Nguyễn May
Well-known member
Chú trọng mở cửa sổ lấy sáng và thông khí, ưu tiên thiết bị nhỏ gọn, bổ sung mảng xanh... giúp không gian phòng tắm luôn gọn gàng, thông thoáng.
Phòng tắm diện tích nhỏ thường gặp nhiều hạn chế khi bố trí nội thất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện tốt công tác thông khí còn khiến không gian này trở thành nguồn nguy cơ hình thành và phát tán vi khuẩn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Để phòng tắm luôn thông thoáng, mát mẻ, cần chú ý một số điểm sau:
Ưu tiên giải pháp lấy sáng, thông gió
Yếu tố quan trọng hàng đầu với không gian phòng tắm nhỏ là đầu tư hệ thống thông gió và chiếu sáng.
Nếu có thể, phòng tắm nên có ít nhất một ô thoáng, vừa tiếp nhận ánh sáng tự nhiên, vừa tăng cường trao đổi không khí, giúp không gian thông thoáng hơn. Từ đó, tránh các tình trạng ẩm mốc và mùi hôi khó chịu.
Ô thoáng nên nằm ở sát trần nhà để đảm bảo sự riêng tư, đồng thời nên dùng cửa trượt hoặc mở hất, bằng chất liệu kính mờ. Kích thước cũng cần cân đối, không quá nhỏ vì sẽ hạn chế công dụng lấy sáng, nhưng không quá lớn bởi dễ gây khó chịu, nóng bức vào mùa hè.
Cửa sổ giúp lấy sáng tự nhiên và thông khí cho phòng tắm. Ảnh: Da Vàng Studio
Tiết giảm vật dụng
Những vật dụng không cần thiết trong nhà tắm sẽ khiến cho không gian càng chật hẹp. Nên ưu tiên các thiết bị có kích thước nhỏ gọn, nội thất đa năng như kệ tích hợp gương soi, tủ kết hợp chậu rửa mặt... Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị vệ sinh đặt góc là một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm diện tích.
Để tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho phòng tắm nhỏ, những gam màu sáng như trắng, be, xám nhạt thường được ưu tiên. Có thể cân nhắc dùng các loại gạch ốp để "đánh lừa" thị giác, giống như không gian rộng hơn thực tế. Thiết kế cửa ra vào phù hợp với trường hợp này là cửa dạng kéo, cuốn để tiết kiệm diện tích và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Tăng không gian lưu trữ
Nên tận dụng không gian lưu trữ bằng kệ cao tầng hoặc các tủ để đồ, tủ kệ liền gương, một phần giúp giảm diện tích sử dụng phần mặt đất. Song song với đó có thể lắp đặt hệ thanh - móc dính tường, để treo các loại khăn cho gọn gàng.
Không dùng bồn tắm nằm
Bồn tắm to, cồng kềnh trong không gian nhà tắm nhỏ thường không phải là lựa chọn tốt. Nếu vẫn muốn lắp đặt bồn to để thư giãn, gia chủ có thể cân nhắc phương án bồn tắm góc với kích thước phù hợp.
Bổ sung cây xanh
Bồn cây trong phòng tắm giúp thanh lọc không khí. Ảnh: 90odesign
Trồng cây xanh trong phòng tắm cũng là một cách tối ưu không gian, thanh lọc không khí. Ngoài chức năng tạo điểm nhấn về mặt thẩm mỹ, các bồn cây còn giúp làm tươi mới không gian và tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.
Để giúp cây sinh trưởng tốt, nên chọn các giống chịu ẩm và ít cần ánh sáng, không cần tốn nhiều công chăm sóc như kim tiền, lưỡi hổ, lan hay các giống thủy sinh...
Phòng tắm diện tích nhỏ thường gặp nhiều hạn chế khi bố trí nội thất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện tốt công tác thông khí còn khiến không gian này trở thành nguồn nguy cơ hình thành và phát tán vi khuẩn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Để phòng tắm luôn thông thoáng, mát mẻ, cần chú ý một số điểm sau:
Ưu tiên giải pháp lấy sáng, thông gió
Yếu tố quan trọng hàng đầu với không gian phòng tắm nhỏ là đầu tư hệ thống thông gió và chiếu sáng.
Nếu có thể, phòng tắm nên có ít nhất một ô thoáng, vừa tiếp nhận ánh sáng tự nhiên, vừa tăng cường trao đổi không khí, giúp không gian thông thoáng hơn. Từ đó, tránh các tình trạng ẩm mốc và mùi hôi khó chịu.
Ô thoáng nên nằm ở sát trần nhà để đảm bảo sự riêng tư, đồng thời nên dùng cửa trượt hoặc mở hất, bằng chất liệu kính mờ. Kích thước cũng cần cân đối, không quá nhỏ vì sẽ hạn chế công dụng lấy sáng, nhưng không quá lớn bởi dễ gây khó chịu, nóng bức vào mùa hè.
Cửa sổ giúp lấy sáng tự nhiên và thông khí cho phòng tắm. Ảnh: Da Vàng Studio
Tiết giảm vật dụng
Những vật dụng không cần thiết trong nhà tắm sẽ khiến cho không gian càng chật hẹp. Nên ưu tiên các thiết bị có kích thước nhỏ gọn, nội thất đa năng như kệ tích hợp gương soi, tủ kết hợp chậu rửa mặt... Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị vệ sinh đặt góc là một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm diện tích.
Để tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho phòng tắm nhỏ, những gam màu sáng như trắng, be, xám nhạt thường được ưu tiên. Có thể cân nhắc dùng các loại gạch ốp để "đánh lừa" thị giác, giống như không gian rộng hơn thực tế. Thiết kế cửa ra vào phù hợp với trường hợp này là cửa dạng kéo, cuốn để tiết kiệm diện tích và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Tăng không gian lưu trữ
Nên tận dụng không gian lưu trữ bằng kệ cao tầng hoặc các tủ để đồ, tủ kệ liền gương, một phần giúp giảm diện tích sử dụng phần mặt đất. Song song với đó có thể lắp đặt hệ thanh - móc dính tường, để treo các loại khăn cho gọn gàng.
Không dùng bồn tắm nằm
Bồn tắm to, cồng kềnh trong không gian nhà tắm nhỏ thường không phải là lựa chọn tốt. Nếu vẫn muốn lắp đặt bồn to để thư giãn, gia chủ có thể cân nhắc phương án bồn tắm góc với kích thước phù hợp.
Bổ sung cây xanh
Bồn cây trong phòng tắm giúp thanh lọc không khí. Ảnh: 90odesign
Trồng cây xanh trong phòng tắm cũng là một cách tối ưu không gian, thanh lọc không khí. Ngoài chức năng tạo điểm nhấn về mặt thẩm mỹ, các bồn cây còn giúp làm tươi mới không gian và tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.
Để giúp cây sinh trưởng tốt, nên chọn các giống chịu ẩm và ít cần ánh sáng, không cần tốn nhiều công chăm sóc như kim tiền, lưỡi hổ, lan hay các giống thủy sinh...