Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
'Đồ ăn, hải sản đắt gấp 2-3 lần so với thành phố và các điểm du lịch khác, trong khi chất lượng không tương xứng, ai muốn đến Phú Quốc'.
So với cùng kỳ năm 2022, Phú Quốc năm nay không còn là điểm đến "nóng du lịch kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, đã có dự báo lượng khách dịp nghỉ này năm nay chỉ khoảng 180.000 lượt, giảm 40% so với năm ngoái. Nhiều hướng dẫn viên "đói tour", thậm chí phải ngồi nhà cả năm ngày lễ vì không có khách.
Có ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân khiến Phú Quốc vắng khách đợt này là do giá vé máy bay tăng cao thời gian dài. Tuy nhiên, độc giả Người nói thẳng lại có cái nhìn khác: "Vấn đề là ở Phú Quốc, tình trạng chặt chém quá nhiều, nên khách du lịch sợ hãi không dám đến. Giờ người ta chọn đi những nơi có thể chủ động dùng phương tiện cá nhân để di chuyển được, chứ đi Phú Quốc phải phụ thuộc vào máy bay với mức giá bay khứ hồi bằng cả một chuyến du lịch Thái Lan, nên chẳng ai mặn mà.
Người làm du lịch Phú Quốc không chịu lắng nghe ý kiến của khách hàng thì sẽ còn ế ẩm dài dài. Khi mà đi du lịch nước ngoài còn rẻ hơn trong nước, lại không bị chặt chém, đi về ai cũng vui vẻ, thì du lịch nội địa khó mà cạnh tranh nổi nếu không thay đổi mạnh mẽ".
Đồng quan điểm, bạn đọc Chip cô đơn nêu dẫn chứng từ thực tế: "Ở Phú Quốc, nếu sống theo kiểu dân địa phương thì thoải mái (mặt bằng chung vẫn cao hơn ở Kiên Giang), nhưng theo kiểu khách du lịch thì khá đắt đỏ nếu so với Nha Trang. Tôi từng sống ở Nha Trang hơn hai tháng và Phú Quốc ba tháng, thấy rằng ở Nha Trang thoải mái hơn nhiều. Ngoài ra, tôi có thể chọn Quy Nhơn như một thành phố du lịch khá dễ chịu.
Còn Phú Quốc cái gì cũng thiếu thốn, phải nhập từ đất liền, ngay đến cọng rau, giá đỗ cũng phải nhập trong khi đất đai đâu phải không có. Thế nên, khi đến tay các nhà hàng, người ta lại tăng giá thêm vài lần nữa. Cuối cùng, có khi tô bún ở quán lớn còn bán đắt hơn ở Quận 3, Quận 1, TP HCM".
>> Du lịch mất khách vì tư tưởng 'chặt chém một lần rồi thôi'
"Đó là hậu quả Phú Quốc phải gánh chịu, khi các hãng hàng không tăng giá vô tội vạ vì cứ nghĩ nghỉ lễ người ta sẽ ùa ra đó. Còn bản thân người địa phương cũng làm ăn bát nháo, chặt chém giá trên trời, từ khách sạn đến quán ăn và cả khu chợ đêm. Ra biển mà ăn hải sản đắt hơn cả ở TP HCM thì rất khó chấp nhận", độc giả Nhanltd nói thêm.
Cho rằng giá vé máy bay tăng cao không phải là nguyên nhân chính khiến Phú Quốc mất khách, bạn đọc HHuy nhận định: "Tôi tin giá vé máy bay cao chưa hẳn là nguyên nhân chính khiến Phú Quốc vắng khách dịp này. Lấy đơn cử dân miền Tây đi Phú Quốc đâu cần đi máy bay, nhưng lượng khách miền Tây tại đây cũng đang sụt giảm. Đơn giản vì họ đã đi rồi, biết rồi nên không muốn quay lại Phú Quốc nữa.
Tôi thấy giá cả dịch vụ ở Phú Quốc mới là vấn đề chính khi hai khu Bắc và Nam đảo giá rất cao. Dịch vụ đi tàu tham quan đảo cũng hét giá không hề nhẹ nhàng gì, giá các mặt hàng cao đều ở nhiều nơi. Tất nhiên, bỏ nhiều tiền khi đi du lịch cũng có thể chấp nhận được nếu đi kèm chất lượng tương xứng. Nhưng vấn đề là chất lượng hàng quán bán đồ ăn, kể cả siêu thị mini lại quá tệ dù bán giá trên trời".
Nhấn mạnh mấu chốt để Phú Quốc lấy lại thiện cảm với du khách, độc giả Người dân bình luận: "Phú Quốc muốn khách du lịch quay trở lại đông đúc như trước thì cần phải làm được những điều sau: giá vé máy bay khứ hồi phải rẻ; giá nhà nghỉ, khách sạn phải bình dân; giá ăn uống hải sản phải tương đương các khu du lịch biển khác trong nước, không chặt chém. Chứ hiện nay giá hải sản ở vùng biển mà cao gấp hai, ba lần TP HCM thì thử hỏi ai dám ăn? Làm được như vậy thì tôi tin chắc chắn khách du lịch sẽ quay lại vui chơi, ăn uống, tiêu xài ở Phú Quốc".
So với cùng kỳ năm 2022, Phú Quốc năm nay không còn là điểm đến "nóng du lịch kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, đã có dự báo lượng khách dịp nghỉ này năm nay chỉ khoảng 180.000 lượt, giảm 40% so với năm ngoái. Nhiều hướng dẫn viên "đói tour", thậm chí phải ngồi nhà cả năm ngày lễ vì không có khách.
Có ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân khiến Phú Quốc vắng khách đợt này là do giá vé máy bay tăng cao thời gian dài. Tuy nhiên, độc giả Người nói thẳng lại có cái nhìn khác: "Vấn đề là ở Phú Quốc, tình trạng chặt chém quá nhiều, nên khách du lịch sợ hãi không dám đến. Giờ người ta chọn đi những nơi có thể chủ động dùng phương tiện cá nhân để di chuyển được, chứ đi Phú Quốc phải phụ thuộc vào máy bay với mức giá bay khứ hồi bằng cả một chuyến du lịch Thái Lan, nên chẳng ai mặn mà.
Người làm du lịch Phú Quốc không chịu lắng nghe ý kiến của khách hàng thì sẽ còn ế ẩm dài dài. Khi mà đi du lịch nước ngoài còn rẻ hơn trong nước, lại không bị chặt chém, đi về ai cũng vui vẻ, thì du lịch nội địa khó mà cạnh tranh nổi nếu không thay đổi mạnh mẽ".
Đồng quan điểm, bạn đọc Chip cô đơn nêu dẫn chứng từ thực tế: "Ở Phú Quốc, nếu sống theo kiểu dân địa phương thì thoải mái (mặt bằng chung vẫn cao hơn ở Kiên Giang), nhưng theo kiểu khách du lịch thì khá đắt đỏ nếu so với Nha Trang. Tôi từng sống ở Nha Trang hơn hai tháng và Phú Quốc ba tháng, thấy rằng ở Nha Trang thoải mái hơn nhiều. Ngoài ra, tôi có thể chọn Quy Nhơn như một thành phố du lịch khá dễ chịu.
Còn Phú Quốc cái gì cũng thiếu thốn, phải nhập từ đất liền, ngay đến cọng rau, giá đỗ cũng phải nhập trong khi đất đai đâu phải không có. Thế nên, khi đến tay các nhà hàng, người ta lại tăng giá thêm vài lần nữa. Cuối cùng, có khi tô bún ở quán lớn còn bán đắt hơn ở Quận 3, Quận 1, TP HCM".
>> Du lịch mất khách vì tư tưởng 'chặt chém một lần rồi thôi'
"Đó là hậu quả Phú Quốc phải gánh chịu, khi các hãng hàng không tăng giá vô tội vạ vì cứ nghĩ nghỉ lễ người ta sẽ ùa ra đó. Còn bản thân người địa phương cũng làm ăn bát nháo, chặt chém giá trên trời, từ khách sạn đến quán ăn và cả khu chợ đêm. Ra biển mà ăn hải sản đắt hơn cả ở TP HCM thì rất khó chấp nhận", độc giả Nhanltd nói thêm.
Cho rằng giá vé máy bay tăng cao không phải là nguyên nhân chính khiến Phú Quốc mất khách, bạn đọc HHuy nhận định: "Tôi tin giá vé máy bay cao chưa hẳn là nguyên nhân chính khiến Phú Quốc vắng khách dịp này. Lấy đơn cử dân miền Tây đi Phú Quốc đâu cần đi máy bay, nhưng lượng khách miền Tây tại đây cũng đang sụt giảm. Đơn giản vì họ đã đi rồi, biết rồi nên không muốn quay lại Phú Quốc nữa.
Tôi thấy giá cả dịch vụ ở Phú Quốc mới là vấn đề chính khi hai khu Bắc và Nam đảo giá rất cao. Dịch vụ đi tàu tham quan đảo cũng hét giá không hề nhẹ nhàng gì, giá các mặt hàng cao đều ở nhiều nơi. Tất nhiên, bỏ nhiều tiền khi đi du lịch cũng có thể chấp nhận được nếu đi kèm chất lượng tương xứng. Nhưng vấn đề là chất lượng hàng quán bán đồ ăn, kể cả siêu thị mini lại quá tệ dù bán giá trên trời".
Nhấn mạnh mấu chốt để Phú Quốc lấy lại thiện cảm với du khách, độc giả Người dân bình luận: "Phú Quốc muốn khách du lịch quay trở lại đông đúc như trước thì cần phải làm được những điều sau: giá vé máy bay khứ hồi phải rẻ; giá nhà nghỉ, khách sạn phải bình dân; giá ăn uống hải sản phải tương đương các khu du lịch biển khác trong nước, không chặt chém. Chứ hiện nay giá hải sản ở vùng biển mà cao gấp hai, ba lần TP HCM thì thử hỏi ai dám ăn? Làm được như vậy thì tôi tin chắc chắn khách du lịch sẽ quay lại vui chơi, ăn uống, tiêu xài ở Phú Quốc".