Ngọc Vàng
Well-known member
Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học California (Hoa Kỳ) đã phát triển một phương pháp điều trị bệnh hạ đường huyết nhờ các hạt siêu nhỏ giải phóng glucagon theo nhu cầu. Với phương pháp này, bệnh nhân tiểu đường không cần lo lắng về tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là với những người dùng insulin. Đây cũng là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Hạ đường huyết nặng có thể khiến người bệnh bị lẫn lộn, ngất xỉu hoặc co giật. Không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng nhận thức được tình trạng hạ đường huyết của mình, điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất 2 loại hoóc-môn là insulin và glucagon; insulin giúp giảm lượng đường trong máu, trong khi glucagon làm tăng lượng đường. Hiện tại, đã có phiên bản glucagon tiêm thương mại được dùng để cấp cứu cho bệnh nhân khi họ bị hạ đường huyết và thường được sử dụng khi người bệnh mất ý thức. Nhưng nếu có cách ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết nặng ngay từ đầu thì sao? Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California đã phát triển thành công loại thuốc nano có thể làm được điều đó. Mức đường huyết bình thường khi đói nằm trong khoảng 70 mg/dl (3,9 mmol/l) đến 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Hạ đường huyết được định nghĩa là khi lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dl. Khi đường huyết giảm, tuyến tụy sẽ giải phóng glucagon, hoóc-môn này “hướng dẫn” gan giải phóng glucose dự trữ để tăng lượng đường trong máu. Hiện nay, đã có một số vật liệu có khả năng cảm nhận và phản ứng với mức đường huyết cao bằng cách giải phóng insulin, nhưng các hệ thống giải phóng glucagon khi phát hiện mức đường huyết thấp thì ít phổ biến hơn.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng glucagon được bao bọc bởi các micelle - các hạt hình cầu siêu nhỏ có khả năng hòa tan trong nước và mang theo các chất bên trong - được phát triển để phản ứng với mức đường huyết. Khi thử nghiệm, các micelle chứa glucagon trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng chỉ tách ra và giải phóng glucagon trong môi trường mô phỏng tình trạng hạ đường huyết ở người và chuột - khi đường huyết dưới 60 mg/dl (3,3 mmol/l). Chuột bị hạ đường huyết do insulin khi được tiêm micelle đã khôi phục mức đường huyết bình thường trong vòng 40 phút. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy, nếu micelle chứa glucagon được tiêm vào chuột mà không phải trong tình trạng hạ đường huyết, chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc và không giải phóng hoóc-môn trừ khi mức đường huyết giảm xuống dưới ngưỡng lâm sàng cho tình trạng hạ đường huyết nặng. Khi glucagon được giải phóng hết, các micelle không gây phản ứng miễn dịch hoặc làm tổn thương cơ quan.
Mặc dù đây mới chỉ là kết quả bước đầu và cần thêm nghiên cứu được thực hiện để hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như phản ứng của cơ thể khi thực hiện phương pháp này, nhưng dữ liệu thử nghiệm này cho thấy đây là một phương pháp điều trị tiềm năng cho tình trạng hạ đường huyết do insulin gây ra.
TXB (theo The American Chemical Society)
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là với những người dùng insulin. Đây cũng là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Hạ đường huyết nặng có thể khiến người bệnh bị lẫn lộn, ngất xỉu hoặc co giật. Không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng nhận thức được tình trạng hạ đường huyết của mình, điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất 2 loại hoóc-môn là insulin và glucagon; insulin giúp giảm lượng đường trong máu, trong khi glucagon làm tăng lượng đường. Hiện tại, đã có phiên bản glucagon tiêm thương mại được dùng để cấp cứu cho bệnh nhân khi họ bị hạ đường huyết và thường được sử dụng khi người bệnh mất ý thức. Nhưng nếu có cách ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết nặng ngay từ đầu thì sao? Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California đã phát triển thành công loại thuốc nano có thể làm được điều đó. Mức đường huyết bình thường khi đói nằm trong khoảng 70 mg/dl (3,9 mmol/l) đến 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Hạ đường huyết được định nghĩa là khi lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dl. Khi đường huyết giảm, tuyến tụy sẽ giải phóng glucagon, hoóc-môn này “hướng dẫn” gan giải phóng glucose dự trữ để tăng lượng đường trong máu. Hiện nay, đã có một số vật liệu có khả năng cảm nhận và phản ứng với mức đường huyết cao bằng cách giải phóng insulin, nhưng các hệ thống giải phóng glucagon khi phát hiện mức đường huyết thấp thì ít phổ biến hơn.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng glucagon được bao bọc bởi các micelle - các hạt hình cầu siêu nhỏ có khả năng hòa tan trong nước và mang theo các chất bên trong - được phát triển để phản ứng với mức đường huyết. Khi thử nghiệm, các micelle chứa glucagon trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng chỉ tách ra và giải phóng glucagon trong môi trường mô phỏng tình trạng hạ đường huyết ở người và chuột - khi đường huyết dưới 60 mg/dl (3,3 mmol/l). Chuột bị hạ đường huyết do insulin khi được tiêm micelle đã khôi phục mức đường huyết bình thường trong vòng 40 phút. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy, nếu micelle chứa glucagon được tiêm vào chuột mà không phải trong tình trạng hạ đường huyết, chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc và không giải phóng hoóc-môn trừ khi mức đường huyết giảm xuống dưới ngưỡng lâm sàng cho tình trạng hạ đường huyết nặng. Khi glucagon được giải phóng hết, các micelle không gây phản ứng miễn dịch hoặc làm tổn thương cơ quan.
Mặc dù đây mới chỉ là kết quả bước đầu và cần thêm nghiên cứu được thực hiện để hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như phản ứng của cơ thể khi thực hiện phương pháp này, nhưng dữ liệu thử nghiệm này cho thấy đây là một phương pháp điều trị tiềm năng cho tình trạng hạ đường huyết do insulin gây ra.
TXB (theo The American Chemical Society)