linh_449
Linh Linhh
Giữ gìn vệ sinh cá nhân; ăn uống khoa học; dùng thêm sữa chua... là những cách giúp phòng tránh rối loạn tiêu hóa khi đi du lịch mùa hè.
Ẩm thực là chủ đề được hầu hết du khách quan tâm khi đi du lịch. Mỗi vùng miền có khẩu vị, cách chế biến, gia vị món ăn khác nhau. Những người tiêu hóa kém, có bệnh nền, ăn thực phẩm lạ có thể gây rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ăn không ngon, tiêu chảy hoặc táo bón...
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng không cân đối, ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, giờ giấc ăn uống, sinh hoạt thay đổi thất thường. Các đợt tái phát của các bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày cấp, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích... cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là những mẹo hay giúp người đi du lịch phòng tránh tình trạng này theo gợi ý của Tiến sĩ Khanh.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với môi trường. Đây là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Để giữ đôi tay luôn sạch sẽ, bạn có thể chuẩn bị khăn ướt sử dụng khi cần thiết.
Ăn uống khoa học, hợp vệ sinh
Theo Tiến sĩ Khanh, những chuyến đi dài dễ gây mệt mỏi do say tàu xe. Bạn nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây (táo, quýt, cam..) bánh mì, bánh quy để giảm tình trạng nôn nao khó chịu. Ăn uống đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng, đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá nhiều, quá no giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Khi sử dụng đồ ăn, thức uống lạ, bạn cần thay đổi khẩu phần dần dần, từng ít một để cơ thể dễ thích nghi.
Ưu tiên ăn chín, uống sôi do các món gỏi, tái sống đều là loại thức ăn không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc. Đồ ăn quá cay, quá ngọt, nhiều đạm như hải sản hoặc nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, nên hạn chế. Trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm ngũ cốc đều là những thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho tiêu hóa, nên tăng cường sử dụng. Tuy nhiên, trái cây nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi dùng để đảm bảo an toàn, tránh bị nhiễm độc thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản. Bạn nên lựa chọn đồ uống, thực phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồ ăn tươi sống nên được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến.
Khi đi du lịch, cơ thể dễ bị thiếu nước, gây ra táo bón, đầy bụng. Uống đủ nước giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Tiến sĩ Khanh khuyên, người đi du lịch nên uống nước nhiều lần trong ngày ngay cả khi không khát. Người trưởng thành nên uống khoảng 8 cốc nước khoảng 230 ml mỗi ngày, có thể nhiều hơn tùy theo mức độ vận động. Tránh uống nước lạnh do có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa, nhất là sau bữa ăn nhiều dầu mỡ... Nước trà xanh ngoài kích thích tiêu hóa còn có tác dụng giúp đầu óc tỉnh táo. Không nên sử dụng thức uống chứa cồn như bia rượu vì có thể gây mệt mỏi và sinh ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Du khách nên hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đạm hoặc dầu mỡ do có thể gây khó tiêu. Ảnh: Freepik
Dùng sữa chua để bổ sung lợi khuẩn
Rối loạn tiêu hóa xảy ra thực chất là do sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Lúc này, tỷ lệ "vàng" 3:1 giữa lợi khuẩn và hại khuẩn đường ruột bị phá vỡ, dẫn đến loạn khuẩn. Sữa chua giàu hàm lượng probiotic (men vi sinh), khi nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic và bifidobacteria, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Những người không dung nạp đường sữa lactose nên lựa chọn các loại sữa chua từ thực vật để tránh tình trạng tiêu chảy.
Chuẩn bị sẵn thuốc điều trị bệnh mạn tính
Lịch trình di chuyển liên tục, nhịp sinh hoạt đảo lộn, thay đổi môi trường và điều kiện sinh hoạt... khi đi du lịch ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ phát sinh tình trạng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Những người có bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày... cần lưu ý.
Ngoài một số loại thuốc thông thường như thuốc cảm, dung dịch nhỏ mắt, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, chống say tàu xe, oresol, hạ sốt... người có bệnh nền cần chuẩn bị đầy đủ các thuốc đang điều trị theo đơn của bác sĩ và uống đúng liều theo chỉ định để tránh các đợt cấp tái phát. Người đi du lịch có thể tìm hiểu trước vấn đề chăm sóc y tế tại địa phương để chủ động xử lý nếu tình huống ốm đau xảy ra.
Ẩm thực là chủ đề được hầu hết du khách quan tâm khi đi du lịch. Mỗi vùng miền có khẩu vị, cách chế biến, gia vị món ăn khác nhau. Những người tiêu hóa kém, có bệnh nền, ăn thực phẩm lạ có thể gây rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ăn không ngon, tiêu chảy hoặc táo bón...
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng không cân đối, ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, giờ giấc ăn uống, sinh hoạt thay đổi thất thường. Các đợt tái phát của các bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày cấp, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích... cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là những mẹo hay giúp người đi du lịch phòng tránh tình trạng này theo gợi ý của Tiến sĩ Khanh.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với môi trường. Đây là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Để giữ đôi tay luôn sạch sẽ, bạn có thể chuẩn bị khăn ướt sử dụng khi cần thiết.
Ăn uống khoa học, hợp vệ sinh
Theo Tiến sĩ Khanh, những chuyến đi dài dễ gây mệt mỏi do say tàu xe. Bạn nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây (táo, quýt, cam..) bánh mì, bánh quy để giảm tình trạng nôn nao khó chịu. Ăn uống đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng, đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá nhiều, quá no giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Khi sử dụng đồ ăn, thức uống lạ, bạn cần thay đổi khẩu phần dần dần, từng ít một để cơ thể dễ thích nghi.
Ưu tiên ăn chín, uống sôi do các món gỏi, tái sống đều là loại thức ăn không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc. Đồ ăn quá cay, quá ngọt, nhiều đạm như hải sản hoặc nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, nên hạn chế. Trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm ngũ cốc đều là những thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho tiêu hóa, nên tăng cường sử dụng. Tuy nhiên, trái cây nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi dùng để đảm bảo an toàn, tránh bị nhiễm độc thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản. Bạn nên lựa chọn đồ uống, thực phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồ ăn tươi sống nên được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến.
Khi đi du lịch, cơ thể dễ bị thiếu nước, gây ra táo bón, đầy bụng. Uống đủ nước giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Tiến sĩ Khanh khuyên, người đi du lịch nên uống nước nhiều lần trong ngày ngay cả khi không khát. Người trưởng thành nên uống khoảng 8 cốc nước khoảng 230 ml mỗi ngày, có thể nhiều hơn tùy theo mức độ vận động. Tránh uống nước lạnh do có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa, nhất là sau bữa ăn nhiều dầu mỡ... Nước trà xanh ngoài kích thích tiêu hóa còn có tác dụng giúp đầu óc tỉnh táo. Không nên sử dụng thức uống chứa cồn như bia rượu vì có thể gây mệt mỏi và sinh ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Du khách nên hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đạm hoặc dầu mỡ do có thể gây khó tiêu. Ảnh: Freepik
Dùng sữa chua để bổ sung lợi khuẩn
Rối loạn tiêu hóa xảy ra thực chất là do sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Lúc này, tỷ lệ "vàng" 3:1 giữa lợi khuẩn và hại khuẩn đường ruột bị phá vỡ, dẫn đến loạn khuẩn. Sữa chua giàu hàm lượng probiotic (men vi sinh), khi nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic và bifidobacteria, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Những người không dung nạp đường sữa lactose nên lựa chọn các loại sữa chua từ thực vật để tránh tình trạng tiêu chảy.
Chuẩn bị sẵn thuốc điều trị bệnh mạn tính
Lịch trình di chuyển liên tục, nhịp sinh hoạt đảo lộn, thay đổi môi trường và điều kiện sinh hoạt... khi đi du lịch ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ phát sinh tình trạng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Những người có bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày... cần lưu ý.
Ngoài một số loại thuốc thông thường như thuốc cảm, dung dịch nhỏ mắt, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, chống say tàu xe, oresol, hạ sốt... người có bệnh nền cần chuẩn bị đầy đủ các thuốc đang điều trị theo đơn của bác sĩ và uống đúng liều theo chỉ định để tránh các đợt cấp tái phát. Người đi du lịch có thể tìm hiểu trước vấn đề chăm sóc y tế tại địa phương để chủ động xử lý nếu tình huống ốm đau xảy ra.