Nguyễn Thị Thúy Hằng
Moderator
Nếu là dân công nghệ, chắc hẳn bạn đã nghe đến vị trí Product Owner. Vậy Product Owner là gì? Vị trí này có vai trò quan trọng và tiềm năng thế nào, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.
Product Owner là gì?
Trong Scrum, Product Owner (PO) một thành viên rất quan trọng trong team, chịu trách nhiệm mọi mặt về sản phẩm như lập kế hoạch, lựa chọn tính năng, giải quyết vấn đề từ phía user. Nhiệm vụ của Product Owner là tối ưu hóa giá trị của sản phẩm thông qua việc tận dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Nhà Phát Triển (Scrum Team). Trong một dự án Agile, Product Owner sẽ là đại diện cho nhóm Scrum để đứng giữa doanh nghiệp, user và khách hàng.
Product Owner đóng vai trò là cầu nối giữa các bên liên quan trong dự án
Phân biệt vai trò của Product Owner và Scrum Master trong dự án Scrum:
Những lưu ý về Product Owner
Là người đưa ra quyết định cuối cùng
Trong các dự án, Product Owner sẽ nhận thông tin từ các bên như User, khách hàng, Product Owner, Scrum Team,… từ đó nắm rõ các vấn đề và so sánh để đưa ra quyết định. Trong đó, chỉ có Product Owner là người có quyền hạn đưa ra quyết định cuối cùng về sản phẩm. Mỗi quyết định của Product Owner đều rất quan trọng và là kim chỉ nam cho sản phẩm, điều này đòi hỏi Product Owner phải có các kỹ năng tốt của một người quản lý để có thể dẫn dắt team đi đến kết quả cuối cùng.
Một dự án sẽ chỉ có 1 Product Owner
Product Owner là một người duy nhất, không phải là một nhóm người. Điều này không có nghĩa là một mình Product Owner làm hết mọi việc, mà có thể nhận sự hỗ trợ từ những người khác. Do Product Owner là người nắm giữ các đầu việc chính, vì vậy chỉ nên có một Product Owner trong mỗi dự án để công việc được linh hoạt và minh bạch.
Product Owner là người dẫn dắt team đi đến kết quả cuối cùng
Cần có tầm nhìn rộng và nhạy bén
Product Owner là người có trách nhiệm cao nhất về sản phẩm và là người dẫn dắt Nhà Phát triển. Vì vậy một Product Owner tài năng là người có tầm nhìn rộng và nhanh nhạy với thay đổi. Ví dụ như việc Product Owner cần hiểu được khách hàng đang thực sự muốn gì, thu hút bởi điều gì hay Nhóm Phát triển có khả năng làm được đến đâu.
Nguyên tắc phát triển sản phẩm theo Agile
Tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt (gọi tắt là tuyên ngôn Agile)
Chúng tôi đã phát hiện ra cách phát triển phần mềm tốt hơn bằng cách thực hiện nó và giúp đỡ người khác thực hiện. Qua công việc này, chúng tôi đã đi đến việc đánh giá cao:
Bên cạnh đó, các nhà phát triển còn nhấn mạnh mười hai nguyên lý phía sau Tuyên ngôn Agile để giúp các nhà phát triển có được gợi ý trong thực hành và vận dụng các phương pháp Agile trong thực tiễn. Các nguyên lý được liệt kê sau đây:
Lộ trình sự nghiệp của Product Owner (Product Owner Career Path)
Theo Robert Galen, để trở thành một Product Owner tốt cần hội tụ kiến thức và kĩ năng trong 4 vùng sau:
– Product Management;
– Project Management;
– Leadership;
– Business Analysis
Nhìn vào đây, có thể thấy trở thành một Product Owner là một nghề nghiệp cực kì tốt bởi cần hội tụ rất nhiều các kỹ năng cốt lõi của những công việc tiềm năng khác.
Trở thành một Product Owner ngày càng được đánh giá cao và là mục tiêu của nhiều người bởi sự tiềm năng của vị trí này. Khi đã là một Product Owner, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được những vị trí dưới đây trên con đường sự nghiệp của một dân công nghệ:
Business Analyst (BA)
Một Product Owner có năng lực phù hợp để trở thành một Business Analyst bởi đặc tính công việc: Xử lý các yêu cầu từ phía kinh doanh, khách hàng. Kiến thức này hoàn toàn rất có ích trong việc xử lý các vấn đề kinh doanh, vì vậy trở thành một Business Analyst sẽ là con đường tuyệt vời cho bạn sau khi là một Product Owner.
Project Manager
Project Manager là một bước tiến tuyệt vời từ 1 Product Owner. Khi trở thành PM, bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch và quản lý dự án. Nếu bạn đang là một Business Analyst có năng lực và kinh nghiệm thì đây là cơ hội tiềm năng để trở thành Project Manager. Hiện nay, xu hướng Agile/Scrum đang ngày càng trở nên phổ biến, các công ty sẽ ưu tiên hơn những ứng viên đã có chứng chỉ về Scrum như PSM, CSM, CSPO.
Product Manager
Một hướng đi khác bạn có thể chọn là trở thành Product Manager, nơi bạn sẽ tập trung vào các yêu cầu rõ ràng cho một sản phẩm dựa trên các yêu cầu chiến lược và sự phù hợp với thị trường sản phẩm. Con đường dẫn đến vị trí này có thể kéo dài vì nó đòi hỏi bạn phải là một nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) trước tiên và cũng có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Nhưng một khi đã theo đuổi, đây sẽ là một trong những con đường sự nghiệp rất tốt cho bạn.
Chief Executive Officer (CEO)
Senior Product Owners có xác suất lớn trở thành Giám đốc điều hành của một công ty (CEO). Điều này đòi hỏi ở ứng viên có nhiều kinh nghiệm, sự kiên trì và thời gian. Kinh nghiệm thu được từ việc trở thành Product Owner là một tài sản quý giá và là nền tảng khi bạn trở thành 1 CEO. Bởi trở thành Product Owner là khi bạn đã học được cách làm sao để phát triển một sản phẩm thành công, làm sao để điều phối nhóm và quản lý nhân lực, cách quản lý và tối ưu ROI, cách thu hút khách hàng,… Tất cả những phẩm chất này là những gì đang được tìm kiếm ở một Giám đốc điều hành (CEO) – người có kiến thức và tầm nhìn cao nhất để quản lý toàn bộ công ty và để đưa nó đến con đường thành công lớn.
Vì vậy, trở thành Product Owner luôn là một cơ hội phát triển nghề nghiệp tuyệt vời trong tương lai. Hãy chuẩn bị hành trang bằng cách bắt đầu tìm hiểu và học hỏi về Agile/Scrum bạn nhé!
Rất nhiều công ty hàng đầu thế giới và Việt Nam đã và đang dịch chuyển sang mô hình Agile và thu được các thành tựu nổi bật. Các doanh nghiệp thành công trong việc chuyển đổi Agile như: Viettel, VinGroup, VNPT, MSB, Techcombank, F88, FPT Software,…
Product Owner là gì?
Trong Scrum, Product Owner (PO) một thành viên rất quan trọng trong team, chịu trách nhiệm mọi mặt về sản phẩm như lập kế hoạch, lựa chọn tính năng, giải quyết vấn đề từ phía user. Nhiệm vụ của Product Owner là tối ưu hóa giá trị của sản phẩm thông qua việc tận dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Nhà Phát Triển (Scrum Team). Trong một dự án Agile, Product Owner sẽ là đại diện cho nhóm Scrum để đứng giữa doanh nghiệp, user và khách hàng.
Product Owner đóng vai trò là cầu nối giữa các bên liên quan trong dự án
Phân biệt vai trò của Product Owner và Scrum Master trong dự án Scrum:
- Product Owner: tiếp nhận những yêu cầu từ phía khách hàng, các stakeholder (hay các bên liên quan) để đảm bảo được ROI, tiếp nhận những yêu cầu từ phía User, phát triển các tính năng để chuyển yêu cầu đến các Scrum Team.
- Scrum Master: là người đảm bảo sự vận hành tốt của Nhóm Scrum, hướng đến kết quả sản xuất tốt nhất bằng cách tuân thủ nguyên lý, các kỹ thuật và quy tắc của Scrum. ScrumMaster không phải là người quản lý, cũng không phải là lãnh đạo của Nhóm. Thay vào đó, Scrum Master là người phục vụ Nhóm. Scrum Master làm tất cả những gì trong thẩm quyền phục vụ Product Owner, Nhóm Phát triển, và Tổ chức đi đến thành công.
- Product Owner không có quyền hạn để yêu cầu Nhà Phát triển làm thế nào để hoàn thành Sprint.
- Product Owner là người có quyền và chịu trách nhiệm khi quyết định hủy Sprint (dừng Sprint bất thường).
- Tìm hiểu, phân tích và đưa ra các tính năng mong muốn trong Product Backlog: Product Owner cần cần phải thấu hiểu sản phẩm, khách hàng để đưa ra các yêu cầu trong Product Backlog – đây là danh sách các hạng mục mà Nhà Phát triển dựa vào để làm việc và chuyển thành các tính năng của sản phẩm thật. Danh sách này sẽ được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp.
- Đánh giá các hạng mục trong Product Backlog để điều chỉnh tiến độ dự án phù hợp: Product Owner sẽ là người đánh giá và sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog, từ đó để Nhà Phát triển sẽ dựa vào để triển khai. Do đặc điểm của Agile như tính lặp và tính tăng trưởng, vì vậy sẽ đòi hỏi Product Owner cần sắp xếp đúng các hạng mục công việc để sản phẩm đạt được tiến độ và hiệu quả nhất
- Tối ưu hóa lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI): Trong khi khả năng sản xuất của Nhà Phát triển thường có giới hạn nhất định, Product Owner cần tối ưu nhất khả năng này và nói “không” để loại bỏ những hạng mục không cần thiết. Việc chỉ tập trung vào những mục đích chính và công việc thực sự cũng chính là đặc trưng của Agile luôn được đề cao để tối ưu hóa công việc.
- Đảm bảo tính minh bạch của Product Backlog: Product Backlog là một tạo tác (artifact) quan trọng đòi hỏi Product Owner cần giữ cho nó luôn được minh bạch và rõ ràng với tất cả mọi người.
- Đưa đầy đủ thông tin đến Nhóm Phát triển: Điều này giúp nhóm hiểu rõ các hạng mục của Product Backlog mà họ triển khai.
- Theo dõi tiến độ của sản phẩm: Sự thật là kể cả khi sản phẩm đã Release thì Product Owner vẫn cần theo dõi các chỉ số và phản ứng của User để thay đổi và thích ứng khi cần thiết.Bởi Product Owner là người chịu trách nhiệm toàn bộ về sản phẩm, do đó Product Owner có thể sử dụng các công cụ như Biểu đồ Burndown, hay các công cụ khác để thực hiện nhiệm vụ này.
Những lưu ý về Product Owner
Là người đưa ra quyết định cuối cùng
Trong các dự án, Product Owner sẽ nhận thông tin từ các bên như User, khách hàng, Product Owner, Scrum Team,… từ đó nắm rõ các vấn đề và so sánh để đưa ra quyết định. Trong đó, chỉ có Product Owner là người có quyền hạn đưa ra quyết định cuối cùng về sản phẩm. Mỗi quyết định của Product Owner đều rất quan trọng và là kim chỉ nam cho sản phẩm, điều này đòi hỏi Product Owner phải có các kỹ năng tốt của một người quản lý để có thể dẫn dắt team đi đến kết quả cuối cùng.
Một dự án sẽ chỉ có 1 Product Owner
Product Owner là một người duy nhất, không phải là một nhóm người. Điều này không có nghĩa là một mình Product Owner làm hết mọi việc, mà có thể nhận sự hỗ trợ từ những người khác. Do Product Owner là người nắm giữ các đầu việc chính, vì vậy chỉ nên có một Product Owner trong mỗi dự án để công việc được linh hoạt và minh bạch.
Product Owner là người dẫn dắt team đi đến kết quả cuối cùng
Cần có tầm nhìn rộng và nhạy bén
Product Owner là người có trách nhiệm cao nhất về sản phẩm và là người dẫn dắt Nhà Phát triển. Vì vậy một Product Owner tài năng là người có tầm nhìn rộng và nhanh nhạy với thay đổi. Ví dụ như việc Product Owner cần hiểu được khách hàng đang thực sự muốn gì, thu hút bởi điều gì hay Nhóm Phát triển có khả năng làm được đến đâu.
Nguyên tắc phát triển sản phẩm theo Agile
Tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt (gọi tắt là tuyên ngôn Agile)
Chúng tôi đã phát hiện ra cách phát triển phần mềm tốt hơn bằng cách thực hiện nó và giúp đỡ người khác thực hiện. Qua công việc này, chúng tôi đã đi đến việc đánh giá cao:
- Individuals and interactions over processes and tools: Cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ
- Working software over comprehensive documentation: Phần mềm chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ
- Customer collaboration over contract negotiation: Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng
- Responding to change over following a plan: Phản hồi với sự thay đổi hơn là bám theo kế hoạch
- Mặc dù các điều bên phải vẫn còn giá trị, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn các mục ở bên trái.
Bên cạnh đó, các nhà phát triển còn nhấn mạnh mười hai nguyên lý phía sau Tuyên ngôn Agile để giúp các nhà phát triển có được gợi ý trong thực hành và vận dụng các phương pháp Agile trong thực tiễn. Các nguyên lý được liệt kê sau đây:
- Ưu tiên cao nhất của chúng tôi là thỏa mãn khách hàng thông qua việc chuyển giao sớm và liên tục các phần mềm có giá trị.
- Chào đón việc thay đổi yêu cầu, thậm chí rất muộn trong quá trình phát triển. Các quy trình linh hoạt tận dụng sự thay đổi trong các lợi thế cạnh tranh của khách hàng.
- Thường xuyên chuyển giao phần mềm chạy tốt tới khách hàng, từ vài tuần đến vài tháng, ưu tiên cho các khoảng thời gian ngắn hơn.
- Nhà kinh doanh và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau hàng ngày trong suốt dự án.
- Xây dựng các dự án xung quanh những cá nhân có động lực. Cung cấp cho họ môi trường và sự hỗ trợ cần thiết, và tin tưởng họ để hoàn thành công việc.
- Phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin tới nhóm phát triển trong nội bộ nhóm phát triển là hội thoại trực tiếp.
- Phần mềm chạy tốt là thước đo chính của tiến độ.
- Các quy trình linh hoạt thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, nhà phát triển và người dùng có thể duy trì một nhịp độ liên tục không giới hạn.
- Liên tục quan tâm đến các kỹ thuật và thiết kế tốt để gia tăng sự linh hoạt.
- Sự đơn giản – nghệ thuật tối đa hóa lượng công việc chưa xong – là căn bản.
- Các kiến trúc tốt nhất, yêu cầu tốt nhất và thiết kế tốt nhất sẽ được làm ra bởi các nhóm tự tổ chức.
- Nhóm phát triển sẽ thường xuyên suy nghĩ về việc làm sao để trở nên hiệu quả hơn, sau đó họ sẽ điều chỉnh và thay đổi các hành vi của mình cho phù hợp.
Lộ trình sự nghiệp của Product Owner (Product Owner Career Path)
Theo Robert Galen, để trở thành một Product Owner tốt cần hội tụ kiến thức và kĩ năng trong 4 vùng sau:
– Product Management;
– Project Management;
– Leadership;
– Business Analysis
Nhìn vào đây, có thể thấy trở thành một Product Owner là một nghề nghiệp cực kì tốt bởi cần hội tụ rất nhiều các kỹ năng cốt lõi của những công việc tiềm năng khác.
Trở thành một Product Owner ngày càng được đánh giá cao và là mục tiêu của nhiều người bởi sự tiềm năng của vị trí này. Khi đã là một Product Owner, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được những vị trí dưới đây trên con đường sự nghiệp của một dân công nghệ:
Business Analyst (BA)
Một Product Owner có năng lực phù hợp để trở thành một Business Analyst bởi đặc tính công việc: Xử lý các yêu cầu từ phía kinh doanh, khách hàng. Kiến thức này hoàn toàn rất có ích trong việc xử lý các vấn đề kinh doanh, vì vậy trở thành một Business Analyst sẽ là con đường tuyệt vời cho bạn sau khi là một Product Owner.
Project Manager
Project Manager là một bước tiến tuyệt vời từ 1 Product Owner. Khi trở thành PM, bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch và quản lý dự án. Nếu bạn đang là một Business Analyst có năng lực và kinh nghiệm thì đây là cơ hội tiềm năng để trở thành Project Manager. Hiện nay, xu hướng Agile/Scrum đang ngày càng trở nên phổ biến, các công ty sẽ ưu tiên hơn những ứng viên đã có chứng chỉ về Scrum như PSM, CSM, CSPO.
Product Manager
Một hướng đi khác bạn có thể chọn là trở thành Product Manager, nơi bạn sẽ tập trung vào các yêu cầu rõ ràng cho một sản phẩm dựa trên các yêu cầu chiến lược và sự phù hợp với thị trường sản phẩm. Con đường dẫn đến vị trí này có thể kéo dài vì nó đòi hỏi bạn phải là một nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) trước tiên và cũng có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Nhưng một khi đã theo đuổi, đây sẽ là một trong những con đường sự nghiệp rất tốt cho bạn.
Chief Executive Officer (CEO)
Senior Product Owners có xác suất lớn trở thành Giám đốc điều hành của một công ty (CEO). Điều này đòi hỏi ở ứng viên có nhiều kinh nghiệm, sự kiên trì và thời gian. Kinh nghiệm thu được từ việc trở thành Product Owner là một tài sản quý giá và là nền tảng khi bạn trở thành 1 CEO. Bởi trở thành Product Owner là khi bạn đã học được cách làm sao để phát triển một sản phẩm thành công, làm sao để điều phối nhóm và quản lý nhân lực, cách quản lý và tối ưu ROI, cách thu hút khách hàng,… Tất cả những phẩm chất này là những gì đang được tìm kiếm ở một Giám đốc điều hành (CEO) – người có kiến thức và tầm nhìn cao nhất để quản lý toàn bộ công ty và để đưa nó đến con đường thành công lớn.
Vì vậy, trở thành Product Owner luôn là một cơ hội phát triển nghề nghiệp tuyệt vời trong tương lai. Hãy chuẩn bị hành trang bằng cách bắt đầu tìm hiểu và học hỏi về Agile/Scrum bạn nhé!
Rất nhiều công ty hàng đầu thế giới và Việt Nam đã và đang dịch chuyển sang mô hình Agile và thu được các thành tựu nổi bật. Các doanh nghiệp thành công trong việc chuyển đổi Agile như: Viettel, VinGroup, VNPT, MSB, Techcombank, F88, FPT Software,…