TRUONGTRINH
Well-known member
TP HCMTrường Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) trưng bày GrandAR Piano, robot chơi nhạc và xe đạp thực tế ảo, thu hút nhiều người trải nghiệm trong hai ngày 21-22/9 tại AI4VN.
Gian hàng trưng bày tại AI Expo - triển lãm thuộc khuôn khổ Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023), diễn ra tại Riverside Palace, 360D Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Toàn triển lãm có 30 gian hàng với loạt sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực: AI cho gia đình, doanh nghiệp, bệnh viện, ngân hàng, trường học.
Không gian trải nghiệm của UEH nổi bật với các sản phẩm độc đáo, tạo sự chú ý ngay khi mở cửa.
ÔngHuỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo Bộ, ngành, nhà khoa học trải nghiệm các sản phẩm trước phiên khai mạc AI Summit ngày 22/9. Ảnh: Quỳnh Trần
GrandAR Piano - đàn piano ảo
Đàn piao ảo gồm tấm thảm với các ký tự a-b-c-d-e-f, kết nối màn hình AR, tạo trải nghiệm giao thoa giữa vận động vật lý với âm nhạc. Để tương tác, khách tham quan có thể lựa chọn bản nhạc mình yêu thích, nhảy lên thảm theo các ký tự được đánh dấu. Tương ứng từng bước nhảy, màn hình tương tác sẽ hiển thị người chơi đứng trên phím đàn khổng lồ với âm thanh vui tai, biểu tượng vui nhộn.
Có mặt tại sự kiện từ sớm, Hoài Phương (quận Thủ Đức, TP HCM) chọn hai bản nhạc là Twinkle Star và Kìa con bướm vàng. Phương thích thú vì lần đầu được trải nghiệm việc đánh đàn piano bằng chân, tự mình tạo ra giai điệu bắt tai, song song hình ảnh bản thân đứng trên phím đàn khổng lồ trong không gian ảo.
"Lần đầu mình được chơi đàn theo cách thú vị như vậy", Phương vừa nhảy theo hướng dẫn, vừa mô tả cảm xúc.
Nhóm phát triển dự án cho biết, mô hình tương tác người - máy mang đến một không gian nhiều cảm xúc thú vị. Sản phẩm góp phần thay đổi hình ảnh về một UEH đa ngành, trở thành ví dụ điển hình về việc nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm công nghệ.
Nhiều người trải nghiệm đàn piano ảo. Ảnh: UEH
GrandAR Piano là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Viện Đổi mới sáng tạo, Trường Công nghệ và thiết kế thuộc UEH và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Đại diện đơn vị trường nói, mục tiêu của dự án là phát triển ứng dụng thực tế ảo tăng cường (augmented reality) ở không gian lớn hoặc những địa điểm công cộng. Sản phẩm lần đầu xuất hiện năm 2022, mang đến nhiều sự thích thú cho sinh viên UEH.
Robot biểu diễn nghệ thuật
Robot với gương mặt và diện bộ vest như một nghệ sĩ thực thụ ngồi trước đàn organ, trở thành tâm điểm của buổi triển lãm. Người máy có màn chơi nhạc điêu luyện, trình diễn những bản nhạc phức tạp. Cùng với việc đánh đàn, robot còn tương tác với khách tham quan, nghiêng đầu, mỉm cười, vẫy tay...
Robot biểu diễn đánh đàn tại ngày hội. Ảnh: Thanh Tùng
Nhiều người tập trung trước gian hàng để xem phần trình diễn của robot. Khánh Linh (quận 5, TP HCM) thích thú nhún nhảy theo bản nhạc, ngạc nhiên vì robot có kỹ năng như một nghệ sĩ.
Nhóm phát triển robot của Viện thông minh và tương tác, Trường Công nghệ và thiết kế thuộc UEH cho biết mất nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng và huấn luyện kỹ năng cho sản phẩm. Để có thể chơi đàn, robot kết hợp giữa cơ điện tử, truyền thông và lập trình để tạo ra một sản phẩm sáng tạo.
"Máy móc không chỉ là các linh kiện lắp ráp vào nhau, thực hiện các thao tác thô sơ mà còn có thể trở thành nghệ sĩ đích thực. Robot đánh đàn là minh chứng rõ ràng cho sự sáng tạo, khả năng ứng dụng cao của công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật - giáo dục", đại diện nhóm nhấn mạnh.
Cũng với cách tiếp cận này, trường hy vọng mọi người sẽ yêu thích âm nhạc hơn thông qua cách biểu diễn độc đáo và thú vị.
R2S VR Cycling - lái xe trong thực tế ảo
Sử dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), R2S VR Cycling tạo ra môi trường ảo, mô phỏng các tình huống khi tham gia giao thông. Nhờ vào công nghệ VR, người dùng có thể rèn luyện phản xạ như trong thực tế.
Ví dụ khi đang đi gặp chướng ngại vật, biển báo... người dùng có thể phát triển kỹ năng quan sát, đánh giá tình huống, ra quyết định nhanh chóng và an toàn. Đây cũng là cách giúp học sinh nắm vững quy tắc giao thông trong môi trường thử nghiệm an toàn, lành mạnh.
Trải nghiệm xe đạp AR. Ảnh: UEH
"Sau khi rèn luyện phản xạ vài lần, mình có cảm giác tự tin hơn khi tham gia giao thông", Quang Thành (quận 11, TP HCM) cho biết. R2S VR Cycling là dự án thuộc lĩnh vực giáo dục an toàn giao thông của Viện Đô thị Thông minh và Quản lý (ISCM), trường Công nghệ và Thiết kế thuộc UEH.
Ngoài gian hàng triển lãm, chiều ngày 21/9 trường còn có các tham luận từ TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính và PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh - Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác. Các chuyên gia bàn về vai trò của fintech trong kỷ nguyên 4.0, cách ứng dụng AI, dữ liệu lớn vào y tế trong hai phiên AI Workshop.
UEH hiện phát triển theo chiến lược đa ngành với mô hình ba trường thành viên gồm Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế. Các sản phẩm công nghệ độc đáo kể trên là kết quả bước đầu của hướng đi này.
Minh Tú
Gian hàng trưng bày tại AI Expo - triển lãm thuộc khuôn khổ Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023), diễn ra tại Riverside Palace, 360D Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Toàn triển lãm có 30 gian hàng với loạt sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực: AI cho gia đình, doanh nghiệp, bệnh viện, ngân hàng, trường học.
Không gian trải nghiệm của UEH nổi bật với các sản phẩm độc đáo, tạo sự chú ý ngay khi mở cửa.
ÔngHuỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo Bộ, ngành, nhà khoa học trải nghiệm các sản phẩm trước phiên khai mạc AI Summit ngày 22/9. Ảnh: Quỳnh Trần
GrandAR Piano - đàn piano ảo
Đàn piao ảo gồm tấm thảm với các ký tự a-b-c-d-e-f, kết nối màn hình AR, tạo trải nghiệm giao thoa giữa vận động vật lý với âm nhạc. Để tương tác, khách tham quan có thể lựa chọn bản nhạc mình yêu thích, nhảy lên thảm theo các ký tự được đánh dấu. Tương ứng từng bước nhảy, màn hình tương tác sẽ hiển thị người chơi đứng trên phím đàn khổng lồ với âm thanh vui tai, biểu tượng vui nhộn.
Có mặt tại sự kiện từ sớm, Hoài Phương (quận Thủ Đức, TP HCM) chọn hai bản nhạc là Twinkle Star và Kìa con bướm vàng. Phương thích thú vì lần đầu được trải nghiệm việc đánh đàn piano bằng chân, tự mình tạo ra giai điệu bắt tai, song song hình ảnh bản thân đứng trên phím đàn khổng lồ trong không gian ảo.
"Lần đầu mình được chơi đàn theo cách thú vị như vậy", Phương vừa nhảy theo hướng dẫn, vừa mô tả cảm xúc.
Nhóm phát triển dự án cho biết, mô hình tương tác người - máy mang đến một không gian nhiều cảm xúc thú vị. Sản phẩm góp phần thay đổi hình ảnh về một UEH đa ngành, trở thành ví dụ điển hình về việc nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm công nghệ.
Nhiều người trải nghiệm đàn piano ảo. Ảnh: UEH
GrandAR Piano là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Viện Đổi mới sáng tạo, Trường Công nghệ và thiết kế thuộc UEH và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Đại diện đơn vị trường nói, mục tiêu của dự án là phát triển ứng dụng thực tế ảo tăng cường (augmented reality) ở không gian lớn hoặc những địa điểm công cộng. Sản phẩm lần đầu xuất hiện năm 2022, mang đến nhiều sự thích thú cho sinh viên UEH.
Robot biểu diễn nghệ thuật
Robot với gương mặt và diện bộ vest như một nghệ sĩ thực thụ ngồi trước đàn organ, trở thành tâm điểm của buổi triển lãm. Người máy có màn chơi nhạc điêu luyện, trình diễn những bản nhạc phức tạp. Cùng với việc đánh đàn, robot còn tương tác với khách tham quan, nghiêng đầu, mỉm cười, vẫy tay...
Robot biểu diễn đánh đàn tại ngày hội. Ảnh: Thanh Tùng
Nhiều người tập trung trước gian hàng để xem phần trình diễn của robot. Khánh Linh (quận 5, TP HCM) thích thú nhún nhảy theo bản nhạc, ngạc nhiên vì robot có kỹ năng như một nghệ sĩ.
Nhóm phát triển robot của Viện thông minh và tương tác, Trường Công nghệ và thiết kế thuộc UEH cho biết mất nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng và huấn luyện kỹ năng cho sản phẩm. Để có thể chơi đàn, robot kết hợp giữa cơ điện tử, truyền thông và lập trình để tạo ra một sản phẩm sáng tạo.
"Máy móc không chỉ là các linh kiện lắp ráp vào nhau, thực hiện các thao tác thô sơ mà còn có thể trở thành nghệ sĩ đích thực. Robot đánh đàn là minh chứng rõ ràng cho sự sáng tạo, khả năng ứng dụng cao của công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật - giáo dục", đại diện nhóm nhấn mạnh.
Cũng với cách tiếp cận này, trường hy vọng mọi người sẽ yêu thích âm nhạc hơn thông qua cách biểu diễn độc đáo và thú vị.
R2S VR Cycling - lái xe trong thực tế ảo
Sử dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), R2S VR Cycling tạo ra môi trường ảo, mô phỏng các tình huống khi tham gia giao thông. Nhờ vào công nghệ VR, người dùng có thể rèn luyện phản xạ như trong thực tế.
Ví dụ khi đang đi gặp chướng ngại vật, biển báo... người dùng có thể phát triển kỹ năng quan sát, đánh giá tình huống, ra quyết định nhanh chóng và an toàn. Đây cũng là cách giúp học sinh nắm vững quy tắc giao thông trong môi trường thử nghiệm an toàn, lành mạnh.
Trải nghiệm xe đạp AR. Ảnh: UEH
"Sau khi rèn luyện phản xạ vài lần, mình có cảm giác tự tin hơn khi tham gia giao thông", Quang Thành (quận 11, TP HCM) cho biết. R2S VR Cycling là dự án thuộc lĩnh vực giáo dục an toàn giao thông của Viện Đô thị Thông minh và Quản lý (ISCM), trường Công nghệ và Thiết kế thuộc UEH.
Ngoài gian hàng triển lãm, chiều ngày 21/9 trường còn có các tham luận từ TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính và PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh - Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác. Các chuyên gia bàn về vai trò của fintech trong kỷ nguyên 4.0, cách ứng dụng AI, dữ liệu lớn vào y tế trong hai phiên AI Workshop.
UEH hiện phát triển theo chiến lược đa ngành với mô hình ba trường thành viên gồm Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế. Các sản phẩm công nghệ độc đáo kể trên là kết quả bước đầu của hướng đi này.
Minh Tú