TRUONGTRINH
Well-known member
Giới truyền thông Mỹ ngày 20/9 đưa tin hãng chip Qualcomm vài ngày qua đã tiếp cận Intel và đưa ra đề nghị mua lại đối thủ.
CNBC trích nguồn tin thân cận cho biết hiện chưa rõ liệu Intel đã bắt đầu đàm phán với Qualcomm hay chưa, và các điều khoản cụ thể là gì. Wall Street Journal cũng tiết lộ thỏa thuận này chưa có gì chắc chắn.
Kể cả nếu Intel muốn đàm phán, thương vụ cũng sẽ khiến giới chức chống độc quyền chú ý. Để hoàn tất M&A, Qualcomm có thể phải bán bớt tài sản hoặc mảng kinh doanh của Intel cho doanh nghiệp khác. Dù vậy, giới quan sát cho rằng giới chức Mỹ cũng có thể nhìn nhận thương vụ này là cơ hội để củng cố lợi thế cạnh tranh của Mỹ trong ngành chip toàn cầu.
Cổ phiếu Intel tăng vọt sau thông tin trên. Chốt phiên giao dịch 20/9, mã này tăng 3%. Ngược lại, cổ phiếu Qualcomm giảm 3%.
Intel từng là hãng chip lớn nhất Mỹ. Ảnh: Reuters
Nếu thành công, đây sẽ là một trong những vụ sáp nhập lớn nhất ngành công nghệ đến nay. Intel hiện có vốn hóa 90 tỷ USD. Từng là hãng chip lớn nhất thế giới, Intel vài năm qua trượt dốc, dần bị các đối thủ như Nvidia, Qualcomm, Broadcom, Texas Instrument và AMD vượt qua. Họ cũng bỏ lỡ làn sóng AI đang được quan tâm trên toàn cầu.
Tháng trước, cổ phiếu Intel có phiên giảm mạnh nhất hơn 50 năm, sau khi công bố báo cáo tài chính gây thất vọng. Mã này đã giảm 53% năm nay, do nhà đầu tư ngờ vực các kế hoạch sản xuất và thiết kế chip đắt đỏ của hãng. Đầu tuần này, CEO Intel Patrick Gelsinger thông báo ý định đầu tư mạnh tay vào mảng gia công chip, có thể tiêu tốn 100 tỷ USD trong 5 năm tới.
Qualcomm và Intel hiện cạnh tranh trong một số mảng, gồm chip cho PC và laptop. Tuy nhiên, không như Intel, Qualcomm không tự sản xuất chip, mà gia công tại các doanh nghiệp như TSMC và Samsung.
Doanh thu của Qualcomm hiện thấp hơn Intel. Trong tài khóa 2023, công ty này thu về 35,8 tỷ USD. Số liệu này của Intel là 54,2 tỷ USD.
Thương vụ giữa Qualcomm và Intel sẽ phức tạp vì yếu tố chống độc quyền và an ninh quốc gia. Cả hai đều có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và từng ghi nhận nhiều thương vụ bị giới chức chống độc quyền Trung Quốc chặn lại. Intel từng thất bại trong việc mua lại Tower Semiconductor, trong khi Qualcomm phải từ bỏ thương vụ với NXP Semiconductor.
Hà Thu (theo Reuters, CNBC)
CNBC trích nguồn tin thân cận cho biết hiện chưa rõ liệu Intel đã bắt đầu đàm phán với Qualcomm hay chưa, và các điều khoản cụ thể là gì. Wall Street Journal cũng tiết lộ thỏa thuận này chưa có gì chắc chắn.
Kể cả nếu Intel muốn đàm phán, thương vụ cũng sẽ khiến giới chức chống độc quyền chú ý. Để hoàn tất M&A, Qualcomm có thể phải bán bớt tài sản hoặc mảng kinh doanh của Intel cho doanh nghiệp khác. Dù vậy, giới quan sát cho rằng giới chức Mỹ cũng có thể nhìn nhận thương vụ này là cơ hội để củng cố lợi thế cạnh tranh của Mỹ trong ngành chip toàn cầu.
Cổ phiếu Intel tăng vọt sau thông tin trên. Chốt phiên giao dịch 20/9, mã này tăng 3%. Ngược lại, cổ phiếu Qualcomm giảm 3%.
Intel từng là hãng chip lớn nhất Mỹ. Ảnh: Reuters
Nếu thành công, đây sẽ là một trong những vụ sáp nhập lớn nhất ngành công nghệ đến nay. Intel hiện có vốn hóa 90 tỷ USD. Từng là hãng chip lớn nhất thế giới, Intel vài năm qua trượt dốc, dần bị các đối thủ như Nvidia, Qualcomm, Broadcom, Texas Instrument và AMD vượt qua. Họ cũng bỏ lỡ làn sóng AI đang được quan tâm trên toàn cầu.
Tháng trước, cổ phiếu Intel có phiên giảm mạnh nhất hơn 50 năm, sau khi công bố báo cáo tài chính gây thất vọng. Mã này đã giảm 53% năm nay, do nhà đầu tư ngờ vực các kế hoạch sản xuất và thiết kế chip đắt đỏ của hãng. Đầu tuần này, CEO Intel Patrick Gelsinger thông báo ý định đầu tư mạnh tay vào mảng gia công chip, có thể tiêu tốn 100 tỷ USD trong 5 năm tới.
Qualcomm và Intel hiện cạnh tranh trong một số mảng, gồm chip cho PC và laptop. Tuy nhiên, không như Intel, Qualcomm không tự sản xuất chip, mà gia công tại các doanh nghiệp như TSMC và Samsung.
Doanh thu của Qualcomm hiện thấp hơn Intel. Trong tài khóa 2023, công ty này thu về 35,8 tỷ USD. Số liệu này của Intel là 54,2 tỷ USD.
Thương vụ giữa Qualcomm và Intel sẽ phức tạp vì yếu tố chống độc quyền và an ninh quốc gia. Cả hai đều có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và từng ghi nhận nhiều thương vụ bị giới chức chống độc quyền Trung Quốc chặn lại. Intel từng thất bại trong việc mua lại Tower Semiconductor, trong khi Qualcomm phải từ bỏ thương vụ với NXP Semiconductor.
Hà Thu (theo Reuters, CNBC)