Võ Xuân Trường
Well-known member
Quán bánh rán gia truyền ở Hà Nội bán hàng nghìn chiếc một ngày
Quán bánh rán gia truyền tại phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) của anh Nguyễn Quốc Khánh (29 tuổi) ngày cao điểm bán từ 5.000 đến 7.000 chiếc.
Bánh rán đường được nhiều thực khách yêu thích vào mùa hè. Ảnh: Nhật Minh
7h sáng mỗi ngày, anh Khánh vừa quán xuyến nhân viên, vừa bưng những mẻ bánh rán nóng hổi ra quầy để chuẩn bị bán hàng. Dù mới mở bán 3 năm, quán anh Khánh đã là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích món ăn này.
Theo chủ quán, nghề làm bánh rán có từ đời ông nội, nhưng bố mẹ anh lại không làm món ăn này. Dù vậy, anh Khánh đã học lại nghề theo công thức gia truyền để phát triển quán.
“Mình muốn nối nghiệp và muốn thử sức nên quyết định học nghề làm bánh rán” - anh Khánh chia sẻ về lý do mở quán.
Trong quá trình làm, anh Khánh cố gắng để vừa giữ được hương vị truyền thống của gia đình, vừa phù hợp với khẩu vị đa số thực khách.
Mỗi ngày chủ quán làm hơn 100kg gạo, 30-40kg đỗ. Đầu tiên, gạo sẽ được xay thành bột, ép khô và nhào lên. Sau đó, người thợ nặn bột đều tay thành từng bánh rán vừa ăn, bên trong là nhân đỗ xanh nhà làm.
Từng chiếc bánh tròn trịa ôm lấy nhân đỗ xanh được thả vào chảo dầu để ngâm, đến khi bánh nổi mới vớt sang chảo rán. Ở công đoạn này, bánh được rán qua hai chảo, căn nhiệt độ. Theo anh Khánh, đây cũng là công đoạn cần sự tỉ mỉ, kỳ công nhất.
Ban đầu, người thợ cần rán bánh với nhiệt độ vừa đủ, không quá cao. “Nếu mới cho bánh vào đã để lửa to, bánh sẽ có hiện tượng khô và nổ bánh, do bên trong chưa nở hết”, anh Khánh giải thích.
Thợ làm bánh cần canh chừng thời gian, nhiệt độ để bánh nở đến giai đoạn nhất định mới tăng dần lửa lên. Mỗi mẻ bánh được làm trong khoảng 30 đến 35 phút.
Sau khi nặn, bánh được để trong chảo ngâm tới khi nổi thì vớt sang chảo rán. Ảnh: Nhật Minh
Người thợ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để rán những chiếc bánh đạt chuẩn. Ảnh: Nhật Minh
Cuối cùng, người làm sẽ cho đường và mật vào hai chảo riêng làm nóng. Đến khi có hỗn hợp hơi sánh, cô đặc lại thì thả bánh đã rán vào và đảo đến khi vỏ bánh được phủ đều mật, đường.
Anh Khánh cho biết sử dụng mật mía và đường kính trắng để làm vỏ ngoài của bánh.
Bánh rán được đảo đều trong chảo để lớp mật phủ kín bên ngoài vỏ. Ảnh: Nhật Minh
Khác với nhiều nơi, anh Khánh sử dụng nhân đỗ xanh vị hơi mặn thay vì ngọt. “Vỏ bên ngoài bánh đã ngọt rồi nên mình muốn làm nhân bên trong mặn để trung hòa vị giác, ăn không bị ngấy” - anh Khánh lý giải.
Theo chủ quán, bánh rán đường được thực khách yêu thích vào mùa hè, còn bánh rán mật thường đắt hàng vào mùa đông.
Bạn Linh Trang (20 tuổi, Thanh Hóa) được bạn bè giới thiệu tới đây và đánh giá cao món bánh rán mật tại quán: “Bánh rán mật bên ngoài giòn, vỏ mỏng, bên trong là nhân mặn, rất dễ ăn.”
Bánh rán mật và bánh rán đường tại đây đồng giá 6.000 đồng một chiếc. Quán mở cửa từ 7h đến 17h hàng ngày. Thời điểm đông khách nhất là vào khoảng từ 15h - 17h chiều.
Quán bánh rán nhỏ với quầy hàng trước cửa là chốn quen của nhiều thực khách. Ảnh: Nhật Minh
Quán bánh rán gia truyền tại phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) của anh Nguyễn Quốc Khánh (29 tuổi) ngày cao điểm bán từ 5.000 đến 7.000 chiếc.
7h sáng mỗi ngày, anh Khánh vừa quán xuyến nhân viên, vừa bưng những mẻ bánh rán nóng hổi ra quầy để chuẩn bị bán hàng. Dù mới mở bán 3 năm, quán anh Khánh đã là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích món ăn này.
Theo chủ quán, nghề làm bánh rán có từ đời ông nội, nhưng bố mẹ anh lại không làm món ăn này. Dù vậy, anh Khánh đã học lại nghề theo công thức gia truyền để phát triển quán.
“Mình muốn nối nghiệp và muốn thử sức nên quyết định học nghề làm bánh rán” - anh Khánh chia sẻ về lý do mở quán.
Trong quá trình làm, anh Khánh cố gắng để vừa giữ được hương vị truyền thống của gia đình, vừa phù hợp với khẩu vị đa số thực khách.
Mỗi ngày chủ quán làm hơn 100kg gạo, 30-40kg đỗ. Đầu tiên, gạo sẽ được xay thành bột, ép khô và nhào lên. Sau đó, người thợ nặn bột đều tay thành từng bánh rán vừa ăn, bên trong là nhân đỗ xanh nhà làm.
Từng chiếc bánh tròn trịa ôm lấy nhân đỗ xanh được thả vào chảo dầu để ngâm, đến khi bánh nổi mới vớt sang chảo rán. Ở công đoạn này, bánh được rán qua hai chảo, căn nhiệt độ. Theo anh Khánh, đây cũng là công đoạn cần sự tỉ mỉ, kỳ công nhất.
Ban đầu, người thợ cần rán bánh với nhiệt độ vừa đủ, không quá cao. “Nếu mới cho bánh vào đã để lửa to, bánh sẽ có hiện tượng khô và nổ bánh, do bên trong chưa nở hết”, anh Khánh giải thích.
Thợ làm bánh cần canh chừng thời gian, nhiệt độ để bánh nở đến giai đoạn nhất định mới tăng dần lửa lên. Mỗi mẻ bánh được làm trong khoảng 30 đến 35 phút.
Cuối cùng, người làm sẽ cho đường và mật vào hai chảo riêng làm nóng. Đến khi có hỗn hợp hơi sánh, cô đặc lại thì thả bánh đã rán vào và đảo đến khi vỏ bánh được phủ đều mật, đường.
Anh Khánh cho biết sử dụng mật mía và đường kính trắng để làm vỏ ngoài của bánh.
Khác với nhiều nơi, anh Khánh sử dụng nhân đỗ xanh vị hơi mặn thay vì ngọt. “Vỏ bên ngoài bánh đã ngọt rồi nên mình muốn làm nhân bên trong mặn để trung hòa vị giác, ăn không bị ngấy” - anh Khánh lý giải.
Theo chủ quán, bánh rán đường được thực khách yêu thích vào mùa hè, còn bánh rán mật thường đắt hàng vào mùa đông.
Bạn Linh Trang (20 tuổi, Thanh Hóa) được bạn bè giới thiệu tới đây và đánh giá cao món bánh rán mật tại quán: “Bánh rán mật bên ngoài giòn, vỏ mỏng, bên trong là nhân mặn, rất dễ ăn.”
Bánh rán mật và bánh rán đường tại đây đồng giá 6.000 đồng một chiếc. Quán mở cửa từ 7h đến 17h hàng ngày. Thời điểm đông khách nhất là vào khoảng từ 15h - 17h chiều.