Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Việc Hàn Quốc đưa ra luật mới siết quán cà phê động vật gây tranh cãi, có thể khiến nhiều con vật nguy cơ bị bỏ rơi, người dân mất sinh kế.
Tại Hàn Quốc, các quán cà phê động vật bùng nổ và trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Đầu tiên là quán cà phê chó, mèo, sau đó là các loài động vật hoang dã. Một quán cà phê trong khu đại học Hongdae ở Seoul đang nuôi giữ khoảng 40 loài động vật gồm nhím, rắn, cáo và chồn sương. Nơi này treo tấm biển quảng cáo trên cửa là điểm hẹn hò độc lạ.
Nhưng các quán cà phê kiểu này đã gây ra tranh cãi. Hội những người ủng hộ quyền động vật từ lâu đã kêu gọi hạn chế chặt chẽ hoặc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh doanh như vậy.
Sự phản đối ngày càng tăng đã khiến chính phủ Hàn Quốc phải siết chặt bằng luật mới có hiệu lực vào tháng 12/2023, cấm các quán cà phê trưng bày, nuôi giữ động vật hoang dã sống trừ khi đăng ký hoạt động kinh doanh dưới mô hình vườn thú hoặc thủy cung.
Một nhân viên cho gấu trúc bạch tạng ăn tại một quán cà phê động vật ở Seoul. Ảnh: Ed Jones
Các chuyên gia cho rằng đây là bước đi tích cực nhưng vẫn cần nhiều động thái hơn nữa do phạm vi luật hẹp và vấp phải phản đối của các chủ doanh nghiệp cho rằng sinh kế của họ đang gặp rủi ro.
Jang Ji-deok, Tổng giám đốc Cục quản lý động vật tại Viện sinh thái quốc gia, cơ quan tư vấn cho chính phủ về vấn đề này, cho rằng tác động của luật này sẽ rất nhỏ, do còn nhiều vướng mắc liên quan đến sự sống còn của các cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, sự ra đời của luật có nghĩa là mọi thứ đang dần tốt hơn, việc đối đãi với động vật được quan tâm hơn.
Cơn sốt các quán cà phê động vật bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc đầu những năm 2010. Tại một quán cà phê động vật điển hình, khách hàng có thể thưởng thức đồ uống, thoải mái vuốt ve, cho thú cưng ăn. Mô hình cà phê động vật càng thu hút khi thực khách ở những đô thị lớn ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những con vật hoang dã.
Kang Aesol, sinh sống ở Seoul, cho biết cô đã ghé thăm quán cà phê cừu, trải nghiệm chơi cùng những con vật "dễ thương" tại đây khiến nữ khách hàng được xả stress sau giờ làm việc. Cô chia sẻ con vật ở quán tỏ ra thoải mái chứ không có dấu hiệu căng thẳng hay hoảng sợ. Cô Kang vuốt ve những con cừu "rất cẩn thận" và chủ yếu quan sát con vật từ xa.
"Khi nghe đến quán cà phê thú cưng, không ít người có định kiến về việc lạm dụng động vật, nhưng sau khi tìm hiểu về quán cà phê cừu này, tôi nghĩ đó là một hệ thống thực sự tốt. Con cừu trông rất khỏe mạnh và không hề tỏ ra lo lắng", cô Kang nói.
Du khách chụp ảnh selfie với trong quán cà phê ở Seoul. Ảnh: Ed Jones
Những quán cà phê động vật mọc lên ngày càng nhiều vì thu lại lợi nhuận lớn. Đại diện công ty tư vấn kinh doanh thú cưng tại Hàn Quốc chia sẻ với CNN anh thường tư vấn nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp F&B đang gặp khó khăn về tài chính chuyển sang mô hình cà phê thú cưng. Ước tính một quán cà phê dành cho chó cần vốn đầu tư tối thiểu 40.000 USD, nhưng lợi nhuận ròng mang lại có thể hơn 15.000 USD mỗi tháng.
Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng góp phần đẩy xu hướng mô hình cà phê, thú cưng động vật. Một quán cà phê chó Samoyed ở Seoul có hơn 81.000 người theo dõi trên Instagram và dòng người vào quán thường kéo dài đến tận cửa.
Khi các quán cà phê động vật nở rộ, những lời chỉ trích kéo theo. Một báo cáo truyền thông địa phương đã chỉ ra động vật, thú cưng tại các quán cà phê phần lớn có không gian sống nhỏ, chật chội, nhiều con gặp căng thẳng do du khách thường xuyên chạm vào, một số gặp vấn đề sức khỏe do chế độ ăn uống kém và còn nhiều thiếu sót khác trong chăm sóc.
Trái lại, một số cơ sở kinh doanh có những quy định bảo vệ động vật như cấm khách hàng chạm vào một số con vật hoặc không cho phép trẻ em dưới một độ tuổi nhất định vào quán. Quán cà phê cừu ở Seoul yêu cầu khách hàng không làm những con cừu giật mình, trang bị bồn rửa để khách rửa tay trước và sau khi vuốt ve các con vật.
Tổng giám đốc Cục quản lý động vật tại Viện sinh thái quốc gia cho biết luật mới được ban hành vào tháng trước phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của chính phủ đối với "các trường hợp động vật có nọc độc và nguy hiểm được trưng bày và bán bừa bãi trong nước", cũng như cho thấy áp lực ngày càng tăng từ công chúng.
Theo những sửa đổi mới trong Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã, chỉ những cơ sở được đăng ký chính thức là vườn thú hoặc thủy cung mới được phép trưng bày "động vật hoang dã sống". Các quán cà phê động vật hiện tại có bốn năm để đăng ký làm vườn thú hoặc thủy cung hoặc đóng cửa theo luật - với thời gian ân hạn nhằm giảm thiểu các trường hợp bỏ rơi động vật nào khi các quán ngừng hoạt động.
Việc cấp phép cho vườn thú và thủy cung đặt ra các tiêu chuẩn nhất định về chuồng nuôi động vật, nhân sự, quản lý an toàn và dịch bệnh, tạo môi trường tốt hơn cho động vật.
Tuy nhiên, luật này đã khiến một số chủ doanh nghiệp lo lắng. Koo Jung Hwan, chủ một quán cà phê chồn (meerkat) ở Seoul, cho biết ông đang phân vân không biết nên đưa ra tranh chấp pháp lý, đóng cửa cơ sở kinh doanh hay nộp đơn xin cấp phép làm vườn thú trong nhà. Trong thời gian gia hạn, ông dự định vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng bày tỏ lo ngại về việc các quán cà phê khác có khả năng bỏ rơi động vật sau khi ngưng hoạt động.
"Luật pháp cấm các quán cà phê động vật, nhưng chưa đưa ra bất kỳ giải pháp thay thế hoặc phải làm gì với động vật. Chính phủ lẽ ra phải nghĩ đến điều đó. Nếu quán cà phê của tôi phải đóng cửa, tôi vẫn sẽ giữ lại những con chồn và chăm sóc nó như thành viên trong nhà", Koo Jung Hwan nói.
Ở phía bên kia của cuộc tranh luận, một số nhà hoạt động vì động vật và ủng hộ cho rằng luật này chưa đi đủ xa vì chỉ tập trung vào các quán cà phê trưng bày động vật hoang dã. Nghĩa là những quán cà phê có động vật được phân loại là "thú cưng" hoặc "vật nuôi" sẽ được miễn các quy định, cho dù ở đó là nuôi giữ chó và mèo hoặc chồn và cừu.
Chuyên gia cho biết những trường hợp ngoại lệ này "có thể bị lợi dụng", luật phúc lợi động vật "không được thực thi mạnh mẽ" ở Hàn Quốc so với một số nước châu Âu. Tuy nhiên, chính quyền khó có thể mở rộng luật để bao gồm cả quán cà phê thú cưng, vật nuôi. Điều này có thể dẫn đến suy giảm ngành công nghiệp quán cà phê động vật và các trang trại nhỏ trên khắp đất nước.
Chủ sở hữu của những doanh nghiệp này có quyền tồn tại. Việc thi hành luật bảo vệ động vật giống như một con dao hai lưỡi, không thể làm "mạnh tay" và "tước đi sinh kế" của người dân.
Các đề xuất tiếp theo về vấn đề này đang được thực hiện. Viện Sinh thái Quốc gia thuộc sở hữu của chính phủ đã đề xuất các hướng dẫn như giới thiệu các chương trình giáo dục tại các quán cà phê động vật, yêu cầu du khách đeo găng tay trước khi tiếp xúc với động vật và giới hạn chỉ tiếp xúc một hoặc hai phút với mỗi con vật.
Tại Hàn Quốc, các quán cà phê động vật bùng nổ và trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Đầu tiên là quán cà phê chó, mèo, sau đó là các loài động vật hoang dã. Một quán cà phê trong khu đại học Hongdae ở Seoul đang nuôi giữ khoảng 40 loài động vật gồm nhím, rắn, cáo và chồn sương. Nơi này treo tấm biển quảng cáo trên cửa là điểm hẹn hò độc lạ.
Nhưng các quán cà phê kiểu này đã gây ra tranh cãi. Hội những người ủng hộ quyền động vật từ lâu đã kêu gọi hạn chế chặt chẽ hoặc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh doanh như vậy.
Sự phản đối ngày càng tăng đã khiến chính phủ Hàn Quốc phải siết chặt bằng luật mới có hiệu lực vào tháng 12/2023, cấm các quán cà phê trưng bày, nuôi giữ động vật hoang dã sống trừ khi đăng ký hoạt động kinh doanh dưới mô hình vườn thú hoặc thủy cung.
Một nhân viên cho gấu trúc bạch tạng ăn tại một quán cà phê động vật ở Seoul. Ảnh: Ed Jones
Các chuyên gia cho rằng đây là bước đi tích cực nhưng vẫn cần nhiều động thái hơn nữa do phạm vi luật hẹp và vấp phải phản đối của các chủ doanh nghiệp cho rằng sinh kế của họ đang gặp rủi ro.
Jang Ji-deok, Tổng giám đốc Cục quản lý động vật tại Viện sinh thái quốc gia, cơ quan tư vấn cho chính phủ về vấn đề này, cho rằng tác động của luật này sẽ rất nhỏ, do còn nhiều vướng mắc liên quan đến sự sống còn của các cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, sự ra đời của luật có nghĩa là mọi thứ đang dần tốt hơn, việc đối đãi với động vật được quan tâm hơn.
Cơn sốt các quán cà phê động vật bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc đầu những năm 2010. Tại một quán cà phê động vật điển hình, khách hàng có thể thưởng thức đồ uống, thoải mái vuốt ve, cho thú cưng ăn. Mô hình cà phê động vật càng thu hút khi thực khách ở những đô thị lớn ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những con vật hoang dã.
Kang Aesol, sinh sống ở Seoul, cho biết cô đã ghé thăm quán cà phê cừu, trải nghiệm chơi cùng những con vật "dễ thương" tại đây khiến nữ khách hàng được xả stress sau giờ làm việc. Cô chia sẻ con vật ở quán tỏ ra thoải mái chứ không có dấu hiệu căng thẳng hay hoảng sợ. Cô Kang vuốt ve những con cừu "rất cẩn thận" và chủ yếu quan sát con vật từ xa.
"Khi nghe đến quán cà phê thú cưng, không ít người có định kiến về việc lạm dụng động vật, nhưng sau khi tìm hiểu về quán cà phê cừu này, tôi nghĩ đó là một hệ thống thực sự tốt. Con cừu trông rất khỏe mạnh và không hề tỏ ra lo lắng", cô Kang nói.
Du khách chụp ảnh selfie với trong quán cà phê ở Seoul. Ảnh: Ed Jones
Những quán cà phê động vật mọc lên ngày càng nhiều vì thu lại lợi nhuận lớn. Đại diện công ty tư vấn kinh doanh thú cưng tại Hàn Quốc chia sẻ với CNN anh thường tư vấn nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp F&B đang gặp khó khăn về tài chính chuyển sang mô hình cà phê thú cưng. Ước tính một quán cà phê dành cho chó cần vốn đầu tư tối thiểu 40.000 USD, nhưng lợi nhuận ròng mang lại có thể hơn 15.000 USD mỗi tháng.
Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng góp phần đẩy xu hướng mô hình cà phê, thú cưng động vật. Một quán cà phê chó Samoyed ở Seoul có hơn 81.000 người theo dõi trên Instagram và dòng người vào quán thường kéo dài đến tận cửa.
Khi các quán cà phê động vật nở rộ, những lời chỉ trích kéo theo. Một báo cáo truyền thông địa phương đã chỉ ra động vật, thú cưng tại các quán cà phê phần lớn có không gian sống nhỏ, chật chội, nhiều con gặp căng thẳng do du khách thường xuyên chạm vào, một số gặp vấn đề sức khỏe do chế độ ăn uống kém và còn nhiều thiếu sót khác trong chăm sóc.
Trái lại, một số cơ sở kinh doanh có những quy định bảo vệ động vật như cấm khách hàng chạm vào một số con vật hoặc không cho phép trẻ em dưới một độ tuổi nhất định vào quán. Quán cà phê cừu ở Seoul yêu cầu khách hàng không làm những con cừu giật mình, trang bị bồn rửa để khách rửa tay trước và sau khi vuốt ve các con vật.
Tổng giám đốc Cục quản lý động vật tại Viện sinh thái quốc gia cho biết luật mới được ban hành vào tháng trước phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của chính phủ đối với "các trường hợp động vật có nọc độc và nguy hiểm được trưng bày và bán bừa bãi trong nước", cũng như cho thấy áp lực ngày càng tăng từ công chúng.
Theo những sửa đổi mới trong Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã, chỉ những cơ sở được đăng ký chính thức là vườn thú hoặc thủy cung mới được phép trưng bày "động vật hoang dã sống". Các quán cà phê động vật hiện tại có bốn năm để đăng ký làm vườn thú hoặc thủy cung hoặc đóng cửa theo luật - với thời gian ân hạn nhằm giảm thiểu các trường hợp bỏ rơi động vật nào khi các quán ngừng hoạt động.
Việc cấp phép cho vườn thú và thủy cung đặt ra các tiêu chuẩn nhất định về chuồng nuôi động vật, nhân sự, quản lý an toàn và dịch bệnh, tạo môi trường tốt hơn cho động vật.
Tuy nhiên, luật này đã khiến một số chủ doanh nghiệp lo lắng. Koo Jung Hwan, chủ một quán cà phê chồn (meerkat) ở Seoul, cho biết ông đang phân vân không biết nên đưa ra tranh chấp pháp lý, đóng cửa cơ sở kinh doanh hay nộp đơn xin cấp phép làm vườn thú trong nhà. Trong thời gian gia hạn, ông dự định vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng bày tỏ lo ngại về việc các quán cà phê khác có khả năng bỏ rơi động vật sau khi ngưng hoạt động.
"Luật pháp cấm các quán cà phê động vật, nhưng chưa đưa ra bất kỳ giải pháp thay thế hoặc phải làm gì với động vật. Chính phủ lẽ ra phải nghĩ đến điều đó. Nếu quán cà phê của tôi phải đóng cửa, tôi vẫn sẽ giữ lại những con chồn và chăm sóc nó như thành viên trong nhà", Koo Jung Hwan nói.
Ở phía bên kia của cuộc tranh luận, một số nhà hoạt động vì động vật và ủng hộ cho rằng luật này chưa đi đủ xa vì chỉ tập trung vào các quán cà phê trưng bày động vật hoang dã. Nghĩa là những quán cà phê có động vật được phân loại là "thú cưng" hoặc "vật nuôi" sẽ được miễn các quy định, cho dù ở đó là nuôi giữ chó và mèo hoặc chồn và cừu.
Chuyên gia cho biết những trường hợp ngoại lệ này "có thể bị lợi dụng", luật phúc lợi động vật "không được thực thi mạnh mẽ" ở Hàn Quốc so với một số nước châu Âu. Tuy nhiên, chính quyền khó có thể mở rộng luật để bao gồm cả quán cà phê thú cưng, vật nuôi. Điều này có thể dẫn đến suy giảm ngành công nghiệp quán cà phê động vật và các trang trại nhỏ trên khắp đất nước.
Chủ sở hữu của những doanh nghiệp này có quyền tồn tại. Việc thi hành luật bảo vệ động vật giống như một con dao hai lưỡi, không thể làm "mạnh tay" và "tước đi sinh kế" của người dân.
Các đề xuất tiếp theo về vấn đề này đang được thực hiện. Viện Sinh thái Quốc gia thuộc sở hữu của chính phủ đã đề xuất các hướng dẫn như giới thiệu các chương trình giáo dục tại các quán cà phê động vật, yêu cầu du khách đeo găng tay trước khi tiếp xúc với động vật và giới hạn chỉ tiếp xúc một hoặc hai phút với mỗi con vật.