Thanh Tuấn
Well-known member
Để thưởng thức cốc Americano tại một quán vùng nông thôn đông nam Trung Quốc, thực khách phải đu dây từ vách đá cao 130 m.
Ye Kunkun, 30 tuổi, chi 398 tệ (56 USD) cho ly Americano tại một quán cà phê ở vùng nông thôn tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Theo đánh giá của nhiều người, mức giá này không bình thường. Nhưng đây cũng không phải quán cà phê thông thường mà nằm trên vách đá dựng đứng ven biển.
Để uống cà phê tại quán, Ye phải đu dây từ vách đá cao 130 m, tương đương tòa nhà 43 tầng, xuống một chiếc ghế dài bằng gỗ nằm chênh vênh ở độ cao 70 m. Nhân viên quán đi cùng Ye để hướng dẫn.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:04
/
Thời lượng 0:11
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Thực khách đến uống cà phê tại quán dựng trên vách đá ở Gushi. Video: CNN
Ye nói ban đầu rất sợ khi nhìn thấy vách đá thẳng đứng trước mặt. Nhưng nỗi sợ tan biến khi nhân viên quán dẫn cô đi. Nữ thực khách mất 30 phút để đến chỗ ngồi. Vách đá bên ghế có dòng chữ "Cà phê vách đá Gushi" - tên quán, đặt theo tên ngôi làng gần đó, làng Gushi ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến.
Làng Gushi, nơi có những cụm nhà đá cổ kính xây kiên cố để chắn gió biển từng vô danh trên bản đồ du lịch Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nơi này mọc lên nhiều cửa hàng trà sữa, nhà trọ, khu cắm trại.
Khi Ye yên vị trên ghế gỗ, người đi cùng cô bắt đầu đổ cà phê pha sẵn đựng trong bình giữ nhiệt. Sau đó, người này chụp ảnh cho cô. Ye ngồi trên ghế dài, tay cầm cà phê, chân đung đưa trên vách đá dựng đứng.
Quán khai trương vào 1/10, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tuần lễ vàng, thu hút lượng lớn người quan tâm trên mạng xã hội. Những du khách thích phiêu lưu nhận định đây là trải nghiệm đầy phấn khích.
Ye Kunkun, một thực khách từng đến quán cà phê Gushi. Ảnh: CNN
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 413.578px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Ye Kunkun, một thực khách từng đến quán cà phê Gushi. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, nhiều người cho biết "có cho tiền" cũng không dám ghé quán. "Không đời nào tôi trèo lên vách đá đó, nhưng tôi vẫn tôn trọng sở thích của những người dám đi", một người bình luận trên mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư).
Dù trên mạng có nhiều ý kiến trái chiều, những người thích cảm giác mạnh vẫn đổ xô đến quán. Xue Ke, chủ quán, cho biết đón 50 khách vào các ngày trong tuần. Số lượng tăng gấp đôi vào cuối tuần. Khách muốn đến uống phải đặt trước một ngày.
Với 56 USD, du khách sẽ được cung cấp thiết bị an toàn, đồ uống, bảo hiểm và có hướng dẫn viên dẫn đường. Họ sẽ được người hướng dẫn quay giúp lại các trải nghiệm độc đáo trong hành trình leo vách đá, uống cà phê. Trải nghiệm này kéo dài khoảng 80 phút.
Các du khách dũng cảm đến đây không chỉ uống cà phê. Họ còn tổ chức các sự kiện như tiệc sinh nhật, cầu hôn trên vách đá.
Quán cà phê được chính quyền địa phương hỗ trợ 1,5 triệu tệ (210.000 USD) để xây dựng với kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch địa phương. Quanh quán, người dân trong làng có thể mở thêm các gian hàng ẩm thực để phục vụ du khách.
Ye Kunkun, 30 tuổi, chi 398 tệ (56 USD) cho ly Americano tại một quán cà phê ở vùng nông thôn tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Theo đánh giá của nhiều người, mức giá này không bình thường. Nhưng đây cũng không phải quán cà phê thông thường mà nằm trên vách đá dựng đứng ven biển.
Để uống cà phê tại quán, Ye phải đu dây từ vách đá cao 130 m, tương đương tòa nhà 43 tầng, xuống một chiếc ghế dài bằng gỗ nằm chênh vênh ở độ cao 70 m. Nhân viên quán đi cùng Ye để hướng dẫn.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:04
/
Thời lượng 0:11
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Thực khách đến uống cà phê tại quán dựng trên vách đá ở Gushi. Video: CNN
Ye nói ban đầu rất sợ khi nhìn thấy vách đá thẳng đứng trước mặt. Nhưng nỗi sợ tan biến khi nhân viên quán dẫn cô đi. Nữ thực khách mất 30 phút để đến chỗ ngồi. Vách đá bên ghế có dòng chữ "Cà phê vách đá Gushi" - tên quán, đặt theo tên ngôi làng gần đó, làng Gushi ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến.
Làng Gushi, nơi có những cụm nhà đá cổ kính xây kiên cố để chắn gió biển từng vô danh trên bản đồ du lịch Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nơi này mọc lên nhiều cửa hàng trà sữa, nhà trọ, khu cắm trại.
Khi Ye yên vị trên ghế gỗ, người đi cùng cô bắt đầu đổ cà phê pha sẵn đựng trong bình giữ nhiệt. Sau đó, người này chụp ảnh cho cô. Ye ngồi trên ghế dài, tay cầm cà phê, chân đung đưa trên vách đá dựng đứng.
Quán khai trương vào 1/10, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tuần lễ vàng, thu hút lượng lớn người quan tâm trên mạng xã hội. Những du khách thích phiêu lưu nhận định đây là trải nghiệm đầy phấn khích.
Ye Kunkun, một thực khách từng đến quán cà phê Gushi. Ảnh: CNN
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 413.578px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Ye Kunkun, một thực khách từng đến quán cà phê Gushi. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, nhiều người cho biết "có cho tiền" cũng không dám ghé quán. "Không đời nào tôi trèo lên vách đá đó, nhưng tôi vẫn tôn trọng sở thích của những người dám đi", một người bình luận trên mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư).
Dù trên mạng có nhiều ý kiến trái chiều, những người thích cảm giác mạnh vẫn đổ xô đến quán. Xue Ke, chủ quán, cho biết đón 50 khách vào các ngày trong tuần. Số lượng tăng gấp đôi vào cuối tuần. Khách muốn đến uống phải đặt trước một ngày.
Với 56 USD, du khách sẽ được cung cấp thiết bị an toàn, đồ uống, bảo hiểm và có hướng dẫn viên dẫn đường. Họ sẽ được người hướng dẫn quay giúp lại các trải nghiệm độc đáo trong hành trình leo vách đá, uống cà phê. Trải nghiệm này kéo dài khoảng 80 phút.
Các du khách dũng cảm đến đây không chỉ uống cà phê. Họ còn tổ chức các sự kiện như tiệc sinh nhật, cầu hôn trên vách đá.
Quán cà phê được chính quyền địa phương hỗ trợ 1,5 triệu tệ (210.000 USD) để xây dựng với kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch địa phương. Quanh quán, người dân trong làng có thể mở thêm các gian hàng ẩm thực để phục vụ du khách.