Võ Xuân Trường
Well-known member
Quán hủ tiếu Nam Vang chính gốc Michelin hết lời khen ngợi ở TPHCM
Hủ tiếu Nam Vang Hồng Phát ở TPHCM nhận được đánh giá cao từ Michelin vì hương vị cũng như câu chuyện ẩm thực độc đáo qua nửa thế kỷ.
Hủ tiếu Hồng Phát nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3. Đây là một trong những quán hủ tiếu Nam Vang lâu đời nổi tiếng nhất tại Sài Gòn. Với hương vị cùng câu chuyện ẩm thực độc đáo, Hồng Phát nhận được những đánh giá cao từ chuyên gia ẩm thực của Michelin.
Hủ tiếu Hồng Phát. Ảnh: Michelin Guide
Bà Đặng Thị Nguyệt - chủ quán hủ tiếu Hồng Phát, cho biết mình được sinh ra tại Phnom Penh, Campuchia và bắt đầu làm việc trong một nhà hàng khi mới 13 tuổi. Khoảng thời gian này giúp bà Nguyệt - khi đó vẫn còn là một cô bé học hỏi được nhiều kinh nghiệm bếp núc, đồng thời phát hiện ra tài năng nấu nướng của mình.
Khi cuộc đảo chính nổ ra tại Campuchia năm 1970, bà Nguyệt cùng chồng quyết định rời Phnom Penh chuyển về Sài Gòn. Năm 1975, bà mở một quán ăn nhỏ tại nhà bố mẹ chồng và hủ tiếu Nam Vang của gia đình ra đời.
Khi đó, hủ tiếu đã là món ăn quen thuộc với người Sài Gòn nhưng chỉ có hủ tiếu bò viên hay hủ tiếu mì. Bà Nguyệt quyết định bán món hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia và biến tấu sao cho phù hợp khẩu vị cũng như sở thích ăn uống của người Việt. Ngoài các loại sau sống như xà lách, hẹ, giá đỗ, bà cũng cho thêm hải sản như tôm, mực vào món hủ tiếu này.
Bà Nguyệt là một trong những người đầu tiên đưa hủ tiếu Nam Vang về Việt Nam. Ảnh: Michelin Guide
Hương vị mới lạ, đậm đà của hủ tiếu Nam Vang nhanh chóng thu hút sự yêu thích của lượng lớn thực khách. Năm 1979, bà Nguyệt bỏ số tiền lớn để nhập khẩu bát thủy tinh từ Pháp và quyết định chỉ phục vụ hủ tiếu trong những chiếc bát này. Đây cũng là điều làm nên sự khác biệt cho hủ tiếu Nam Vang của quán ăn này vào thời điểm đó.
Quán bán hủ tiếu Nam Vang từ năm 1975. Ảnh: Hồng Phát
Trải qua nửa thập kỷ tồn tại và phát triển, hủ tiếu Hồng Phát vẫn là địa chỉ ăn uống được nhiều thực khách ưa thích. Phần nước dùng hầm từ xương heo gần 12 tiếng cùng tôm tươi, nội tạng heo, trứng cút... đưa đến hương vị đậm đà, độc đáo của món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia.
Hiện tại, hủ tiếu Hồng Phát có nhiều cơ sở, mở rộng không gian cũng như phát triển thực đơn phong phú hơn. Ngoài hủ tiếu là món đặc trưng, quán còn phục vụ những món Hoa khác như mì vịt tiềm, mì hoành thánh, cơm chiên Dương Châu... Giá hủ tiếu ở đây khoảng 118.000 - 188.000 đồng/bát tùy loại.
Quán hủ tiếu ngày nay. Quán nhận giải thưởng Michelin Bib Gourmand vào năm 2023. Ảnh: Hồng Phát
Hiện nay, phòng ăn phía sau của nhà hàng vẫn còn những chi tiết kể về cội nguồn thực sự của hủ tiếu Nam vang. Ở đây, thực khách nhìn qua những chiếc bàn đông đúc sẽ thấy một tấm gỗ lớn điêu khắc hình Bayon, một trong những ngôi đền mang tính biểu tượng nhất của Angkor.
Bà Nguyệt khẳng định muốn cho khách hàng thấy câu chuyện về nguồn cội của gia đình mình.
Hủ tiếu Nam Vang Hồng Phát ở TPHCM nhận được đánh giá cao từ Michelin vì hương vị cũng như câu chuyện ẩm thực độc đáo qua nửa thế kỷ.
Hủ tiếu Hồng Phát nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3. Đây là một trong những quán hủ tiếu Nam Vang lâu đời nổi tiếng nhất tại Sài Gòn. Với hương vị cùng câu chuyện ẩm thực độc đáo, Hồng Phát nhận được những đánh giá cao từ chuyên gia ẩm thực của Michelin.
Hủ tiếu Hồng Phát. Ảnh: Michelin Guide
Bà Đặng Thị Nguyệt - chủ quán hủ tiếu Hồng Phát, cho biết mình được sinh ra tại Phnom Penh, Campuchia và bắt đầu làm việc trong một nhà hàng khi mới 13 tuổi. Khoảng thời gian này giúp bà Nguyệt - khi đó vẫn còn là một cô bé học hỏi được nhiều kinh nghiệm bếp núc, đồng thời phát hiện ra tài năng nấu nướng của mình.
Khi cuộc đảo chính nổ ra tại Campuchia năm 1970, bà Nguyệt cùng chồng quyết định rời Phnom Penh chuyển về Sài Gòn. Năm 1975, bà mở một quán ăn nhỏ tại nhà bố mẹ chồng và hủ tiếu Nam Vang của gia đình ra đời.
Khi đó, hủ tiếu đã là món ăn quen thuộc với người Sài Gòn nhưng chỉ có hủ tiếu bò viên hay hủ tiếu mì. Bà Nguyệt quyết định bán món hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia và biến tấu sao cho phù hợp khẩu vị cũng như sở thích ăn uống của người Việt. Ngoài các loại sau sống như xà lách, hẹ, giá đỗ, bà cũng cho thêm hải sản như tôm, mực vào món hủ tiếu này.
Hương vị mới lạ, đậm đà của hủ tiếu Nam Vang nhanh chóng thu hút sự yêu thích của lượng lớn thực khách. Năm 1979, bà Nguyệt bỏ số tiền lớn để nhập khẩu bát thủy tinh từ Pháp và quyết định chỉ phục vụ hủ tiếu trong những chiếc bát này. Đây cũng là điều làm nên sự khác biệt cho hủ tiếu Nam Vang của quán ăn này vào thời điểm đó.
Trải qua nửa thập kỷ tồn tại và phát triển, hủ tiếu Hồng Phát vẫn là địa chỉ ăn uống được nhiều thực khách ưa thích. Phần nước dùng hầm từ xương heo gần 12 tiếng cùng tôm tươi, nội tạng heo, trứng cút... đưa đến hương vị đậm đà, độc đáo của món hủ tiếu có nguồn gốc từ Campuchia.
Hiện tại, hủ tiếu Hồng Phát có nhiều cơ sở, mở rộng không gian cũng như phát triển thực đơn phong phú hơn. Ngoài hủ tiếu là món đặc trưng, quán còn phục vụ những món Hoa khác như mì vịt tiềm, mì hoành thánh, cơm chiên Dương Châu... Giá hủ tiếu ở đây khoảng 118.000 - 188.000 đồng/bát tùy loại.
Hiện nay, phòng ăn phía sau của nhà hàng vẫn còn những chi tiết kể về cội nguồn thực sự của hủ tiếu Nam vang. Ở đây, thực khách nhìn qua những chiếc bàn đông đúc sẽ thấy một tấm gỗ lớn điêu khắc hình Bayon, một trong những ngôi đền mang tính biểu tượng nhất của Angkor.
Bà Nguyệt khẳng định muốn cho khách hàng thấy câu chuyện về nguồn cội của gia đình mình.