loài quái vật mới này ít nhất phải to bằng một sân bóng rổ khi còn sống.
Theo Live Science, sinh vật mới được phát hiện được đặt tên là Garumbatitan morellensis, thuộc về dòng họ quái vật lớn nhất từng bước đi trên các lục địa: Thằn lằn hộ pháp (titanosaurus), chi lớn nhất của nhóm "khủng long chân thằn lằn" (sauropod).
Quá trình khai quật các bộ hài cốt hóa thạch vĩ đại - Ảnh: GBE-UNED
Garumbatitan morellensis từng sinh sống ở khu vực nay là Tây Ban Nha vào khoảng 122 triệu năm trước, tức đầu kỷ Phấn Trắng.
Bộ hài cốt hóa thạch này bao gồm một số xương có hình dạng bất thường, khác biệt với các khủng long chân thằn lằn khác từng được tìm thấy trên thế giới, có thể chứa đựng manh mối về lịch sử tiến hóa của một nhánh hoàn toàn dị biệt.
"Chân dung" sinh vật khổng lồ mới - Ảnh đồ họa: Grup Guix
Cuộc khai quật kéo dài nhiều năm tại di chỉ Sant Antono de la Vespa gần TP Morella của Tây Ban Nha đã làm lộ diện ít nhất 3 cá thể Garumbatitan morellensis.
Các bộ hài cốt bao gồm đốt sống khổng lồ đường kính kên tới 1 m, xương đùi cực dài lên tới 2 m và cả 2 bộ xương bàn chân hoàn chỉnh.
Mô tả về sinh vật trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society, các nhà nghiên cứu từ Nhóm Sinh học tiến hóa của Đại học Quốc gia Giáo dục từ xa - trực tuyến (GBE-UNED) cho biết rất khó để ước lượng chính xác kích thước các con quái vật này, nhưng chúng phải to ít nhất bằng một sân bóng rổ (28x15 m).
Cuộc nghiên cứu về những con quái vật khổng lồ chưa từng biết này mới chỉ bắt đầu.
Trước đó, cá thể thằn lằn hộ pháp nặng nhất từng được biết đến thuộc về một loài chưa được đặt tên, hài cốt lộ diện năm 2021 ở Argentina, có thể trên 70 tấn.
Trong khi đó, con thằn lằn hộ pháp dài nhất từng được xác định thuộc về loại được gọi là "Supersaururus", dài 39 m.
Theo Live Science, sinh vật mới được phát hiện được đặt tên là Garumbatitan morellensis, thuộc về dòng họ quái vật lớn nhất từng bước đi trên các lục địa: Thằn lằn hộ pháp (titanosaurus), chi lớn nhất của nhóm "khủng long chân thằn lằn" (sauropod).
Quá trình khai quật các bộ hài cốt hóa thạch vĩ đại - Ảnh: GBE-UNED
Garumbatitan morellensis từng sinh sống ở khu vực nay là Tây Ban Nha vào khoảng 122 triệu năm trước, tức đầu kỷ Phấn Trắng.
Bộ hài cốt hóa thạch này bao gồm một số xương có hình dạng bất thường, khác biệt với các khủng long chân thằn lằn khác từng được tìm thấy trên thế giới, có thể chứa đựng manh mối về lịch sử tiến hóa của một nhánh hoàn toàn dị biệt.
"Chân dung" sinh vật khổng lồ mới - Ảnh đồ họa: Grup Guix
Cuộc khai quật kéo dài nhiều năm tại di chỉ Sant Antono de la Vespa gần TP Morella của Tây Ban Nha đã làm lộ diện ít nhất 3 cá thể Garumbatitan morellensis.
Các bộ hài cốt bao gồm đốt sống khổng lồ đường kính kên tới 1 m, xương đùi cực dài lên tới 2 m và cả 2 bộ xương bàn chân hoàn chỉnh.
Mô tả về sinh vật trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society, các nhà nghiên cứu từ Nhóm Sinh học tiến hóa của Đại học Quốc gia Giáo dục từ xa - trực tuyến (GBE-UNED) cho biết rất khó để ước lượng chính xác kích thước các con quái vật này, nhưng chúng phải to ít nhất bằng một sân bóng rổ (28x15 m).
Cuộc nghiên cứu về những con quái vật khổng lồ chưa từng biết này mới chỉ bắt đầu.
Trước đó, cá thể thằn lằn hộ pháp nặng nhất từng được biết đến thuộc về một loài chưa được đặt tên, hài cốt lộ diện năm 2021 ở Argentina, có thể trên 70 tấn.
Trong khi đó, con thằn lằn hộ pháp dài nhất từng được xác định thuộc về loại được gọi là "Supersaururus", dài 39 m.