Quán bún chả bán gần 2 tạ bún mỗi ngày nhờ đổi công thức chiều khách

Võ Xuân Trường

Well-known member
Quán bún chả bán gần 2 tạ bún mỗi ngày nhờ đổi công thức chiều khách

Dù nằm sâu trong ngõ tại phố Đình Thôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), quán bún chả của chị Chu Thị Kim Tuyến (39 tuổi) vẫn đông kín khách vào mỗi buổi trưa.
Quán bún chả bán gần 2 tạ bún mỗi ngày nhờ đổi công thức chiều khách


Món bún chả của chị Tuyến được thay đổi để có hương vị riêng, không đâu có được. Ảnh: Nhật Minh

Trước đây, quán bún chả này vốn là của chú ruột chị Tuyến. Nhưng lượng khách không đủ để duy trì quán, người chú quyết định dừng bán. Nhờ niềm đam mê nấu nướng từ nhỏ, chị Tuyến quyết định tiếp quản và thử kinh doanh từ tháng 2.2022.
Thời gian đầu, thấy khách vẫn vắng, chị Tuyết bắt đầu sửa sang không gian, trang trí lại quán. Tiếp đến là điều chỉnh hương vị món ăn.
“Hồi đó, ngày nào tôi cũng ăn bún chả và tham khảo ý kiến thực khách để điều chỉnh nước chấm cho phù hợp” - chị Tuyến nói.
Từ đó, chị điều chỉnh dần dần đến khi phù hợp với khẩu vị đa số thực khách và duy trì đến hiện tại. Số lượng bún bán ra cũng dần tăng theo. “Từ 30 kg, 50 kg mỗi ngày quán tôi tăng dần lên một tạ bún, có những ngày cao điểm, tôi bán hơn 2 tạ bún” - chị Tuyến chia sẻ.
Những vỉ chả miếng, chả viên luôn được nướng nóng hổi ngay trước quán. Ảnh: NVCC
Về phần nước chấm để ăn cùng bún chả, chị Tuyến nhận ra công thức trước đây phổ thông, chưa có điểm nhấn riêng nên chị đã thay đổi. Từ những nguyên liệu chính là nước mắm, giấm, đường, chị điều chỉnh tỉ lệ giữa theo bí quyết để có loại hương vị đặc trưng.
Giải thích về công đoạn pha chế này, chị Tuyến nói: “Ở các quán bún chả, đều chủ yếu sử dụng nguyên liệu là giấm, nước mắm, đường, nhưng chỉ cần gia giảm theo bí quyết, mỗi người lại cho ra một loại nước chấm rất khác biệt”.
Chị cho biết thêm, nước mắm của quán thiên về vị ngọt và mặn, ít chua. Khi khách gọi, quán mới múc từ nồi hâm ra để bát nước chấm luôn nóng hổi.
Nước mắm được chị Tuyến gia giảm theo công thức riêng để có hương vị đặc trưng. Ảnh: Nhật Minh
Nước mắm được chị Tuyến gia giảm theo công thức riêng để có hương vị đặc trưng. Ảnh: Nhật Minh
Tại quán có hai loại chả là chả viên và chả miếng. Với chả viên, chị Tuyến sử dụng 70% thịt nạc và 30% thịt mỡ xay lẫn, tẩm ướp và nướng. Chả viên của quán xay mịn, đảm bảo không khô hay quá nhiều mỡ để khách không cảm thấy ngấy.
Còn đối với chả miếng, quán sử dụng thịt ba chỉ phần vai. Loại thịt này sau khi chế biến và nướng lên sẽ có độ mềm vừa phải, dễ ăn. “Nếu chọn thịt ở bộ phận khác của con lợn, khi nướng lên thịt sẽ khô lại và cứng, khó ăn” - chị Tuyến nói.
Phần rau sống ăn kèm, chị Tuyến chỉ sử dụng ba loại là xà lách, tía tô và kinh giới. Ba loại rau này giữ được độ tươi lâu, khi rửa qua nhiều lần không bị nát. Vậy nên, thực khách có tới quán sau giờ cao điểm vẫn có rau sống tươi ngon để ăn kèm bún chả.
Chị Hồng Hạnh (31 tuổi), thường ghé quán để thay đổi khẩu vị mỗi giờ nghỉ trưa, đánh giá nước mắm có hương vị khác biệt so với những quán bún chả từng ăn.
“Loại nước mắm này vị chua ít, hơi ngọt nhẹ chứ không ngọt gắt, phù hợp khẩu vị của tôi”, chị nói.
Mỗi suất bún chả tại quán dao động từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng. Quán mở cửa từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều, thời gian cao điểm khoảng 12 giờ trưa, khách tới ăn có thể phải xếp hàng.
Vào giờ cao điểm, khách thường ngồi kín không gian quán. Ảnh: Nhật Minh
Vào giờ cao điểm, khách thường ngồi kín bàn. Ảnh: Nhật Minh
 
Bên trên