Nguyễn May
Well-known member
Cuốn sách "Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" mang đến cho độc giả một mô hình thực tế để định hình và giải quyết những vấn đề tâm lý.
Bìa cuốn sách "Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình". Ảnh: Nhà xuất bản
"Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" là cuốn cẩm nang dành cho giáo viên, giám sát viên, sinh viên và những nhà trị liệu thực tập làm việc trong những cơ sở tư nhân và công cộng.
Trọng tâm của cuốn sách đề cập đến những phương pháp đa dạng để hình thành các liệu pháp, và cách thức cụ thể để sử dụng chúng, một vài liệu pháp trong đó có thể khá khác lạ.
Cuốn sách cũng mang đến cho người đọc góc nhìn của người trong cuộc trong quá trình đối thoại giữa giám sát viên và thực tập sinh. Người đọc nên duy trì một góc nhìn cởi mở và tiếp nhận những liệu pháp thú vị này.
Được thiết kế để tập hợp những vấn đề của nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần, cuốn cẩm nang này trình bày các kĩ thuật đa dạng được áp dụng để điều trị chứng trầm cảm, bạo lực, nhiễu tâm ở các cặp đôi, trẻ em, các gia đình và các nhóm người khác nhau.
Cuốn sách “Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình“. Ảnh: Nhà xuất bản
Những trường hợp được lựa chọn đến từ nhiều nơi như nhà tù hoặc phòng khám công cộng, trại tị nạn, nhóm trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng, nhóm trẻ mồ côi và những người thường xuyên đến bệnh viện.
Cả thân chủ và những thực tập sinh tham gia điều trị đều đến từ những dân tộc khác nhau bao gồm người Mĩ Latin, người Mĩ gốc Phi, người Trung Đông, người Châu Á, và những người thuộc tầng lớp trung lưu đến từ ngoại ô nước Mĩ. Những trường hợp này được lựa chọn dựa trên mối quan tâm đối với các vấn đề tổng quát, các kĩ thuật hiệu quả và vai trò của yếu tố dân tộc.
Đồng thời cũng cần quan tâm đến việc làm thế nào những mục tiêu của liệu pháp và quá trình giám sát đằng sau chiếc gương một chiều có thể bổ sung cho nhau một cách rõ nét.
Trong sách, có một số ý tưởng đào tạo những người nghèo trở thành nhà trị liệu trong chương trình đào tạo ở phòng khám Philadelphia Child Guidance vào những năm 1960.
“Phương pháp trị liệu được gọi là chiến lược khi nhà trị liệu chủ động những diễn biến trong buổi trị liệu và thiết kế một cách tiếp cận đặc thù với mỗi vấn đề. Anh ta hay cô ta phải xác định những vấn đề có thể giải quyết, đặt ra mục tiêu, thiết kế cách can thiệp để đạt được mục tiêu đó, đánh giá các phản hồi để điều chỉnh cách tiếp cận, và cuối cùng là đánh giá kết quả trị liệu để xác định xem phương pháp đã đạt hiệu quả chưa", sách trích.
"Liệu pháp tâm lý trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" là cuốn sách của vợ chồng tác giả Jay Haley và Madeleine Richeport - Haley.
Tiến sĩ Jay Haley (1923 - 2007) là nhà trị liệu tiên phong, thầy giáo xuất sắc, kiến trúc sư chính của phương pháp tiếp cận chiến lược trong trị liệu và là một trong những người sáng lập liệu pháp gia đình. Sự nghiệp phong phú của ông là niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà trị liệu. Haley từng là giảng viên Đại học Quốc tế Alliant và đồng sáng lập Viện Liệu pháp Gia đình ở Washington D.C.
"Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" là cuốn cẩm nang dành cho giáo viên, giám sát viên, sinh viên và những nhà trị liệu thực tập làm việc trong những cơ sở tư nhân và công cộng.
Trọng tâm của cuốn sách đề cập đến những phương pháp đa dạng để hình thành các liệu pháp, và cách thức cụ thể để sử dụng chúng, một vài liệu pháp trong đó có thể khá khác lạ.
Cuốn sách cũng mang đến cho người đọc góc nhìn của người trong cuộc trong quá trình đối thoại giữa giám sát viên và thực tập sinh. Người đọc nên duy trì một góc nhìn cởi mở và tiếp nhận những liệu pháp thú vị này.
Được thiết kế để tập hợp những vấn đề của nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần, cuốn cẩm nang này trình bày các kĩ thuật đa dạng được áp dụng để điều trị chứng trầm cảm, bạo lực, nhiễu tâm ở các cặp đôi, trẻ em, các gia đình và các nhóm người khác nhau.
Những trường hợp được lựa chọn đến từ nhiều nơi như nhà tù hoặc phòng khám công cộng, trại tị nạn, nhóm trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng, nhóm trẻ mồ côi và những người thường xuyên đến bệnh viện.
Cả thân chủ và những thực tập sinh tham gia điều trị đều đến từ những dân tộc khác nhau bao gồm người Mĩ Latin, người Mĩ gốc Phi, người Trung Đông, người Châu Á, và những người thuộc tầng lớp trung lưu đến từ ngoại ô nước Mĩ. Những trường hợp này được lựa chọn dựa trên mối quan tâm đối với các vấn đề tổng quát, các kĩ thuật hiệu quả và vai trò của yếu tố dân tộc.
Đồng thời cũng cần quan tâm đến việc làm thế nào những mục tiêu của liệu pháp và quá trình giám sát đằng sau chiếc gương một chiều có thể bổ sung cho nhau một cách rõ nét.
Trong sách, có một số ý tưởng đào tạo những người nghèo trở thành nhà trị liệu trong chương trình đào tạo ở phòng khám Philadelphia Child Guidance vào những năm 1960.
“Phương pháp trị liệu được gọi là chiến lược khi nhà trị liệu chủ động những diễn biến trong buổi trị liệu và thiết kế một cách tiếp cận đặc thù với mỗi vấn đề. Anh ta hay cô ta phải xác định những vấn đề có thể giải quyết, đặt ra mục tiêu, thiết kế cách can thiệp để đạt được mục tiêu đó, đánh giá các phản hồi để điều chỉnh cách tiếp cận, và cuối cùng là đánh giá kết quả trị liệu để xác định xem phương pháp đã đạt hiệu quả chưa", sách trích.
"Liệu pháp tâm lý trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" là cuốn sách của vợ chồng tác giả Jay Haley và Madeleine Richeport - Haley.
Tiến sĩ Jay Haley (1923 - 2007) là nhà trị liệu tiên phong, thầy giáo xuất sắc, kiến trúc sư chính của phương pháp tiếp cận chiến lược trong trị liệu và là một trong những người sáng lập liệu pháp gia đình. Sự nghiệp phong phú của ông là niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà trị liệu. Haley từng là giảng viên Đại học Quốc tế Alliant và đồng sáng lập Viện Liệu pháp Gia đình ở Washington D.C.