QUẢNG CÁO TIKTOK KHÔNG “CẮN” TIỀN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Lỗi thiết lập ngân sách
Thiết lập ngân sách quảng cáo là một trong những việc quan trọng cần thực hiện trong quá trình cài đặt quảng cáo trên TikTok. Việc đặt ngân sách ra sao sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả của toàn bộ chiến dịch. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình thiết lập, người dùng không may mắc một vài lỗi nhỏ, khiến việc triển khai quảng cáo gặp trục trặc.
Lỗi cơ bản nhất thường gặp trong việc thiết lập ngân sách là đặt sai mệnh giá tiền hoặc vùng lãnh thổ. Ví dụ như quảng cáo của bạn hướng đến thị trường Việt Nam mà bạn lại đặt mệnh giá tiền là USD. Khi đó thuật toán của TikTok sẽ tính toán sai và không đưa được ra cho bạn kết quả mong muốn.
May mắn rằng, bạn vẫn có thể chỉnh sửa các thiết lập bạn đã đặt cho chiến dịch quảng cáo trên TikTok. Do đó, bạn chỉ cần vào cài đặt quảng cáo và điều chỉnh quốc gia hoặc mệnh giá tiền lại cho đúng, và quảng cáo sẽ vận hành lại như bình thường.
2. Lỗi hết ngân sách
Việc hết ngân sách giữa chừng là một trong số các nguyên nhân khiến quảng cáo TikTok không “cắn” tiền nữa. Đây là một lỗi cơ bản thường xảy ra với những chủ kênh chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo. Một chiến dịch chạy quảng cáo sẽ tiêu tốn ngân sách của bạn ít nhất gấp 10 lần giá thầu để có thể chạy ổn định. Nếu bạn đặt ngân sách quá thấp thì rất dễ quảng cáo sẽ ngừng chạy và ảnh hưởng đến chiến dịch.
Do đó, khi bạn thiết lập chạy quảng cáo, bạn nên lấy dư ra một khoảng nhỏ để đảm bảo việc chạy quảng cáo của bạn không bị gián đoạn. Ngoài ra, bạn cũng được phép thay đổi ngân sách mỗi ngày để có thể cân đối được chiến dịch và đảm bảo hoạt động quảng cáo được diễn ra đều đặn.
3. Lỗi thiết lập chiến dịch
Việc thiết lập chiến dịch sẽ giúp bạn đặt ra những yêu cầu cụ thể cho chiến dịch quảng cáo trên TikTok của bạn. Sau khi thiết lập thành công, quảng cáo sẽ tự động chạy khi đúng hạn, đúng thời điểm và đúng theo những gì bạn đã đặt ra.
Tuy nhiên, có những lúc bạn không may đặt nhầm, đặt sai khiến quảng cáo không cắn tiền, không chạy. Đây là lúc bạn sẽ phải kiểm tra xem bạn đã đặt lỗi ở đâu và chỉnh sửa lại. Các lỗi thường gặp trong quá trình đặt chiến dịch bao gồm:
Nhắm mục tiêu quá sâu: Đôi khi, việc thiết lập mục tiêu quảng cáo quá cụ thể lại không phải là điều nên làm. Điều này sẽ khiến chiến dịch quảng cáo trở nên kém hiệu quả, quảng cáo cắn ít hoặc không cắn tiền, ít xuất hiện và xuất hiện với một lượng hạn chế người dùng hơn. Do đó, bạn nên mở rộng mục tiêu sang cả những tệp khách hàng tiềm năng khác.
Nhắm mục tiêu quá rộng: Ngược lại, việc nhắm mục tiêu quá rộng sẽ khiến quảng cáo của bạn xuất hiện sai tệp khách hàng, khiến chi phí quảng cáo bị đội lên rất nhiều mà hiệu quả thực tế lại không hề cao. Vì vậy, bạn nên xác định trước khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của mình, qua đó tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.
Nhắm mục tiêu chồng chéo: Việc bạn đặt quá nhiều tiêu chí trong thiết lập quảng cáo sẽ dễ khiến thuật toán của TikTok bị nhầm lẫn, khiến quảng cáo của bạn không tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu, quảng cáo sai đối tượng và cũng gây ra hiện tượng không cắn tiền. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tối ưu hóa bằng cách đặt mục tiêu theo tính chất, đặc điểm của nhóm đối tượng được hướng đến.
Lỗi quảng cáo ngoài lịch trình: Sau khi bạn thiết lập một cách hoàn thiện cho quảng cáo của mình, đôi khi bạn sẽ thấy có một dấu chấm đỏ bên cạnh ghi “Ngoài lịch trình” và quảng cáo của bạn sẽ không chạy, không cắn tiền. Sở dĩ điều này xảy ra là do chưa đến thời điểm tiến hành chiến dịch quảng cáo mà bạn đã đặt. Điều này có thể là do bạn quên hoặc đặt sai thiết lập thời điểm tiến hành quảng cáo mà bạn mong muốn, khiến cho quảng cáo TikTok không cắn tiền, chưa tiến hành chạy. Vấn đề này có thể được tự giải quyết bằng cách đợi đến thời điểm diễn ra quảng cáo hoặc cài đặt lại chiến dịch quảng cáo của bạn. Điều này sẽ tốn của bạn thêm chút thời gian thiết lập, nhưng đảm bảo sẽ giải quyết vấn đề của bạn một cách đơn giản.
4. Đặt giá thầu quá thấp
Chiến lược đặt giá thầu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất quyết định quảng cáo của bạn. Do đó, giá đấu thầu của bạn cần phải được cân bằng với thị trường.
Các phương thức đặt giá thầu của TikTok cho phép người dùng đặt giá thầu cho các vị trí quảng cáo, nghĩa là bạn đặt giá thầu càng cao thì bạn càng có được vị trí quảng cáo tốt hơn. Kết quả là, nếu bạn đặt giá thầu quá thấp, quảng cáo của bạn sẽ bị xếp dưới đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, sẽ chẳng có khách hàng nào cuộn chuột hoặc lướt điên thoại đủ lâu để xem được quảng cáo của bạn? Do đó, điều cần thiết là cân nhắc xem xét giá đấu thầu của đối thủ cạnh tranh để đảm bảo kế hoạch chạy quảng cáo TikTok của bạn luôn được hoạt động một cách ổn định
5. Nội dung chạy quảng cáo
5.1. Nội dung quá cũ
Có hai vấn đề phổ biến nhất mà nhiều nhà quảng cáo có thể mắc phải trong nội dung quảng cáo trên TikTok: Đăng lại nội dung từ các nền tảng khác hoặc sử dụng nội dung đã lỗi thời để quảng cáo.
Những loại nội dung này thường không thu hút được người dùng vì thuật toán phân phối của TikTok tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Nếu video không được tối ưu hóa theo định dạng chuẩn của TikTok hoặc truyền tải nội dung không có ích thì việc quảng cáo không đến được người dùng hoặc bị ngừng là điều dễ hiểu.
* Vậy bạn nên làm gì:
Quảng cáo trên TikTok đều nhằm tới mục đích tôn trọng tính tự phát, tính sáng tạo từ cộng đồng. Do đó, chúng tôi đề xuất 3 keynote để bạn có thể làm ra những mẫu quảng cáo phù hợp với nền tảng TikTok:
Thích ứng với UGC (nội dung do người dùng tạo) để tạo quảng cáo liên quan đến người xem.
Đưa KOL, KOC và những người có ảnh hưởng vào quảng cáo để thu hút người dùng.
Bắt kịp xu hướng, bao gồm nhạc phim, bộ lọc hoặc thẻ bắt đầu bằng #.
Những loại nội dung này thường không thu hút được người dùng vì thuật toán phân phối của TikTok tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Nếu video không được tối ưu hóa theo định dạng chuẩn của TikTok hoặc truyền tải nội dung không có ích thì việc quảng cáo không đến được người dùng hoặc không chi tiêu là điều dễ hiểu.
5.2. Kích thước quảng cáo không chính xác
Gặp phải vấn đề về kích thước quảng cáo không chính xác có thể dẫn đến nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá, chẳng hạn như:
Video/hình ảnh có độ phân giải thấp hoặc bị mờ.
Video/hình ảnh được che phủ bằng chú thích hoặc logo TikTok.
Văn bản không đầy đủ trong video.
* Vậy bạn nên làm gì:
Hãy nhớ rằng kích thước video TikTok là 1080×1920 và phải tuân theo tỷ lệ khung hình:
Dọc (9:16)
Hình vuông (1:1)
Ngang (16:9)
Nếu bạn muốn sử dụng nền, tránh sử dụng màu đen hoặc trắng.
1. Lỗi thiết lập ngân sách
Thiết lập ngân sách quảng cáo là một trong những việc quan trọng cần thực hiện trong quá trình cài đặt quảng cáo trên TikTok. Việc đặt ngân sách ra sao sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả của toàn bộ chiến dịch. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình thiết lập, người dùng không may mắc một vài lỗi nhỏ, khiến việc triển khai quảng cáo gặp trục trặc.
Lỗi cơ bản nhất thường gặp trong việc thiết lập ngân sách là đặt sai mệnh giá tiền hoặc vùng lãnh thổ. Ví dụ như quảng cáo của bạn hướng đến thị trường Việt Nam mà bạn lại đặt mệnh giá tiền là USD. Khi đó thuật toán của TikTok sẽ tính toán sai và không đưa được ra cho bạn kết quả mong muốn.
May mắn rằng, bạn vẫn có thể chỉnh sửa các thiết lập bạn đã đặt cho chiến dịch quảng cáo trên TikTok. Do đó, bạn chỉ cần vào cài đặt quảng cáo và điều chỉnh quốc gia hoặc mệnh giá tiền lại cho đúng, và quảng cáo sẽ vận hành lại như bình thường.
2. Lỗi hết ngân sách
Việc hết ngân sách giữa chừng là một trong số các nguyên nhân khiến quảng cáo TikTok không “cắn” tiền nữa. Đây là một lỗi cơ bản thường xảy ra với những chủ kênh chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo. Một chiến dịch chạy quảng cáo sẽ tiêu tốn ngân sách của bạn ít nhất gấp 10 lần giá thầu để có thể chạy ổn định. Nếu bạn đặt ngân sách quá thấp thì rất dễ quảng cáo sẽ ngừng chạy và ảnh hưởng đến chiến dịch.
Do đó, khi bạn thiết lập chạy quảng cáo, bạn nên lấy dư ra một khoảng nhỏ để đảm bảo việc chạy quảng cáo của bạn không bị gián đoạn. Ngoài ra, bạn cũng được phép thay đổi ngân sách mỗi ngày để có thể cân đối được chiến dịch và đảm bảo hoạt động quảng cáo được diễn ra đều đặn.
3. Lỗi thiết lập chiến dịch
Việc thiết lập chiến dịch sẽ giúp bạn đặt ra những yêu cầu cụ thể cho chiến dịch quảng cáo trên TikTok của bạn. Sau khi thiết lập thành công, quảng cáo sẽ tự động chạy khi đúng hạn, đúng thời điểm và đúng theo những gì bạn đã đặt ra.
Tuy nhiên, có những lúc bạn không may đặt nhầm, đặt sai khiến quảng cáo không cắn tiền, không chạy. Đây là lúc bạn sẽ phải kiểm tra xem bạn đã đặt lỗi ở đâu và chỉnh sửa lại. Các lỗi thường gặp trong quá trình đặt chiến dịch bao gồm:
Nhắm mục tiêu quá sâu: Đôi khi, việc thiết lập mục tiêu quảng cáo quá cụ thể lại không phải là điều nên làm. Điều này sẽ khiến chiến dịch quảng cáo trở nên kém hiệu quả, quảng cáo cắn ít hoặc không cắn tiền, ít xuất hiện và xuất hiện với một lượng hạn chế người dùng hơn. Do đó, bạn nên mở rộng mục tiêu sang cả những tệp khách hàng tiềm năng khác.
Nhắm mục tiêu quá rộng: Ngược lại, việc nhắm mục tiêu quá rộng sẽ khiến quảng cáo của bạn xuất hiện sai tệp khách hàng, khiến chi phí quảng cáo bị đội lên rất nhiều mà hiệu quả thực tế lại không hề cao. Vì vậy, bạn nên xác định trước khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của mình, qua đó tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.
Nhắm mục tiêu chồng chéo: Việc bạn đặt quá nhiều tiêu chí trong thiết lập quảng cáo sẽ dễ khiến thuật toán của TikTok bị nhầm lẫn, khiến quảng cáo của bạn không tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu, quảng cáo sai đối tượng và cũng gây ra hiện tượng không cắn tiền. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tối ưu hóa bằng cách đặt mục tiêu theo tính chất, đặc điểm của nhóm đối tượng được hướng đến.
Lỗi quảng cáo ngoài lịch trình: Sau khi bạn thiết lập một cách hoàn thiện cho quảng cáo của mình, đôi khi bạn sẽ thấy có một dấu chấm đỏ bên cạnh ghi “Ngoài lịch trình” và quảng cáo của bạn sẽ không chạy, không cắn tiền. Sở dĩ điều này xảy ra là do chưa đến thời điểm tiến hành chiến dịch quảng cáo mà bạn đã đặt. Điều này có thể là do bạn quên hoặc đặt sai thiết lập thời điểm tiến hành quảng cáo mà bạn mong muốn, khiến cho quảng cáo TikTok không cắn tiền, chưa tiến hành chạy. Vấn đề này có thể được tự giải quyết bằng cách đợi đến thời điểm diễn ra quảng cáo hoặc cài đặt lại chiến dịch quảng cáo của bạn. Điều này sẽ tốn của bạn thêm chút thời gian thiết lập, nhưng đảm bảo sẽ giải quyết vấn đề của bạn một cách đơn giản.
4. Đặt giá thầu quá thấp
Chiến lược đặt giá thầu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất quyết định quảng cáo của bạn. Do đó, giá đấu thầu của bạn cần phải được cân bằng với thị trường.
Các phương thức đặt giá thầu của TikTok cho phép người dùng đặt giá thầu cho các vị trí quảng cáo, nghĩa là bạn đặt giá thầu càng cao thì bạn càng có được vị trí quảng cáo tốt hơn. Kết quả là, nếu bạn đặt giá thầu quá thấp, quảng cáo của bạn sẽ bị xếp dưới đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, sẽ chẳng có khách hàng nào cuộn chuột hoặc lướt điên thoại đủ lâu để xem được quảng cáo của bạn? Do đó, điều cần thiết là cân nhắc xem xét giá đấu thầu của đối thủ cạnh tranh để đảm bảo kế hoạch chạy quảng cáo TikTok của bạn luôn được hoạt động một cách ổn định
5. Nội dung chạy quảng cáo
5.1. Nội dung quá cũ
Có hai vấn đề phổ biến nhất mà nhiều nhà quảng cáo có thể mắc phải trong nội dung quảng cáo trên TikTok: Đăng lại nội dung từ các nền tảng khác hoặc sử dụng nội dung đã lỗi thời để quảng cáo.
Những loại nội dung này thường không thu hút được người dùng vì thuật toán phân phối của TikTok tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Nếu video không được tối ưu hóa theo định dạng chuẩn của TikTok hoặc truyền tải nội dung không có ích thì việc quảng cáo không đến được người dùng hoặc bị ngừng là điều dễ hiểu.
* Vậy bạn nên làm gì:
Quảng cáo trên TikTok đều nhằm tới mục đích tôn trọng tính tự phát, tính sáng tạo từ cộng đồng. Do đó, chúng tôi đề xuất 3 keynote để bạn có thể làm ra những mẫu quảng cáo phù hợp với nền tảng TikTok:
Thích ứng với UGC (nội dung do người dùng tạo) để tạo quảng cáo liên quan đến người xem.
Đưa KOL, KOC và những người có ảnh hưởng vào quảng cáo để thu hút người dùng.
Bắt kịp xu hướng, bao gồm nhạc phim, bộ lọc hoặc thẻ bắt đầu bằng #.
Những loại nội dung này thường không thu hút được người dùng vì thuật toán phân phối của TikTok tập trung vào trải nghiệm của người dùng. Nếu video không được tối ưu hóa theo định dạng chuẩn của TikTok hoặc truyền tải nội dung không có ích thì việc quảng cáo không đến được người dùng hoặc không chi tiêu là điều dễ hiểu.
5.2. Kích thước quảng cáo không chính xác
Gặp phải vấn đề về kích thước quảng cáo không chính xác có thể dẫn đến nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá, chẳng hạn như:
Video/hình ảnh có độ phân giải thấp hoặc bị mờ.
Video/hình ảnh được che phủ bằng chú thích hoặc logo TikTok.
Văn bản không đầy đủ trong video.
* Vậy bạn nên làm gì:
Hãy nhớ rằng kích thước video TikTok là 1080×1920 và phải tuân theo tỷ lệ khung hình:
Dọc (9:16)
Hình vuông (1:1)
Ngang (16:9)
Nếu bạn muốn sử dụng nền, tránh sử dụng màu đen hoặc trắng.