Võ Xuân Trường
Well-known member
Quán bar ẩn mình trong hẻm, không biển hiệu phô trương vẫn đắt khách
Cuối tuần, chị Hồ Long cùng bạn vào con ngõ nhỏ trên phố Tây Sơn (Hà Nội). Đứng trước cửa một quán bar trông bình thường như bao ngôi nhà khác, những vị khách ấn chuông và chờ đợi.
Đó là một điểm hẹn riêng tư theo phong cách speakeasy bar - một xu hướng mới thịnh hành những năm gần đây tại Việt Nam.
Hidden bar (hay còn gọi là speakeasy bar) là khái niệm chỉ dạng quá bar bí mật, không mở cửa rầm rộ, bật nhạc xập xình, thậm chí không có biển hiệu. Khách hàng thường biết tới quán bar qua giới thiệu của bạn bè, người thân, đối tác và cần người quen dẫn theo hoặc đọc đúng mật khẩu mới có thể vào quán.
Hồ Long, nữ du khách lần đầu ghé quán bar Bellanco Hanoi ở số 47 trong ngách 15 ngõ 167 trên đường Tây Sơn (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết trải nghiệm rất thú vị, khác hẳn những quán bar ồn ào chị từng đến.
“Quán mang phong cách rất độc đáo, không ồn ào mà yên tĩnh, thích hợp để chuyện trò, tâm sự. Không phải bạn dẫn đến, tôi sẽ không biết đến địa chỉ như vậy”, chị nói.
Thực tế, tại Việt Nam, mô hình hidden bar còn khá lạ lẫm với nhiều người, bởi khác hoàn toàn với các loại hình bar, pub quen thuộc. Các quán có thể không có hoặc biển hiệu rất nhỏ, ít phô trương, chủ yếu marketing truyền miệng. Đặc điểm chung là quán không muốn đông khách, để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm.
Mô hình hidden bar xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920, khi chính phủ nước này cám bán đồ uống có cồn, khiến các quán bar phải hoạt động bí mật. Sau này, dù rượu không còn bị cấm ở Mỹ, mô hình này vẫn được nhiều người ưa chuộng và lan rộng ra nhiều nước ở Âu Mỹ và cả châu Á.
Quán bar phong cách Mexico ẩn mình trong ngõ nhỏ hút khách tại Hà Thành. Ảnh: Đức Anh
Đức Anh, chủ quán bar mới thành lập giữa tháng 8.2023, cho biết quán của anh không tập trung vào quảng cáo mà chú trọng đầu tư nội thất, không gian, đồ uống và trải nghiệm của du khách.
Chàng trai gen Z là một trong những người trẻ mạnh dạn kinh doanh mô hình hidden bar tại Hà Nội. Nhìn từ bên ngoài, quán bar của Đức Anh không trang trí biển hiệu cầu kỳ, cũng không mở cửa hay có người túc trực đón khách tại cửa. Thay vào đó, khách hàng phải gọi đặt chỗ trước, khi đến bấm chuông và chờ nhân viên xuống đón.
Thực tế, cách thức vận hành như vậy phù hợp với định hướng phát triển chú trọng trải nghiệm của một nhóm khách hàng thích phong cách quán bar có đủ không gian riêng tư để trò chuyện, thư giãn cùng bạn bè.
Không gian bên trong quán được thiết kế theo hình mái vòm để du khách có cảm giác như bước vào hầm rượu Mexico.
Quán bar có đủ không gian riêng tư cho khách hàng thư giãn, trò chuyện. Ảnh: Chí Long
Ngoài phong cách phục vụ, những quán theo mô hình speakeasy bar thường ghi điểm nhờ kiến trúc. Ví dụ quán của Đức Anh lấy cảm hứng kiến trúc từ hầm rượu Mexico, với thiết kế mái vòm độc đáo, mặt tường lát gạch đỏ và những ngọn đèn vàng mờ tối. Toàn bộ bàn ghế cũng mang màu sắc, phong cách tối giản, kết hợp với âm nhạc nhẹ nhàng, du dương.
Điều đặc biệt là một số quán bar có thể không có thực đơn cố định mà pha chế theo yêu cầu của thực khách. Đội ngũ bartender của những quán bar theo phong cách “ẩn dật” này sẽ rất tinh tế, có thể tạo ra các thức uống riêng tùy theo tâm trạng, mong muốn của thực khách. Đồng thời, các bartender hiểu biết khá rộng, có thể là một người bạn để trò chuyện, tán gẫu nếu khách cần.
Bartender pha chế những loại đồ uống riêng, trò chuyện cùng khách nếu muốn. Ảnh: Đức Anh
Những quán speakeasy bar, pub thường mở cửa từ 19h30 đến 3h sáng hôm sau, phù hợp cho các “cú đêm” muốn tìm nơi hẹn hò lãng mạn. Đông khách nhất vào cuối tuần và từ khoảng 21h đến 22h trở đi.
Quán bar có phục vụ đồ uống không cồn, cocktail nhẹ. Ảnh: Chí Long
Theo Đức Anh, lượng khách đến quán khá đông và đều đặn các ngày trong tuần, đặc biệt vào cuối tuần.
“Thị trường ngách này giàu tiềm năng để phát triển”, anh nói và nhận định mô hình speakeasy pub đang mở rộng tại Hà Nội với hàng chục địa điểm mới trong vài năm trở lại đây.
Cuối tuần, chị Hồ Long cùng bạn vào con ngõ nhỏ trên phố Tây Sơn (Hà Nội). Đứng trước cửa một quán bar trông bình thường như bao ngôi nhà khác, những vị khách ấn chuông và chờ đợi.
Đó là một điểm hẹn riêng tư theo phong cách speakeasy bar - một xu hướng mới thịnh hành những năm gần đây tại Việt Nam.
Hidden bar (hay còn gọi là speakeasy bar) là khái niệm chỉ dạng quá bar bí mật, không mở cửa rầm rộ, bật nhạc xập xình, thậm chí không có biển hiệu. Khách hàng thường biết tới quán bar qua giới thiệu của bạn bè, người thân, đối tác và cần người quen dẫn theo hoặc đọc đúng mật khẩu mới có thể vào quán.
Hồ Long, nữ du khách lần đầu ghé quán bar Bellanco Hanoi ở số 47 trong ngách 15 ngõ 167 trên đường Tây Sơn (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết trải nghiệm rất thú vị, khác hẳn những quán bar ồn ào chị từng đến.
“Quán mang phong cách rất độc đáo, không ồn ào mà yên tĩnh, thích hợp để chuyện trò, tâm sự. Không phải bạn dẫn đến, tôi sẽ không biết đến địa chỉ như vậy”, chị nói.
Thực tế, tại Việt Nam, mô hình hidden bar còn khá lạ lẫm với nhiều người, bởi khác hoàn toàn với các loại hình bar, pub quen thuộc. Các quán có thể không có hoặc biển hiệu rất nhỏ, ít phô trương, chủ yếu marketing truyền miệng. Đặc điểm chung là quán không muốn đông khách, để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm.
Mô hình hidden bar xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920, khi chính phủ nước này cám bán đồ uống có cồn, khiến các quán bar phải hoạt động bí mật. Sau này, dù rượu không còn bị cấm ở Mỹ, mô hình này vẫn được nhiều người ưa chuộng và lan rộng ra nhiều nước ở Âu Mỹ và cả châu Á.
Đức Anh, chủ quán bar mới thành lập giữa tháng 8.2023, cho biết quán của anh không tập trung vào quảng cáo mà chú trọng đầu tư nội thất, không gian, đồ uống và trải nghiệm của du khách.
Chàng trai gen Z là một trong những người trẻ mạnh dạn kinh doanh mô hình hidden bar tại Hà Nội. Nhìn từ bên ngoài, quán bar của Đức Anh không trang trí biển hiệu cầu kỳ, cũng không mở cửa hay có người túc trực đón khách tại cửa. Thay vào đó, khách hàng phải gọi đặt chỗ trước, khi đến bấm chuông và chờ nhân viên xuống đón.
Thực tế, cách thức vận hành như vậy phù hợp với định hướng phát triển chú trọng trải nghiệm của một nhóm khách hàng thích phong cách quán bar có đủ không gian riêng tư để trò chuyện, thư giãn cùng bạn bè.
Ngoài phong cách phục vụ, những quán theo mô hình speakeasy bar thường ghi điểm nhờ kiến trúc. Ví dụ quán của Đức Anh lấy cảm hứng kiến trúc từ hầm rượu Mexico, với thiết kế mái vòm độc đáo, mặt tường lát gạch đỏ và những ngọn đèn vàng mờ tối. Toàn bộ bàn ghế cũng mang màu sắc, phong cách tối giản, kết hợp với âm nhạc nhẹ nhàng, du dương.
Điều đặc biệt là một số quán bar có thể không có thực đơn cố định mà pha chế theo yêu cầu của thực khách. Đội ngũ bartender của những quán bar theo phong cách “ẩn dật” này sẽ rất tinh tế, có thể tạo ra các thức uống riêng tùy theo tâm trạng, mong muốn của thực khách. Đồng thời, các bartender hiểu biết khá rộng, có thể là một người bạn để trò chuyện, tán gẫu nếu khách cần.
Những quán speakeasy bar, pub thường mở cửa từ 19h30 đến 3h sáng hôm sau, phù hợp cho các “cú đêm” muốn tìm nơi hẹn hò lãng mạn. Đông khách nhất vào cuối tuần và từ khoảng 21h đến 22h trở đi.
Theo Đức Anh, lượng khách đến quán khá đông và đều đặn các ngày trong tuần, đặc biệt vào cuối tuần.
“Thị trường ngách này giàu tiềm năng để phát triển”, anh nói và nhận định mô hình speakeasy pub đang mở rộng tại Hà Nội với hàng chục địa điểm mới trong vài năm trở lại đây.