Phát triển phong trào đọc sách, đưa độc giả đến gần hơn với sách nghiên cứu

vũ thành trần vương

Well-known member

VTV.vn - Ngày 19/4, Trung tâm Thông tin - Tư liệu phối hợp với Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tọa đàm và triển lãm sách khoa học công nghệ.

Là hoạt động thường niên nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (20/5), triển lãm sách khoa học công nghệ và tọa đàm "Giới thiệu những cuốn sách đạt Giải thưởng Sách quốc gia" tổ chức tại Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề: "Sách hay cần bạn đọc"; "Sách quý tặng bạn".
Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Vân Nga, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu, cho biết, sách là nguồn tài nguyên vô giá giúp con người hình thành, tích lũy tri thức không ngừng vươn lên tự hoàn thiện và đóng góp cho sự phát triển xã hội. Triển lãm sách được tổ chức với mong muốn xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, tiếp thu tri thức khoa học đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát triển phong trào đọc sách, đưa độc giả đến gần hơn với sách nghiên cứu - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Vân Nga, Giám đốc Trung tâm thông tin - Tư liệu, phát biểu khai mạc chương trình
Triển lãm sách diễn ra đến ngày 20/5/2024 tại Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với hàng nghìn đầu sách, trong đó có nhiều sách, tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sách chuyên khảo, tạp chí của nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tạp chí Pi (Hội Toán học Việt Nam)... Đặc biệt, khi tham dự triển lãm, độc giả được tặng các cuốn sách theo chương trình tặng sách của Trung tâm Thông tin - Tư liệu.
Phát triển phong trào đọc sách, đưa độc giả đến gần hơn với sách nghiên cứu - Ảnh 2.

Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Buổi tọa đàm "Giới thiệu những cuốn sách đạt Giải thưởng Sách quốc gia" có sự tham gia của TS. Đỗ Huy Cường - Viện trưởng Viện Địa chất và Địa vật lý biển; TS. Đoàn Thị Yến Oanh - Phó Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; ông Phan Kế Sơn - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Phát triển phong trào đọc sách, đưa độc giả đến gần hơn với sách nghiên cứu - Ảnh 3.

Nhiều tài liệu nghiên cứu quý giá được chia sẻ tại tọa đàm và triển lãm sách khoa học công nghệ
Tại tọa đàm, TS. Đỗ Huy Cường đã giới thiệu nội dung cuốn sách "Biến động môi trường lớp phủ và giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa" (tác giả: Đỗ Huy Cường, nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ) được trao giải B tại Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ III (2020).
Bên cạnh đó, TS. Đỗ Huy Cường cũng giới thiệu về cuốn sách "Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển" (các tác giả: Bùi Công Quế (Chủ biên), Phùng Văn Phách, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, Lê Đức Anh; nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ) được trao giải A tại Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VI (2023). Cuốn sách thuộc thể loại sách chuyên khảo, tổng hợp kết quả của cụm công trình điều tra nghiên cứu vùng biển Việt Nam trong hơn 20 năm qua về chủ đề quản lý biển và xác định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
TS. Đoàn Thị Yến Oanh đã giới thiệu cuốn sách "Vật liệu Polymer Composite: Khoa học và Công nghệ" (tác giả: Trần Vĩnh Diệu, Hồ Xuân Năng, Phạm Anh Tuấn, Đoàn Thị Yến Oanh, nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ) đạt giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ V (2022). Cuốn sách chia sẻ kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về vật liệu nền, các sợi gia cường, các phụ gia công nghệ, kỹ thuật chế tạo, các tính năng vật liệu, các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu, đo đạc, đánh giá theo tiêu chuẩn... Cuốn sách mang tới cái nhìn tổng quan hơn về tầm quan trọng trong việc ứng dụng vật liệu Polymer Composite - nhóm vật liệu quan trọng hàng đầu trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo hiện nay tại Việt Nam và trên cả thế giới.
 
Bên trên